1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Chuyên đề Hóa học pot

7 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

Chuyên đề Hóa học LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, được sự ủng hộ và giúp đở của ban giám hiệu đặc biệt là Thầy Nguyễn Bá Kính đã giúp đở tôi trong công tác và đóng góp ý kiến về chuyên môn. Nên trong năm học này tôi mạnh dạn áp dụng chuyên đề này cho học sinh khối lớp 9. Nhằm giúp các em học sinh có được kiến thức vững chắc. Qua đó tôi cũng cám ơn thầy phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Mười đã giúp đở tôi trong công tác chuyên môn. Cũng như tổ toán lý hóa sinh đã dự giờ, đóng góp những ý kiến thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong những năm qua, bản thân tôi cũng nổ lực vừa học Đại học vừa hoàn thành tốt công tác được giao. Tôi cũng đã tiếp thu khá nhiều kiến thức mới kể cả trong chuyên môn và giao tiếp… Từ đó tôi thấy rằng cần phải thường xuyên học tập hơn nữa. Do đó tôi không ngừng tìm tòi, thử nghiệm các phương pháp dạy học có hiệu quả. Nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên trình độ học sinh không đồng đều, còn nhiều học sinh yếu và không đạt chuẩn. Nên còn gây khó khăn cho các thầy cô bộ môn nói chung và bộ môn Hóa nói riêng. Tôi mong rằng với chuyên đề này sẽ giúp cho học sinh học tốt hơn nữa và ngày càng yêu thích môn Hóa học hơn. Trang 1 Chuyên đề Hóa học I NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG KHI GIẢI BÀI TẬP HOÁ HỌC I.1 Các kĩ năng cần thiết trước khi giải bài tập hoá học - Đọc kỹ đề bài, tóm tắt đề bài - Viết phương trình hoá học - Đặt ẩn số cho các dữ kiện cần tìm, tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện, lập phương trình đại số, đặt ẩn, biện luận… I.2 Những điểm cần lưu ý a Hiểu được ý nghĩa của phương trình hoá học - Các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định (tỉ lệ về số mol, khối lượng, thể tích…) - Tuân theo định luật bảo toàn khối lượng. b Khi tính toán dựa vào phương trình hoá học cần lưu ý - Các chất trong phương trình hoá học là nguyên chất - Hiệu suất phản ứng là 100% - Các dữ kiện đề cho thường là dữ kiện không cơ bản, do đó khi tính toán theo phương trình hoá học, học sinh phải chuyển đổi từ dữ kiện không cơ bản về cơ bản. Thí dụ: đề bài cho mdd, Vdd, H% < 100%, có lẫn tạp chất… II PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG II.1 Nguyên tắc: - Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng chất tạo thành. Trang 2 Chuyên đề Hóa học - Không tính được khối lượng chất dư, tạp chất. II.2 Áp dụng: các bài toán hoá vô cơ và hữu cơ. Thí dụ 1: Cho 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III tác dụng với axit HCl vừa đủ, thu được dung dịch A và 672ml khí (ở đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối? Giải: Các phương trình hóa học: MCO 3 + 2HCl → MCl 2 + CO 2 + H 2 O (1) N 2 (CO 3 ) 3 + 6HCl → 2NCl 3 + 3CO 2 + 3H 2 O (2) Tìm số mol của khí CO 2 : n CO 2 = nH 2 O = ½n HCl = 0,672( í ) 0,03 22,4( í / ) l t mol l t mol = → 0,06 HCl n mol = → Khối lượng HCl : m = n.M = 0,06(mol).36,5(g/mol) = 2,19g Khối lượng CO 2 : m = n.M = 0,03(mol).44(g/mol) = 1,32g Khối lượng H 2 O: m=n.M = 0,03(mol).18(g/mol) =0,54g Theo định luật bảo toàn khối lượng: Σm muối trước pứ + Σm HCl = Σm muối sau pứ + Σm CO 2 + Σm H 2 O → Σm muối sau pứ = Σm muối trước pứ + Σm HCl – (Σm CO 2 + Σm H 2 O) Vậy Σm muối sau pứ = 10 + 2,19 – (1,32 + 0,54) = 10,33g Thí dụ 2: Cho 16,3g hỗn hợp 2 kim loại kiềm vào nước được dung dịch A và 5,6 lít khí H 2 (ở đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam bazơ? Giải: 2M + 2H 2 O → 2MOH + H 2 (1) 2M’ + 2H 2 O → 2M’OH + H 2 (2) Theo định luật bảo toàn khối lượng: Σm kiềm + Σm H 2 O = Σm bazơ + Σm H 2 → Σm bazơ = Σm kiềm + Σm H 2 O – Σm H 2 Từ phương trình (1) và (2) ta thấy: Trang 3 Chuyên đề Hóa học nH 2 = ½nH 2 O = 5,6( í ) 0,25 22,4( í / ) l t mol l t mol = → n H 2 O = 0,5 mol → Khối lượng khí H 2 : m=n.M = 0,25 (mol) .2(g/mol) = 0,5g Khối lượng H 2 O: m=n.M = 0,5 (mol) .18(g/mol) = 9g Vậy Σm bazơ = 16,3 + 9 – 0,5 = 24,8g III. PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG III.1 Nguyên tắc: - Khi các chất phản ứng thì khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam