Kỹ thuật trồng bắp lai docx

5 249 0
Kỹ thuật trồng bắp lai docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật trồng bắp lai 1/ Bố trí thời vụ hợp lý: Do Lâm Đồng có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên mỗi địa phương cần theo dõi diễn biến khí tượng hàng năm để xác định thời vụ thích hợp. Vào đầu vụ nên chuẩn bị đất kỹ, dọn sạch cỏ dại, vào khoảng đầu tháng 4, đến đầu tháng 5 khi mưa đủ ẩm đến tầng sâu hơn 80 cm thì có thể gieo giống. (hiện nay diễn biến thời tiết mùa mưa có chiều hướng chậm hơn so với trước đây). 2/ Lựa chọn giống thích hợp cho từng vùng : Hiện nay cơ cấu giống bắp lai rất đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và khả năng thâm canh của nông dan để lựa chọn giống thích hợp. Đối với các vùng ít có điều kiện thâm canh, nên chọn các giống Bioseed 9698, V98-2, đối với vùng khác có điều kiện thâm có thể chọn các giống bắp: C919, G49, NK46, Dekalb414, CP888, LVN10 đối với các vùng dự định trồng 2 vụ bắp nên chọn các giống có thời gian sinh trưởng ngắn để hạn chế bị hạn trong vụ 2. 3/ Mật độ trồng: Cần đảm bảo mật độ cây khi tr ồ ng thì năng suất mới đảm bảo, hiện nay theo khuyến cáo tuỳ giống có thể trồng gia tăng mật độ từ 62.500 cây/ha (80cmx20cm) - 74.000 cây/ha (75cm x 18cm), đồng thời phải gia tăng lượng phân bón mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Khi gieo nên gieo một lượng hạt dư phòng tại đầu bờ để tiến hành dặm khi hạt không mọc hoặc bị sâu bệnh phá hại. 4/ Bón phân: Do hiện nay đất đã được canh tác lâu năm nên độ phì của đất bị hạn chế, mặt khác trên đất 2 vụ bắp thu hút lượng dinh dưỡng từ đất lớn nên cần phải bồi hoàn phân cây hút vào đất. Cây bắp có thời kỳ phát dục sớm nên cần phải bón phân kịp thời đặc biệt là các giống ngắn ngày. Nếu bón trễ sẽ đáp ứng không đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ phân hoá hoa, hiệu quả sử dụng phân thấp, không hiệu quả kinh tế mặt khác có thể giảm lượng hạt/bắp. Lượng phân tuỳ giống, điều kiện đất đai có thể bón theo liều lượng sau (tính cho 1ha): +Urê : 300 - 400 kg; Hay +DAP: 150 -200 kg; +Super lân : 300 - 500 kg; +Urê : 250 -300 kg; +KCL : 100 -150 kg +KCL:100 -150 kg Cách bón - Bón lót: Bón lót toàn bộ phân super lân hay toàn bộ DAP (nếu có điều kiện nên bón thêm 5T-10T phân chuồng/ha) + 1/3 lượng urê. - Bón thúc lần 1: Khi cây được 4 - 5 lá, bón ½ lượng urê còn lại + ½ lượng KCL. - Bón thúc lần 2: Khi cây được 8 -10 lá, bón ½ lượng urê còn lại + ½ lượng KCL. 5/ Mô hình xen canh Mô hình bắp lai xen đậu: Có thể áp dụng mô hình trình diễn bắp xen đậu các loại tại các vùng trồng bắp của tỉnh, đối với vùng Đạ Tẻh, Cát Tiên áp dụng mô hình bắp xen đậu xanh, các vùng khác có thể áp dụng mô hình bắp xen đậu nành hoặc đậu đen, Khi thu hoạch xong đậu có thể tiếp tục gieo bắp vụ 2 trên các hàng đậu đã thu hoạch. 6/ Phòng trừ sâu hại: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng trừ sâu đục thân: Dùng Basudin 10H hay Furadan 3H, rắc 5-10 hạt vào loa kèn vào lúc 35-40 ngày sau khi gieo. Phòng trừ bệnh rỉ sắt có thể dùng Anvil 5SC, thuốc gốc đồng… để phòng trừ. . hình xen canh Mô hình bắp lai xen đậu: Có thể áp dụng mô hình trình diễn bắp xen đậu các loại tại các vùng trồng bắp của tỉnh, đối với vùng Đạ Tẻh, Cát Tiên áp dụng mô hình bắp xen đậu xanh, các. Kỹ thuật trồng bắp lai 1/ Bố trí thời vụ hợp lý: Do Lâm Đồng có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. giống bắp: C919, G49, NK46, Dekalb414, CP888, LVN10 đối với các vùng dự định trồng 2 vụ bắp nên chọn các giống có thời gian sinh trưởng ngắn để hạn chế bị hạn trong vụ 2. 3/ Mật độ trồng:

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan