1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

TCO sâu đục thân lúa bướm hai chấm

5 2,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 512,27 KB

Nội dung

Trong một năm sâu đục thân có 7 lứa trong đó lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa , thường tập trung phá trên mạ mùa sớm. Đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám

SÂU ĐỤC THÂN LÚA BƯỚM HAI CHẤM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Nguồn Internet 1. Đặc điểm sinh vật học - Sâu đục thân lúa bướm hai chấm có tên khoa học Scirpophaga incertulas Walker (Hoặc Tryporyza incertulas Walker), thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). - Trưởng thành: + Ngài đực thân dài 8 - 9mm, sải cánh rộng 18 - 22mm. Đầu, ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt. Mắt kép to đen. Cánh trước hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen rõ. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ. + Ngài cái thân dài 10 - 13mm, sải cánh rộng 23 - 28mm, toàn thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng, giữa cánh trước có một chấm đen rất rõ. - Trứng: + Hình bầu dục dài 0,8 - 0,9mm, đẻ thành ổ. Ổ trứng có hình bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên, trên mặt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt. - Sâu non: + Sâu non đẫy sức dài 21mm, đầu màu nâu vàng, cơ thể màu trắng sữa. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elíp. - Nhộng: + Nhộng dài 10 - 15,5mm, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở nhộng cái, đốt bụng thứ 8 ở nhộng đực. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa sau chuyển màu vàng nhạt. 2. Đặc điểm sinh thái học 2.1. Phân bố - Ở Việt Nam phân bố ở khắp các vùng trồng lúa. - Trên thế giới có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Philippin, Malaixia, Miến Điện, Sri Lanca, Indonesia. 2.2. Phạm vi ký chủ. - Gây hại chủ yếu trên cây lúa. 2.3. Tập quán sinh sống và gây hại: - Ngài thường vũ hóa về đêm, có xu tính bắt ánh sáng mạnh. Ban ngày ngài ẩn nấp trong khóm lúa rậm rạp gần mặt nước, bị khua động có thể bay xa 1 - 2 mét sang cây khác. Ngài bắt đầu hoạt động khi trời chập tối, thời gian hoạt động mạnh từ 19 - 20 giờ (đối với ngài cái) và 23 - 1 giờ (đối với ngài đực). Trời sáng thì ngài ngừng hoạt động. - Sau khi vũ hóa thì ngay trong đêm đó ngài có thể giao phối. Hoạt động giao phối mạnh nhất thường vào 9 giờ đêm. Sau khi giao phối thì đêm thứ 2 có thể bắt đầu đẻ trứng. Ngài đẻ trong 2 - 6 đêm liền, nhiều nhất là đêm thứ 2 và đêm thứ 3. - Mỗi ngài cái có thể đẻ từ 1 - 5 ổ trứng. Số trứng của mỗi ổ thay đổi tùy theo các lứa, trung bình từ 100 - 150 quả một ổ. - Ngài thích đẻ trứng ở những ruộng lúa xanh non, rập rạp. Ổ trứng thường bám ở mút ngọn lá trong thời kỳ mạ và ở khoảng gần giữa mặt trên hay mặt dưới lá lúa. - Sâu non có 5 tuổi (trong điều kiện thức ăn kém chất lượng có thể có 6 - 7 tuổi). - Sâu non khi nở gặm phá chất keo và lông bao phủ trên ổ trứng hoặc đáy ổ trứng rồi chui ra. Sâu non mới nở có thể bò lên lá nhả tơ rồi nhờ gió đung đưa mà bò sang cây khác hoặc bò trực tiếp xuống dưới lá đục vào thân lúa. Đến tuổi 2 hoặc 3 sâu mới đục thủng lóng đốt để xuống các đốt phía dưới. - Nếu lúa ở thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo, có khi sâu đục ăn bẹ phía ngoài sau đó đục vào nõn. - Nếu lúa sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng. - Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng. - Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1 - 2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra. - Sâu đục thân phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 - 30 o C, độ ẩm trên 90%. - Khả năng gây dảnh héo và bông bạc của sâu non từ một ổ trứng là 12 dảnh khi lúa đẻ nhánh và 9,2 bông bạc khi lúa trỗ (khi mật độ ổ trứng thấp hơn 5 ổ/ m 2 ). - Trong một năm sâu đục thân có 7 lứa trong đó lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa , thường tập trung phá trên mạ mùa sớm. Đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám. Sâu đục thân gây bạc bông - Vòng đời: + Vòng đời trung bình của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm từ 43 - 66 ngày. + Ở 19 - 25 0 C: Trứng: 8 - 13 ngày; sâu non: 36 - 39 ngày, nhộng: 12 - 16 ngày, bướm vũ hóa - đẻ trứng: 3 ngày. + Ở 26 - 30 0 C: Trứng: 7 ngày; sâu non: 25 - 33 ngày, nhộng: 8 - 10 ngày, bướm vũ hóa - đẻ trứng: 3 ngày. - Kẻ thù tự nhiên của sâu đục thân hai chấm: + Các loài ong ký sinh đã phát hiện trên trứng sâu đục thân bướm hai chấm: Ong Trichogramma japonicum Ashmead; Tri. dendrolimi Mats; Tri. chilonis Tschii; Telenomus rowani Gahan; T. dignus Gahan; Tetrastichus schoenobii Ferrier. + Loài Tetrastichus thường xuất hiện và ký sinh với tỷ lệ cao và những tháng nhiệt độ thấp, các loài ong khác thì vào những tháng ấm và nóng + Ngoài giai đoạn trứng bị kí sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loài ong kí sinh khác. Năm 2000 ở Nghệ An đã phát hiện 14 loài thiên địch của sâu đục thân bướm 2 chấm (Trần Ngọc Lâm, 2000). Ong Trichogramma japonicum Ashmead (Nguồn Internet) 3. Biện pháp phòng trừ 3.1 Biện pháp canh tác, kỹ thuật: + Cày lật gốc rạ, ngâm nước, làm dầm kịp thời (đặc biệt đối với lúa vụ mùa sau khi gặt). Tránh tình trạng để tới tháng 1 - 2 đầu năm mới tiến hành cày. + Khi thu hoạch lúa cần cắt sát gốc rạ. Rơm rạ trên ruộng sau khi gặt cần được thu dọn gọn + Bón phân cân đối theo quy trình kỹ thuật quy định cho từng vụ, từng chân đất, từng giống lúa. Hạn chế sử dụng phân đạm quá liều lượng và bón không đúng cách dẫn đến tình trạng lúa lốp hoặc đẻ lai rai tạo điều kiện cho sâu phá hoại mạnh. + Nếu đều kiện tưới tiêu chủ động có thể điều chỉnh mực nước ở ruộng để diệt sâu. + Theo dõi các đợt bướm ra quanh năm tổ chức đốt đèn bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt - cùng một thời gian. + Ngắt ổ trứng sâu gom lại và đem tiêu hủy. 3.1 Bác biện pháp sinh học: + Phát huy tác dụng của nhóm thiên địch nhất là ong ký sinh trứng. 3.3 Biện pháp hóa học: - Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Chỉ phun thuốc khi đã quá ngưỡng kinh tế: đẻ nhánh 0,5 ổ trứng/ m 2 ; đòng già 0,3 - 0,4 ổ trứng/ m 2 , bắt đầu trỗ 0,5 - 0,7 ổ trứng/ m 2 (Nguyễn Trường Thành, 1999). - Sử dụng thuốc hoá học phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng. Các hoạt chất và thuốc thương phẩm tương ứng có thể tìm thấy trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt nam. Xem kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc trước khi phun. - Giai đoạn đẻ nhánh phun thuốc sau khi bướm rộ 5 -7 ngày. - Giai đoạn đòng trỗ phun thuốc khi lúa trỗ 3 - 5% (thấp tho trỗ) hoặc phun 2 lần vào lúc lúa hé đòng và sau đó 4 - 5 ngày cho hiệu quả cao nhất. - Các hoạt chất trừ sâu đục thân phổ biến: + Quinalphos + Chlorpyrifos Ethyl + Fipronil + Chlorantraniliprole + Cartap TCO Tài liệu tham khảo. 1. Bộ môn côn trùng (2004), Giáo trình côn trùng chuyên khoa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (2014), Sâu đục thân hai chấm hại lúa và biện pháp phòng trừ, [http://www.thaibinhseed.com.vn/tu-van/ho-tro-ky-thuat/sau-duc-than-2-cham-hai-lua-va-bien- phap-phong-tru-10278.html, accessed 10 July 2014]. 3. Chi cục bảo vệ thực vật Hải Phòng (2014), Sâu đục thân hai chấm hại lúa, [http://baovethucvathaiphong.vn/?pageid=newsdetails&catID=93&id=446, accessed 10 July 2014]. 4. Ngân hàng kiến thức trồng lúa (2014), Sâu đục thân bướm hai chấm, [http://vaas.vn/kienthuc/caylua/10/052_sau2cham.htm, accessed 10 July 2014]. 5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh (2014), Sâu đục thân hai chấm và biện pháp phòng trừ, [http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/so/sonongnghiepptnt/Trang/Chi%20ti%E1%BA%BFt%20trung %20t%C3%A2m%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20k%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt.aspx? sid=234&chm=N%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p, accessed 10 July 2014]. 6. Trang thông tin điện tử nông nghiệp và PTNN Vĩnh Phúc (2014), Sâu đục thân bướm hai chấm (scirpophaga incertulas Walker), [http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php? action=details&&idmuc=SBHL18, accessed 10 July 2014]. . Thái Bình (2014), Sâu đục thân hai chấm hại lúa và biện pháp phòng trừ, [http://www.thaibinhseed.com.vn/tu-van/ho-tro-ky-thuat/sau-duc-than-2-cham -hai- lua-va-bien- phap-phong-tru-10278.html, accessed. là trên lúa nếp, tám. Sâu đục thân gây bạc bông - Vòng đời: + Vòng đời trung bình của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm từ 43 - 66 ngày. + Ở 19 - 25 0 C: Trứng: 8 - 13 ngày; sâu non: 36 - 39 ngày,. SÂU ĐỤC THÂN LÚA BƯỚM HAI CHẤM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Nguồn Internet 1. Đặc điểm sinh vật học - Sâu đục thân lúa bướm hai chấm có tên khoa học Scirpophaga

Ngày đăng: 11/07/2014, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w