III.2 Áp dụng: - muối + axit → muối mới + axit mới - kim loại + muối → muối mới + kim loại mới - halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Thí dụ 1: Cho 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III tác dụng với axit HCl vừa đủ, thu được dung dịch A và 672ml khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối? Giải: 10g hỗn hợp 3 2 3 3 MCO N (CO )    → ddA 672ml khí    → mg muối Các phương trình hóa học: MCO 3 + 2HCl → MCl 2 + CO 2 + H 2 O (1) (M+60)g (M+71)g 1mol Trang 4 HCl đủ cô cạn Chuyên đề Hóa học N 2 (CO 3 ) 3 + 6HCl → 2NCl 3 + 3CO 2 + 3H 2 O (2) (2N+180)g 2N+213)g 3mol Từ (1) và (2), ta thấy: Cứ tạo ra 1 mol CO 2 thì khối lượng muối sau phản ứng tăng 11g Vậy để tạo ra 0,03mol CO 2 thì khối lượng muối sau tăng 0,33g Vậy khối lượng muối sau phản ứng = 10 + 0,33 = 10,33g Thí dụ 2: Nhúng một thanh sắt nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO 4 0,5M, sau phản ứng lấy thanh sắt ra làm khô cân lại thì khối lượng là 51g a. Tính khối lượng đồng tạo thành bám trên thanh sắt b. Tính C M các chất trong dung dịch sau phản ứng Giải: Phương trình hóa học: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu 1mol 1mol 1mol 1mol 0,125mol 0,125mol 0,125mol 0,125mol Cứ 1mol sắt (56g sắt) phản ứng sẽ tạo ra 1 mol đồng (64g đồng) tăng 8g Vậy x mol sắt phản ứng sẽ tạo ra x mol đồng tăng 1g → 1.1 =0,125mol 8 x = → nFe = nCu = nCuSO 4 =nFeSO 4 =0,125mol Nồng độ M của dung dịch FeSO 4 là: CM n 0,125mol = = =0,3125M V 0,41lít Nồng độ M của dung dịch CuSO 4 đã phản ứng là: 0,3125M → CM CuSO 4 còn lại = 0,5 – 0,3125 = 0,1875M Thí dụ 3: Ngâm một lá đồng Cu trong 20ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ làm khô và cân Trang 5 Chuyên đề Hóa học thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng). (bài 7 trang 51 SGK hoá 9) Giải: Phương trình hóa học: Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag 1mol 2mol 1mol 2mol Cứ 1mol Cu (64g Cu) pứ tạo ra 2 mol Ag (216g Ag) → tăng 152g Vậy cứ xg yg → tăng 1,52g 1,52.1 x= =0,01mol 152 → n AgNO 3 = 0,02 mol Nồng độ M của dung dịch bạc nitrat đã dùng CM n 0,02 = = =1M V 0,02 KẾT LUẬN Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô bộ môn Hóa cũng như các thầy cô ở các bộ môn khác nhằm làm cho chuyên đề này thiết thực hơn. Qua đó tôi cũng mong nhà trường nên thường xuyên triển khai chuyên đề áp dụng cho tất cả các em học sinh. Chứ không phải là một số học sinh mà là triển khai ra toàn bộ học sinh ở các lớp thì sự ứng dụng của chuyên đề mới cao hơn. Với chuyên đề này tôi đã tham khảo rất nhiều tài liệu và đã có sự động viên của ban giám hiệu và tổ chuyên môn nên tôi mạnh dạn trình bày chuyên đề Trang 6 Chuyên đề Hóa học này. Tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng cho tất cả học sinh thì hiệu quả dạy và học sẽ cao hơn. Với sự thay đổi phương pháp giảng dạy như hiện nay, tôi nhận thấy rằng nếu giáo viên có cách tổ chức lớp học và có phương pháp dạy học phù hợp thì học sinh sẽ tích cực hơn trong học tập Với khuôn khổ nhỏ của chuyên đề, tôi không thể chuyển tải hết tất cả những kiến thức được và trong quá trình viết chuyên đề không thể không có những thiếu sót về câu chữ cũng như cách trình bày. Rất mong quý thầy cô góp ý chân tình Mọi sự góp ý xin gởi về: Mai Văn Việt tổ Toán lý hóa sinh Trường THCS Định Hiệp – Huyện Dầu Tiếng – Tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0937551868; Email: chemistry.binhduong@yahoo.com.vn Trân trọng kính chào Định Hiệp, ngày 04 tháng 12 năm 2008 Mai Văn Việt Trang 7 . với chuyên đề này sẽ giúp cho học sinh học tốt hơn nữa và ngày càng yêu thích môn Hóa học hơn. Trang 1 Chuyên đề Hóa học I NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG KHI GIẢI BÀI TẬP HOÁ HỌC I.1 Các kĩ năng cần thiết. ban giám hiệu và tổ chuyên môn nên tôi mạnh dạn trình bày chuyên đề Trang 6 Chuyên đề Hóa học này. Tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng cho tất cả học sinh thì hiệu quả dạy và học sẽ cao hơn. Với. ddA 672ml khí    → mg muối Các phương trình hóa học: MCO 3 + 2HCl → MCl 2 + CO 2 + H 2 O (1) (M+60)g (M+71)g 1mol Trang 4 HCl đủ cô cạn Chuyên đề Hóa học N 2 (CO 3 ) 3 + 6HCl → 2NCl 3 + 3CO 2

Ngày đăng: 11/07/2014, 08:20

w