Dâu tằm tơ (phần I ) ppsx

5 365 0
Dâu tằm tơ (phần I ) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dâu tằm tơ (phần I ) Dâu tằm tơ là một ngành nghiên cứu về cây dâu, con tằm và tơ kén. Lịch sử ngành dâu tằm Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Cách đây 4-5 nghìn năm người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm, cuốn Biên niên sử [cần dẫn nguồn] đã đề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vương (2200 trước Công nguyên) [cần dẫn nguồn] . Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, nó thể hiện sự thuần phục của dân đối với vua. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải gần 1000 năm sau ngành nghề này mới được để lộ và lan truyền sang các nước lân cận bằng Con đường tơ lụa [cần dẫn nguồn] . Theo một số tài liệu khác cho rằng nghề dâu tằm được lan truyền sang Triều Tiên vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên, sau đó là Nhật Bản thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Ấn Độ giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. [cần dẫn nguồn] Theo các nhà lịch sử phương Tây [cần dẫn nguồn] , cây dâu được trồng phát triển ở Ấn Độ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử Ấn Độ, nơi nuôi tằm đầu tiên ở đây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh đến Ấn Độ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm được phát triển và lan rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu, Kashmir. Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một trong những nơi sớm có nghề dâu tằm. Vào thế kỷ 4, nghề dâu tằm được thiết lập ở Ấn Độ như là trung tâm của châu Á và tơ lụa được xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng đến thế kỷ 6 người Roma đã học được kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ đã được sản xuất ở châu Âu, người Roma đã hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm được phát triển tới Hy Lạp, Áo và Pháp. Ở Áo, dâu tằm được phát triển mạnh vào thế kỷ 9-11, ở Pháp trồng dâu nuôi tằm được bắt đầu từ năm 1340. Ngành dâu tằm của Pháp được thành lập vào cuối thế kỷ 17 và phát triển tới giữa thế kỷ 18. Trong thế kỷ 19, dâu tằm Pháp bị dịch tằm gai (Nosema) và bệnh đã lan truyền sang châu Âu và Trung Đông. Do đó ngành dâu tằm đã bị khủng hoảng do bệnh dịch này. Năm 1870 Louis Pasteur đã phát hiện ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông đã đưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do vậy mà ngành dâu tằm đã thoát khỏi khủng hoảng và nay được tiếp tục được mở rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm. Các loại tằm Có 4 loại tơ tằm tự nhiên, loại sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới đó là tơ của tằm dâu và mục tiêu chính của tơ là tơ tằm dâu. Ngoài ra còn có loại khác đó là tơ tằm thầu dầu lá sắn, tơ tằm tạc, tơ tằm sồi. Tằm dâu được con người khai thác trên 4.000 năm, tất cả các giống được nuôi hiện nay thuộc loài Bombyx mori L, nó được phân ra từ gốc tằm Mandarina có tên khoa học Bombyx mandarina (Moore). Tằm dâu sau này được phân chia và xác định giống có nguồn gốc: Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ trên cơ sở phân bố địa lý hoặc gọi theo tính hệ như: độc hệ, lưỡng hệ, đa hệ hoặc gọi giống thuần chủng, giống lai (lai đơn, lai kép). Tằm thầu dầu lá sắn có 2 loài Philosamia niconi (Hutt) hoặc Philosamia cynthia (Drury) thuộc loại tằm nhỏ ăn lá thầu dầu và lá sắn. Nó tạo ra tơ thô, kén không thích hợp cho ươm tơ, do đó nó thường được dùng để nấu và kéo sợi. Tằm tạc thuộc loại tằm dại có nhiều giống: [cần dẫn nguồn]  Tằm tạc Trung Quốc: Antheraea pernyi có sản lượng lớn trên thế giới.  Tằm tạc Tasa: Antheraea mylitta (Dury).  Tằm tạc Nhật Bản: Antheraea yamamai (Querin) cho tơ xanh.  Tằm tạc Ấn Độ: Antheraea assamensis, ăn lá cây tạc (Terminalia) và một số cây tạc khác, giống tằm độc hệ hoặc lưỡng hệ kén có thể ươm tơ giống như tằm dâu. Có tầm quan trọng thứ 2 thế giới Tằm dâu (Bombyx mori-Linnaeus) là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn phát dục đều có một vai trò quan trọng trong đời sống con tằm.  Giai đoạn tằm: là giai đoạn ăn lá dâu để tích luỹ dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) lớn gấp 8.000-10.000 lần so với tằm mới nở.  Giai đoạn ngài: là giai đoạn trưởng thành con đực và con cái tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng.  Giai đoạn trứng: đối với trứng tằm đa hệ thì sau khi con cái đẻ trứng 8-10 ngày, ở 25 °C trứng sẽ nở thành tằm con. Đối với trứng tằm lưỡng hệ và độc hệ thì sau khi đẻ trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ và bắt buộc trứng phải qua lạnh. Vì đây là đặc tính di truyền của tằm lưỡng hệ và độc hệ được hình thành trong điều kiện giá lạnh của vùng ôn đới, sau 4-5 tháng lạnh của mùa đông thì trạng thái ngủ nghỉ (hay còn được gọi là hưu miên) bị phá vỡ và trứng được nở ra tằm con. Người ta đã lợi dụng đặc tính này của trứng tằm để bảo trứng lâu dài. Đi với nó là các phương pháp đánh thức ngủ nghỉ bằng các biện pháp nhân tạo. Đặc điểm trứng tằm: hình bầu dục, nhỏ, dẹt, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có hình dạng khác nhau, trứng tằm độc hệ lớn nhất, sau đến là trứng lưỡng hệ, trứng tằm đa hệ là bé nhất, trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí. . Dâu tằm tơ (phần I ) Dâu tằm tơ là một ngành nghiên cứu về cây dâu, con tằm và tơ kén. Lịch sử ngành dâu tằm Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nu i tằm sớm nhất trên thế gi i, sau đó dâu. triển. Vì l i ích kinh tế đem l i nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm. Các lo i tằm Có 4 lo i tơ tằm tự nhiên, lo i sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế gi i đó là tơ của tằm. tằm dâu và mục tiêu chính của tơ là tơ tằm dâu. Ngo i ra còn có lo i khác đó là tơ tằm thầu dầu lá sắn, tơ tằm tạc, tơ tằm s i. Tằm dâu được con ngư i khai thác trên 4.000 năm, tất cả các giống

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan