TechCrunch - Truyền thông thế hệ mới Công ty blog tin tức doanh nghiệp TechCrunch có sức ảnh hưởng lớn đến rộng rãi bạn đọc. Nhà sáng lập Michael Arrington bắt đầu sự nghiệp chỉ bằng sở thích của mình… Năm 2005, một cựu luật sư kiêm doanh nhân đã tìm tin tức về những doanh nghiệp mới thành lập tại thung lũng Silicon rồi muốn post những gì mình tìm thấy lên mạng. Hiện nay, blog có 9,2 triệu người ghé xem mỗi tháng, đạt doanh thu hàng năm 10 triệu USD, và trở thành nguồn tin nóng về doanh nghiệp kỹ thuật và internet mới thành lập. TechCrunch hiện có 25 nhân viên làm việc toàn thời gian, nhưng ông chủ Arrington, 40 tuổi, vẫn dành hầu hết thời gian cho việc viết blog. Thông thường, anh làm việc tại nhà. Thâu đêm suốt sáng, Arrington ngồi trong bóng tối, trước màn hình máy vi tính, và tập trung vào cái mà anh thích nhất: những câu chuyện thời sự nóng hổi. Michael Arrington của TechCrunch: Ngày làm việc của tôi Sáng nào tôi cũng uể oải, bực mình. Vì không thuộc tuýp người dậy sớm, nên tôi chỉ muốn dậy khi có tình huống khẩn cấp, e-mail hay là tin nhắn kêu gọi: “Ô! Có tin nóng hổi! Sao anh chưa viết về nó?”… Tôi muốn có tin nóng trước nhất. Nhưng không phải là những tin vắn, vì người đọc đánh giá mình qua bản tin. Phải nhanh chóng và đầy đủ thì được một điểm cộng. Tin trễ thì bị một điểm trừ. Nhưng, hiện giờ thì tôi phải cố gắng dậy đều đặn 9 giờ sáng mỗi ngày như lời khuyên của bác sĩ… Mới một năm trước thôi, tôi cứ làm việc đến khi lăn ra ngủ hồi nào không hay. Ngủ liên tục 8, 9 tiếng rồi dậy lúc 4 giờ chiều hay 3 giờ sáng, rồi lại làm việc đến khi gục ngã lần nữa. Bốn năm qua, tôi cứ sống như vậy. Thật là tệ. Tôi sống xa rời khỏi xã hội và không theo kịp chúng bạn bè. Tôi như một đống bầy nhầy, tăng 22kg từ khi thành lập TechCrunch… Thức giấc đều đặn cùng một giờ mỗi ngày là điều cơ bản tôi cần làm để phục hồi sức khỏe. Ngay khi thức dậy, tôi ngồi ngay vào máy vi tính, lướt qua e-mail để xem có tin nóng, rồi nhẩm tính mình sẽ nhận viết hay là chuyển cho tay viết khác. Ví dụ như một nguồn tin cho biết Google đang mua Microsoft. Đó nhất định sẽ là tin động trời. Tôi không hấp tấp mà gọi đến Google và Microsof để kiểm chứng thực hư trước khi viết tin. Thỉnh thoảng, tin đó đúng, nhưng các công ty chưa muốn tung ra. Thỏa thuận với công ty về cách thức và thời điểm tung tin là phần lớn công việc chúng tôi cần làm. Những phóng viên báo truyền thống thông thường sẽ không làm vậy. Thấy tin là họ lập tức công bố. Tôi lại muốn giữ điều lành cho doanh nghiệp. Thử nghĩ xem, nếu tin đưa ra quá khinh suất thì có thể làm hỏng một vụ làm ăn lớn… Theo kiểu lấy tin cẩn trọng như vầy, chúng tôi mất phân nửa tin nóng, nhưng đó là điều tốt, vì chúng tôi tạo lòng tin. Đến 11 giờ trưa, sau khi xử lý hết e- mail trong hộp thư cần giải quyết tức thì, tôi đi tắm, rồi dắt chó đi dạo. Hai chú chó cưng là những người bạn tốt nhất của tôi. Tôi dọn đến khu Seattle từ tháng 5. Khu nhà yên tĩnh và cha mẹ sống gần đó, nên tôi có thể đến thăm vài lần mỗi tuần. Hai phần ba thời gian tôi làm việc tại nhà. Một phần ba còn lại làm ở văn phòng San Francisco. Sau khi cho hai chú chó cưng ăn, tôi kiếm gì đó lót dạ rồi trở lại bàn làm việc. Phòng làm việc của tôi cứ như hang động vì có tấm chắn cửa sổ. Tôi thích bóng tối, đỡ phân tâm. Tôi dùng máy Mac với 2 màn hình 24 inch. Tôi dò tìm tin ở một bên và viết một bên. Như vậy hữu hiệu hơn. Tôi muốn có 3 màn hình, nhưng Mac chỉ hỗ trợ hai. Văn phòng tại San Francisco cũng có máy y chang. Phân nửa thời gian làm việc tôi dùng để trao đổi với người cung cấp nguồn tin, có thể bằng điện thoại hoặc công cụ chat. Có vài người ở thung lũng Silicon mà tôi không biết rõ lắm. Hầu hết đều có chuyên ngành kỹ thuật. Đuổi theo những câu chuyện là phần thú vị nhất trong công việc. Năm năm nay, tôi thu thập nhiều nguồn tin. Khi tôi gọi điện cho họ, thì không chào hỏi xã giao gì cả mà đi thẳng vào vấn đề. Một lợi thế cạnh tranh của chúng tôi là nhóm nhân viên làm việc rất thích doanh nhân và gọi họ là những ngôi sao nhạc rock. Trước đây, tôi đã thành lập 4 doanh nghiệp và thất bại. TechCrunch là doanh nghiệp đầu tiên thành công của tôi, và điều đó đến rất tình cờ. Nếu tôi có viết sách thì sẽ là về những gì thúc đẩy sự thành công của doanh nhân. Tôi đã gặp người chiến thắng và cả kẻ thua cuộc. Hầu hết họ đều có thể dễ dàng nhận việc làm kế toán hoặc luật sư, nhưng không cam chịu làm nhân viên, mà lại muốn dấn thân liều lĩnh. Thỉnh thoảng, những câu chuyện thất bại rất thú vị. Bạn có thể học rất nhiều từ những thất bại. Thế giới trong mắt tôi chia làm hai màu đen trắng rõ rệt. Nếu là đen, đối lập với mình, không tương đồng quan điểm đạo đức, chuẩn mực với mình, thì tôi tuyệt đối không kết bạn hoặc hợp tác làm việc. Tôi thường ghi nhớ nguồn tin trong đầu. Nhưng đến năm ngoái, tôi đột nhiên bị mất trí nhớ ngắn hạn. Vậy nên, tôi bắt đầu phải dùng những phương tiện hỗ trợ, và một trong số chúng là Google Voice, giúp ghi nhớ mọi cuộc gọi, tin nhắn, và nhiều tính năng hỗ trợ khác. Thông thường, tôi dùng điện thoại di động để trao đổi thông tin công việc. Bên cạnh đó, tôi thích dùng Skype vì chất lượng video tuyệt vời. Nếu kết nối ra màn hình rộng thì cứ như một người khác đang ở trong phòng. Hơn thế nữa, Skype còn có chức năng chia sẻ màn hình để tôi và người đối thoại có thể chia sẻ hình ảnh trên desktop. Tôi dùng Skype trong quan hệ làm ăn và cả bạn bè. Một mặt nào đó, tôi không thích những người làm nghề PR mà muốn gặp trực tiếp các CEO hơn. Nếu một nhân viên PR đề nghị tôi gặp CEO của họ thì tôi luôn đồng ý. Nhưng nếu họ mời đi uống bia hay ăn tối thì tôi sẽ từ chối. Tôi ghét lãng phí thời gian. Muốn thì uống cà phê hoặc hẹn lên Skype bàn thẳng chuyện công việc chứ tôi chẳng muốn chitchat vì tôi không quen họ. Nếu có thời gian đi uống bia hoặc dùng bữa tối thì tôi thà đi với bạn thời sinh viên, cha mẹ hoặc bạn gái. Tôi post bài nhiều lần hàng tuần. Khi bắt đầu thành lập TechCrunch, tôi post nhiều lần một ngày. Tôi nghiện việc đó. Bạn có hiểu cảm giác viết và post lên một bài, rồi có người đầu tiên ngoài mẹ của bạn vào viết lời phê bình, nhận xét. Bạn cảm thấy hạnh phúc lâng lâng khi có người đọc và quan tâm đến bài viết. Đó là phần thưởng tuyệt vời nhất. Cho đến bây giờ, tôi vẫn thường xem lướt qua những lời nhận xét bài viết của mình. Thông thường thì tôi có thể đoán mình sẽ nhận được bao nhiêu lời nhận xét. Hầu hết là những phản ứng nhỏ nhặt, lảm nhảm. Nhưng, thỉnh thoảng có những thảo luận giá trị thì tôi xem kỹ và nhảy vào đối