SÂU CUỐN LÁ NHỎ doc

6 478 0
SÂU CUỐN LÁ NHỎ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÂU CUỐN LÁ NHỎ Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis G Họ :Pyralidae BỘ :Lepidoptera Phân bố và ký chủ: Xuất hiện nhiều ở Nhật Bản theo hướng đông nam chạy dài đến Châu Úc, Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam… Ngoài lúa là ký chủ chính còn phá hoại bắp, mía, cỏ… Đặc điểm hình thái: Thành trùng sâu cuốn lá (xem hình) là 1 loại ngài có màu vàng rơm, kích thước thân dài 8 – 10 cm. Khi nghĩ cánh xếp hình tam giác cánh trước dìm cánh màu đen đậm, trên cánh trước có 3 đường ziczac cắt ngang. Cánh sau có 2 đường ziczac, đường mép dài, đường gốc ngắn, Sâu non màu xanh lá mạ ửng vàng nhạt ở phần giữa, đầu màu nâu, giai đoạn lớn tối đa dài khoảng 3 cm. Khi đụng đến sâu bún mạnh nhả tơ và rơi xuống. Trứng màu trắng trong, bầu dục, đẻ rãi rác trên mặt lá gần gân chính. Nhộng màu nâu sậm, thường thấy trong lá bị cuốn. Tập quán sinh hoạt và đặc điểm gây hại: Bướm hoạt động ban đêm, ban ngày trốn dưới lúa, khi bị động bay là là trên ruộng. Bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Sâu cuốn lá nhỏ đẻ 2 mặt lá, đặc biệt những nơi có màu xanh đậm. Sâu non mới nở di chuyển nhanh, chui vào lá non ăn biểu bì chỉ chưa một phần mỏng, dễ phát hiện. Sau 1 thời gian sâu nhả tơ cuốn lá và nằm bên trong phá hại – thường chỉ 1 con sâu non/ cuốn lá. Sâu tuổi 4 có thể cuốn 2- 5 lá, trong một giai đoạn phát triển sâu có thể cuốn 3 – 4 lá. Sâu làm nhộng ngay trong lá, đôi khi chúng có thể chùi ra, cắn đứt 2 đầu bẹ lá, nhả tơ bịt kín 2 đầu và làm nhộng bên trong. Sâu cuốn lá gây hại ở giai đoạn làm đòng, trổ bông. Biện pháp phòng trị: - Vệ sinh đồng ruộng. - Luân canh với cây trồng khác ngoài lúa. Bón phân cân đối với NPK. - Dùng cây làm bung những lá cuốn trước khi tiêu diệt SCL. - Dùng thuốc hoá học: DDVP, Phosalon. Sâu bệnh thường gặp trên cây đậu nành Có thể nói, hiện nay, các nhóm cây thuộc họ đậu như cây đậu phộng (lạc), đậu xanh, đậu nành (đậu tương)…ngày càng được nông dân, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long chú ý đến. Với đặc tính dễ thích nghi, ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 72 đến 90 ngày cho một thời vụ trồng), thích hợp cho việc bố trí vào các mô hình luân canh, xen vụ. 1. Sâu hại a. Sâu xám - Triệu chứng: Thường cắn ngang thân cây. Phá hại nặng vụ Xuân, vào thời kỳ cây con. - Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non thường ẩn nấp cách mặt đất 4-6 cm. Có thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non và sâu tuổi 1-3. Với sâu tuổi 4-5, tổ chức bắt vào buổi sáng sớm. b. Ruồi đục thân: - Triệu chứng: Phá hoại ở các bộ phận của cây như lá hoặc thân. - Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác như lúa… Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì, nhãn mác. c. Sâu đục quả: - Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa. - Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Surpacide 40ND, Dipterex. Luân canh với các cây trồng không phải là ký chủ của sâu đục quả, chọn thời vụ trồng thích hợp. d. Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá). - Triệu chứng: Gây hại trên lá. - Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC, Sherpa, Polytin, Oncol… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác… e. Bọ xít xanh: - Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép, không chín được. - Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC,Padan 95SP, Dipterex theo liều khuyến cáo. . tơ cuốn lá và nằm bên trong phá hại – thường chỉ 1 con sâu non/ cuốn lá. Sâu tuổi 4 có thể cuốn 2- 5 lá, trong một giai đoạn phát triển sâu có thể cuốn 3 – 4 lá. Sâu làm nhộng ngay trong lá, . cây trồng không phải là ký chủ của sâu đục quả, chọn thời vụ trồng thích hợp. d. Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá) . - Triệu chứng: Gây hại trên lá. - Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc. đèn. Sâu cuốn lá nhỏ đẻ 2 mặt lá, đặc biệt những nơi có màu xanh đậm. Sâu non mới nở di chuyển nhanh, chui vào lá non ăn biểu bì chỉ chưa một phần mỏng, dễ phát hiện. Sau 1 thời gian sâu nhả

Ngày đăng: 11/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan