Không có thương hiệu làm sao cạnh tranh? Một thực trạng đáng buồn là rất nhiều các mặt hàng nông sản của Việt Nam có chất lượng tốt, xuất khẩu nhiều nhưng luôn mất giá, thậm chí người tiêu dùng thế giới không hề biết họ đang thưởng thức các sản phẩm của Việt Nam. Muốn mạnh phải có thương hiệu Chè, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo… là những nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, thế nhưng, người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu luôn vấp phải những khó khăn không đáng có khi chưa xây dựng được thương hiệu. Một con số đáng suy ngẫm được ông Lê Hoàng Minh, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đưa ra: Có đến 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang thương hiệu nước ngoài. Điều này đã dẫn tới một nghịch lý buồn, trong khi Ấn Độ là một cường quốc xuất khẩu hồ tiêu và Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về hồ tiêu với trên 90% sản lượng được xuất khẩu thì Ấn Độ lại chính là quốc gia nhập khẩu sản phẩm này lớn nhất của Việt Nam. Lý do thật đơn giản, khách hàng quốc tế đã quá quen và ưa chuộng thương hiệu hồ tiêu của Ấn Độ trong khi sản lượng 60.000-70.000 tấn/năm của họ không đủ đáp ứng. Và thế là, một lượng không nhỏ hồ tiêu xuất xứ từ Việt Nam “bị” mang thương hiệu Ấn Độ để ra thị trường thế giới. Theo tính toán của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, chỉ tính riêng mặt hàng cà phê xuất khẩu, do một lượng không nhỏ thiếu thương hiệu, phải bán qua các trung gian nước ngoài dẫn đến thiệt hại kinh tế trên dưới 100 triệu USD. Thống kê của Hội Nông dân Việt Nam cho thấy, qua điều tra 173 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp mới có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tại nước ngoài. Từ thực tế ấy, nhu cầu về xây dựng thương hiệu nông sản, đặc biệt là nhóm nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, ca cao, chè, lúa gạo… càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà mới đây, khi có trong tay tấm bằng chứng nhận thương hiệu Chè Việt, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) đã vui mừng hơn hẳn và bắt đầu chiến lược dài hơi nhằm bảo đảm cho thương hiệu đó để tiến mạnh vào công tác xuất khẩu. Không thể chần chừ Giới phân tích nhận định, trong giai đoạn hội nhập như vũ bão hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là điều kiện tối quan trọng để đứng vững trên thị trường, không những trong nước mà còn là thị trường quốc tế. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản lại “sợ” nhắc đến việc xây dựng thương hiệu. Có thể tạm lấy con số điều tra của Hội Nông dân Việt Nam làm minh chứng: Trong số 173 doanh nghiệp được hỏi thì có đến 19% thừa nhận mình lười xây dựng thương hiệu vì “ngại” nạn hàng giả, nhái thương hiệu; 11,8% cho rằng quá thiếu nhân lực để tiến hành xây dựng thương hiệu và không ít doanh nghiệp “lo” tốn kém khi làm việc này. Giải thích về thực trạng trên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực yếu nên thật khó phân tán nhân lực và tài chính để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, các chuyên gia của Công ty Luật Sở hữu Trí tuệ Lê Lê (Hà Nội) khẳng định, chi phí cho việc xây dựng, đăng lý nhãn hiệu tốn kém không đang bao nhiêu so với việc bị nhái nhãn hiệu, đó là chưa tính đến những khó khăn khi “lỡ” xảy ra kiện tụng về nhãn hiệu hàng hóa. Đơn cử, công ty này chủ trương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trung bình chỉ ở mức phí trên dưới 2 triệu đồng. Khi làm nhãn hiệu Coffee G7 cho Công ty Cà phê Trung Nguyên tại 24 nước, mức phí phải bỏ ra cũng chỉ ở mức 4.500 USD.Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), hiện nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên thế giới ngày càng tăng do mức tăng trưởng kinh tế và dân số giai đoạn 2005- 2010 cao. Đặc biệt, đây sẽ là cơ hội sống còn để ngành nông nghiệp và các sản phẩm nông sản Việt Nam phát triển, tăng cường xuất khẩu. Trước xu thế hội nhập, nếu không có được thương hiệu, hơn nữa là thương hiệu mạnh thì việc cạnh tranh trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí còn có thể bị “đè bẹp” ngay trên sân nhà. Do đó, nhu cầu về xây dựng thương hiệu càng cấp thiết hơn bao giờ hết. . không có được thương hiệu, hơn nữa là thương hiệu mạnh thì việc cạnh tranh trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí còn có thể bị “đè bẹp” ngay trên sân nhà. Do đó, nhu cầu về xây dựng thương hiệu. Không có thương hiệu làm sao cạnh tranh? Một thực trạng đáng buồn là rất nhiều các mặt hàng nông sản của Việt Nam có chất lượng tốt, xuất khẩu nhiều nhưng. ngành nông nghiệp mới có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tại nước ngoài. Từ thực tế ấy, nhu cầu về xây dựng thương hiệu nông sản, đặc