Nguồn gốc: Là giống lúa thuần Trung Quốc do Xí nghiệp giống lúa Đông triều Quảng Ninh nhập về năm 1992.. Giống được khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất ở nhiều nơi.. Được Trung
Trang 1Giống lúa Bắc thơm 7
1 Nguồn gốc:
Là giống lúa thuần Trung Quốc do Xí nghiệp giống lúa Đông triều (Quảng Ninh) nhập về năm 1992 Giống được khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất ở nhiều nơi Được Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng TƯ đề nghị Bộ công nhận là tiến bộ kỹ thuật để mở rộng sản xuất tháng 1/1998
2 Những đặc tính chủ yếu:
Gieo cấy được 2 vụ
Vụ xuân muộn thời gian sinh trưởng 135-140 ngày, vụ mùa sớm 115-120 ngày
Chiều cao trung bình từ 90-95 cm, đẻ nhánh khá,ảtỗ kéo dài Hạt thon, nhỏ màu vàng sẫm; Khối lượng 1.000 hạt 19-20 gram Cơm thơm, mềm
Trang 2Năng suất bình quân 35-40 tạ/ha, cao 45-50 tạ/ha
Chống đổ trung bình, chịu rét ở giai đoạn mạ tương tự giống CR203 Nhiễm rầy, đạo ôn, khô vằn từ nhẹ đến trung bình Nhiễm bạc lá nặng trong vụ mùa
3 Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Gieo cấy trên đất vàn và vàn thấp
Lượng phân bón cho 1 ha: 8 tấn phân chuồng + 150-180 kg ure + 100-120 kg kaly clorua + 300 kg supe lân
Cấy 50-55 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm
Chú ý phòng trừ sâu đục thân và bệnh bạc lá trong vụ mùa./
Trang 3Giống lúa LC 90-5
1 Nguồn gốc:
LC 90-5 có nguồn gốc nhập nội Tên gốc là IRAT 216 do Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam chọn lọc mở rộng ra sản xuất Được công nhận giống quốc gia năm 1994
2 Những đặc tính chủ yếu:
Thời gian sinh trưởng ở phía Nam 100-130 ngày
Chiều cao cây trung bình 68-85 cm Khả năng đẻ nhánh trung bình
Trang 4Chịu hạn tốt, chịu được bệnh đạo ôn, đốm nâu, bạc lá, khô vằn
Khối lượng 1.000 hạt 28 gram, hạt dài
Năng suất trung bình 21-39 tạ/ha
3 Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Nên bố trí ở vùng trồng lúa nhờ nước trời ở đồng bằng Nam
bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên; Trên các loại đất đỏ bazan, đất xám, thuộc chân cao (đồi núi, đất dốc) hoặc vùng không giữ được nước mưa
Gieo cấy thích hợp vào vụ hè thu (vụ 1) hoặc vụ mùa (vụ 2) đối với nơi có 6 tháng mùa mưa/năm Có thể gieo lúa sau đó trồng đậu đỗ hoặc ngược lại
Nên gieo thẳng, không nên nhổ cấy vì hệ thống rễ phát triển mạnh ở giai đoạn đầu
Giống chịu thâm canh trung bình Mức phân bón cho 1 ha: đối với đất bazan 100 kg ure + 150 kg supe lân + 50 kg kaly clorua; đối với đất xám 150-200 kg ure + 300 kg supe lân + 50 kg kaly clorua
Trang 5Cách bón: bón lót toàn bộ lân và 25% ure; bón thúc lần 1 (sau mọc 20 ngày) 50% ure và 50% kaly; bón thúc lần 2 (sau mọc 75 ngày) 25% ure và 50% kaly
Giống lúa ĐV108
1 Nguồn gốc:
Là giống lúa thuần Trung Quốc, nhập nội từ năm 1997, do Trại giống lúa Đồng Văn TW chọn lọc và đã qua khảo nghiệm quốc gia 3
vụ, được đánh giá là giống có triển vọng
2 Những đặc tính chủ yếu:
Là giống cảm ôn, ngắn ngày
Trang 6Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 125-130 ngày; vụ mùa 105-110 ngày
Chiều cao cây 90-95 cm; Sinh trưởng khá, dạng hình đẹp, thích ứng rộng, năng suất ổn định, chống đổ, chịu rét, chịu hạn khá, tương đối sạch bệnh
Năng suất trung bình 50-55 tạ/ha, cao đạt 70-75 tạ/ha Dạng hạt hơi bầu, chất lượng trung bình
3 Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Gieo cấy trong vụ xuân muộn, mùa sớm và hè thu; Thích hợp với chân vàn, vàn hơi cao, thâm canh khá
Phân bón cho 1 sào Bắc bộ: 250-300 kg phân chuồng + 8-10
kg ure + 15-20 kg supe lân + 3-4 kg kaly clorua
Mật độ cấy 60-65 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm