Kháng sinh: dùng sao cho đúng? Nhiều người khi khám bệnh thấy bác sĩ không cho kháng sinh đã thắc mắc và yêu cầu kê toa có loại thuốc này với mong muốn “mau khỏi bệnh”. Tuy nhiên, bạn nên hài lòng nếu khi rời phòng khám mà không có toa thuốc. Hãy lưu tâm đến lời khuyên nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý vì những lý do chính đáng sau: Thứ nhất: Bạn thường nghe nói “kháng sinh là con dao hai lưỡi” vì kháng sinh không chỉ giết chết vi khuẩn xấu mà nó còn giết cả các vi khuẩn tốt. Các vi khuẩn này có lợi cho cơ thể vì: vi khuẩn sống ở đường ruột giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Vi khuẩn sống ở vùng hầu họng và tiết niệu, sinh dục giúp bạn duy trì trạng thái khỏe mạnh ở vùng hầu họng và đường sinh dục. Khi các vi khuẩn có lợi này chết đi bạn có thể bị tiêu chảy, nhiễm nấm ở miệng hoặc âm đạo. Thứ 2: Trong đường tiêu hóa của bệnh nhân dùng kháng sinh có sự phát triển của một loại vi khuẩn đường ruột có khả năng đe dọa tính mạng tên là C. difficile. Thứ 3: Việc lạm dụng kháng sinh sẽ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc. Ví dụ, vi khuẩn tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) là vi khuẩn gây nhiều bệnh lý khác nhau: có thể gây ổ nhiễm trùng ngoài da, sau đó xuyên qua da vào các cơ quan bên trong gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm xương, viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ… Nội độc tố của staphylococcus aureus có thể gây ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày, ruột… Chủng tụ cầu khuẩn này kháng các kháng sinh như methicillin, oxacillin, penicillin và amoxicillin. Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là nguyên nhân gây tử vong cao ở tuổi thiếu niên và trẻ em. Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ cho biết: từ năm 1999 đến 2005, số người nhập viện có liên quan tới MRSA tăng 62%, từ 294.570 đến 477.927 bệnh nhân. Một loại vi khuẩn nguy hiểm khác là phế cầu kháng penicillin - thường gây viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm màng não… Với những trường hợp vi khuẩn kháng thuốc thì việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều và từ một nhiễm trùng tưởng như đơn giản lại gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Việc lạm dụng kháng sinh đã trở thành vấn đề nhức nhối mà các tổ chức y tế trên thế giới đã phải đưa ra những chiến dịch giáo dục cộng đồng: khuyến cáo trên truyền hình, trên xe buýt… để cảnh báo cho cả bác sĩ và bệnh nhân về sự nguy hiểm của việc đề kháng kháng sinh. Trong vài phút khám bệnh ngắn ngủi, không phải bác sĩ nào cũng có thời gian để giải thích cho bạn đầy đủ nên bạn hãy tự trang bị những kiến thức cần thiết. Bên cạnh việc không nên đòi hỏi bác sĩ cho kháng sinh, bạn cần chờ kết quả xét nghiệm để xác định chính xác có nhiễm vi khuẩn hay không và kháng sinh phù hợp để điều trị chúng. Ngoài ra, cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn nếu bác sĩ vẫn nghĩ bạn cần phải uống kháng sinh. Ngừng uống thuốc quá sớm là góp phần to lớn gây ra sự kháng thuốc. . Kháng sinh: dùng sao cho đúng? Nhiều người khi khám bệnh thấy bác sĩ không cho kháng sinh đã thắc mắc và yêu cầu kê toa có loại thuốc. bệnh nhân dùng kháng sinh có sự phát triển của một loại vi khuẩn đường ruột có khả năng đe dọa tính mạng tên là C. difficile. Thứ 3: Việc lạm dụng kháng sinh sẽ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc để cảnh báo cho cả bác sĩ và bệnh nhân về sự nguy hiểm của việc đề kháng kháng sinh. Trong vài phút khám bệnh ngắn ngủi, không phải bác sĩ nào cũng có thời gian để giải thích cho bạn đầy đủ