đáp. TechCrunch nổi tiếng với các bữa tiệc. Đó là dịp tôi gặp gỡ những nguồn tin. Hiện tại, chúng tôi tổ chức 3 bữa đại tiệc hàng năm, cộng với 5, 6 sự kiện nhỏ hơn và nhiều bữa tiệc nhẹ. Trung bình chia ra là một sự kiện mỗi tháng. Tôi cố gắng thu xếp để có mặt trong hầu hết chúng. Tôi lập ra truyền thống tụ hội này khi mới chuyển đến Palo Alto năm 2005. Tôi viết trên blog thư mời mọi người đến tiệc. Lần đầu tiên có 10 người đến. Chúng tôi ăn hamburger, uống bia, rồi trò chuyện vui vẻ đến 4 giờ sáng. Hai tuần sau, tôi tổ chức một bữa tiệc khác, có 20 người đến dự. Lần tiếp theo là 100, lần sau nữa là 200. Những nhà đầu tư mạo hiểm cũng đến tham gia bù khú. Sau này, tôi không còn tổ chức tiệc tại nhà nữa, để tránh trở thành bãi rác khổng lồ. Mùa hè qua, đã có 1.000 người đến dự tiệc TechCrunch. Làm trong ngành thuộc loại truyền thông hiện đại thế này, không tránh có những đối thủ và kẻ thù. Trong giai đoạn khó khăn năm 2008, tôi bị khủng hoảng nên phải chạy đến Hawaii lẩn trốn. Khi trở về, tôi thấy mọi việc vẫn đâu vào đấy. Số lượng đọc giả vào xem tăng đều. Từ đó, tôi mới nhìn ra rằng mình không quan trọng như mình nghĩ. Không có mình, mọi việc vẫn êm xuôi. Tập thể nhân viên của tôi làm rất tốt. Tôi có thể tin tưởng và giao phó hoàn toàn cho họ. Thật dễ chịu và thư thái. Tôi chưa giao giờ giỏi trong việc quản lý. Tôi thích viết hơn. Và khó có thể vừa đá bóng vừa thổi còi, chưa kể việc tôi là kẻ có tính khí thay đổi thất thường. Vậy nên, tôi quyết định thuê Heather Harde làm CEO, và Erick Schonfeld quản lý nhóm biên tập viên. Tôi trò chuyện với từng người 3 lần một tuần. Chúng tôi chưa bao giờ họp hội đồng quản trị. Thay vào đó, thì dùng chương trình Yammer để bảo đảm mọi nhân viên TechCrunch phối hợp tốt. Đó là không gian làm việc chung mà những bài viết hay được ngợi khen và những lỗi viết dở được đưa ra làm bài học kinh nghiệm. Khoảng 3 giờ chiều, tôi nghỉ một chút. Mùa hè vừa rồi tôi mới dọn nhà nên có nhiều việc cần sửa soạn và mua sắm lặt vặt. Tùy theo kế hoạch thì buổi tối tôi dùng bữa với cha mẹ hoặc bạn bè, hoặc ăn một mình. Sau bữa tối, tôi trở về với công việc. Thông thường, tôi dành 2, 3 tiếng cho một bài viết phát biểu ý kiến. Ví dụ như hồi tháng 7, một phóng viên của CNN bị sa thải vì viết tin Twitter thể hiện quan điểm cá nhân về một lãnh đạo Hezbollah. Tôi đã viết bài cảm nghĩ của mình rằng thật buồn cười khi cô ấy không có quyền phát biểu quan điểm. Tôi thích viết lúc khuya vì không có ai hay cái gì làm phiền. Tôi vừa nghe nhạc vừa viết. Giữa đêm hoặc sáng sớm tôi mới chìm vào giấc ngủ, sau khi đọc ít nhất vài trang truyện viễn tưởng. Quyển sách ưa thích của tôi là Catch-22. Tôi chìm vào giấc ngủ, tâm trạng thoải mái và hạnh phúc. . TechCrunch - Truyền thông thế hệ mới Công ty blog tin tức doanh nghiệp TechCrunch có sức ảnh hưởng lớn đến rộng rãi bạn đọc. Nhà sáng. thành bãi rác khổng lồ. Mùa hè qua, đã có 1.000 người đến dự tiệc TechCrunch. Làm trong ngành thuộc loại truyền thông hiện đại thế này, không tránh có những đối thủ và kẻ thù. Trong giai đoạn. thuật và internet mới thành lập. TechCrunch hiện có 25 nhân viên làm việc toàn thời gian, nhưng ông chủ Arrington, 40 tuổi, vẫn dành hầu hết thời gian cho việc viết blog. Thông thường, anh