1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm hiểu Thăng long - Hà nội

9 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 83 KB

Nội dung

Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ Trong kho tàng ca dao dân gian Việt Nam có biết bao câu ca nói về Thăng Long - Hà Nội, ca ngợi cảnh đẹp, ca ngợi con người, phản ánh đời sống xã hội nơi kinh thành hoa lệ. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này khi là Thủ đô vương quốc, khi bị ngoại xâm chiếm đóng, nhưng rồi lại trở về với nhân dân, lại giữ vai trò trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế của đất nước. Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây. Hà Nội nằm giữa một vùng sông nước với những ngã ba sông, lại có núi Nùng trấn trung tâm, Ba Vì, Tam Đảo, Sóc Sơn bao phía bắc, tạo nên thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Sông Tô một dải lượn vòng ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh Sông Hồng một khúc uốn quanh Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài. Sông Hồng tức Nhị Hà đã trở thành trục giao thông quan trọng ngày ấy: Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui. Con sông Tô Lịch chảy giữa đô thành đem lại cảnh hữu tình cho đất ngàn năm văn vật. - Sông Tô nước chảy quanh co Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya - Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh Dừng chèo muốn tỏ tâm tình Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. Hà Nội còn đẹp bởi: Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong Không phải một hồ mà nhiều hồ. Hồ Gươm như lẵng hoa giữa lòng thành phố. Hồ Bảy Mẫu, Văn Hồ, Giảng Võ ở phía nam và tận tây nam. Tây bắc có Hồ Tây, Trúc Bạch nổi tiếng. Mỗi hồ là một danh thắng. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này Và Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa màn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Hà Nội không chỉ giàu có về di tích danh lam thắng cảnh về đình, đền, chùa, miếu, về kiến trúc, điêu khắc, về cổ vật mà còn là một kho tàng vô cùng phong phú về văn hóa - văn nghệ dân gian phi vật thể. Đó là hàng nghìn câu ca dao, ngạn ngữ, làn điệu hát, khúc nhạc, hàng trăm truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, câu đố, câu đối, truyện cười, hàng Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 1 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ trăm trò chơi, thú chơi dân giã cũng như những mỹ tục thuần phong thanh lịch mang sắc thái riêng biệt của Thăng Long - Hà Nội có bề dày nghìn năm lịch sử, tinh hoa của nền văn hiến Việt Nam. Kho tàng ấy rất ít được ghi lại thành văn bản mà chủ yếu được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Trong quá trình lưu truyền ấy nó được bổ sung, chỉnh lý, sửa đổi cho phù hợp với từng thời đại và cả với tầng lớp giai cấp mà nó phổ biến. Cho nên văn hóa phi vật thể thường có nhiều lối kể, cách diễn đạt cũng như chi tiết nội dung khác nhau. Tính dị bản ở nó là tất nhiên. Nó còn được dùng lẫn ở nhiều địa phương với công thức “bình chung, rượu riêng”. Thí dụ như trong ca dao miêu tả ngợi ca quê hương làng xóm, nhiều nơi ứng dụng lẫn của nhau chẳng biết ai lấy của ai, câu nào ra đời trước nữa. - Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Kẻ Bưởi với anh thì về Làng anh có ruộng tứ bề Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ - Hỡi cô mà thắt bao xanh Có về Kim Lũ với anh thì về Kim Lũ có hai cây đề Cây cao bóng mát gần kề đôi ta. - Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về Kẻ Vẽ có thói có lề Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn. - Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về Phú Diễn với anh thì về Phú Diễn có cây bồ đề Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi - Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. - Ai về Đào Xá vui thay Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa Xóm Đông có miếu thò vua Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu Hoặc niềm tự hào về quê hương luôn đưa mình lên hàng đầu hơn nơi khác: - Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng - Thứ nhất là Hội Cổ Loa Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm. Ngôi thứ bị đảo lộn cũng như câu ca xứ Sơn Nam xưa, ở Thanh Trì là “Thứ nhất Thanh Trì, thí nhì Thanh Oai”, nhưng sang đến Thanh Oai lại là “Thứ nhất Thanh Oai, thứ hai Thanh Trì”. Lại còn cách đề cao người để mà nói mình “Nhất vui là hội chùa Thày, Vui thì vui vậy, chẳng tày chùa Mơ”. Hà Nội cũng là quê hương của nhiều lễ hội nổi tiếng thiên hạ: - Ai ơi mồng chín tháng tư Không đi hội Gióng cũng hư mất đời - Thánh giếng giỗ Thánh Sóc Sơn Tháng ba giỗ Tổ Hùng VƯơng nhớ về - Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng. Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 2 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc. - Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm - Mỗi năm vào dịp xuân sang Em về Triều Khúc xem làng hội xuân - Nhớ ngày hăm ba tháng ba Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê là hội làng Lệ Mật. Ca dao còn phản ánh một Thăng Long - Hà Nội có bề dày lịch sử và quá khứ anh hùng. - Lạy trời cho cả gió lên Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành - Nhong nhong ngựa ông đã về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn - Đống Đa ghi để lại đây Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am. - Long thành bao quản nắng mưa Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây - Trời cao biển rộng đất dày Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi. Ca dao - ngạn ngữ xưa phản ánh đủ các mặt của xã hội, từ phong tục tập quán, lễ nghi, lối sống, nghề nghiệp, tính cách con người, đến đấu tranh các thói xấu, tệ nạn đương thời, giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có thêm dữ liệu. Qua bài ca dao “Vui nhất là chợ Đồng Xuân” ta thấy cảnh nhộn nhịp của cái chợ lớn nhất kinh thành. Nào là “Cổng chợ có chi hàng hoa/Có người đổi bạc chạy ra chạy vào/Lại thêm “sực tắc” bán rao ” cho đến “Có người bán lược, bán gương/Có người bán cả hòm rương, tủ quầy/Có người bán dép, bán giày/Có người bán cả ghế mây để ngồi ” và thêm “Lại còn kẻ cắp như rươi/Hở cơ chốc lát, tiền ôi mất rồi”. Muốn biết 36 phố phường xưa phải tìm đến bài ca dao “Rủ nhau chơi khắp Long Thành” có liệt kê các tên phố cũ bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Còn đọc bài ca dao dưới đây ta hiểu được các nghề thủ công của từng làng thuộc vùng đất phía Nam huyện Thanh Trì: Làng Đam bán mắm tôm xanh Làng Họa đan đó, làng Tranh quay guồng Đông Phù cắp thúng đi buôn Đông Trạch bán thịt, làng Om vặn thừng Tương Trúc thì giỏi buôn sừng Tự Khoát đan thúng, Vẹt từng làm quang Đất lề Kẻ Chợ còn là nơi lắm người “khéo tay hay nghề” và những đặc sản quý hiếm: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”, “Mực cầu Cậy, giấy làng Hồ”, “Sù, Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đẵm bơi thuyền” và cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây, cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì Lại còn những làng hoa: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Tân làm ngẩn ngơ các du khách đến thăm - trước cảnh đẹp, người đẹp, đã thốt lên: Hỏi người xách nước tưới hoa Có cho ai được vào ra chốn này Và ướm lời hò hẹn: Hỡi cô đội nón ba tầm Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang Phiên rằm cho chính Yên Quang Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua Nhưng bên cạnh cái “phồn hoa đệ nhất kinh đô” ấy, ca dao đã không quên một thực tế của dân nghèo Hà Nội dưới thời Pháp thuộc: Văn minh đèn điện sáng lòe Thông thương kỹ nghệ mọi bề chấn hưng Chỉ cánh áo ngắn khốn cùng Làm lụng suốt tháng vẫn không đủ dùng Bữa cơm, bữa cháo nhạt nhùng Thôi đành nheo nhóc bọc đùm lấy nhau. Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 3 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ Ca dao không né tránh đấu trạnh, sẵn sàng vạch mặt: - Ông quan ở huyện Thanh Trì Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê. - Cha đời lính Tẩy, lính Tây Hễ trông thấy gái giở n_ xì xồ - Đốc Hà áo gấm, áo hoa Mẹ tôi váy đụp đã ba, bốn tầng Cũng như phê phán hủ tục trong việc cưới: - Trèo lên cây gạo cao gao Lệ cheo làng Nhói độ bao nhiêu tiền? - Cheo thời có bẩy quan hai Lệ làng khảo rể trăm hai mươi vồ Thôi thôi tôi giã om cô Tiền cheo cũng nặng trăm vồ cũng đau! Người Hà Nội thường tự hào với câu ca dao xưa: - Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An Hoặc: - Chẳng thơm cũng thể hoa mai Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh Tràng An, Thượng Kính là chỉ Kinh Đô, là Thăng Long, Hà Nội. Trong cuộc sống vận động nếp sống văn minh câu ca đã biến dạng thành: - Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô. Thay hai tiếng Thủ đô cho rõ ràng, rành mạch hơn. Trong kho tàng ca dao Hà Nội cũng còn bao câu khác hình tượng hóa sự thanh lịch ấy: - Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng. - Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu, khẽ gõ bên thành cũng kêu. - Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. - Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe - Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời Từ “người thanh” chuyển hóa thành “người khôn”, rồi “người ngoan”, ca dao đã đặt định cho thanh lịch tương ứng và đồng nghĩa với khôn - ngoan rồi. Bên sự ca ngợi chung còn có ca ngợi riêng, ví như với cô gái Trại làng hoa Ngọc Hà: - Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm. Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ: - Mình từ làng kẹo mình ra Nên mình nói ngọt cho ta phải lòng. Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 4 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải: Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ. Thanh, lịch đã trở thành truyền thống của người Thăng Long - Hà Nội, một vầng sáng của tâm thức Việt Nam. Nói đến thanh là nói đến sự thanh cao trong tư tưởng, đạo đức, tình cảm, tâm hồn; là nói đến thanh nhã trong nói năng, hành động; là nói đến thanh đạm trong cuộc sống đời thường và thanh liêm với của cải xã hội. Còn lịch, phải chăng là đề cập đến sự lịch lãm - xem nhiều, lịch duyệt - hiểu rộng, lịch thiệp trong giao tiếp và lịch sự trong ứng xử. Nếu như ở vế thanh, con người phải học tập, rèn luyện tu dưỡng mới có, thì ở về lịch lại do sự từng trải và kinh nghiệm sống đúc kết nên. Phải có cảnh thanh và lịch mới đầy đủ trọn vẹn. Trong thực tế, ta đã từng gặp người thanh mà không lịch, hoặc ngược lại. Thăng Long - Hà Nội là chốn hội tụ tinh hoa đất nước, trong đó có tinh hoa phẩm chất nhân cách và lối sống. Không chỉ hội tụ, mảnh đất trái tim Tổ quốc này còn sàng lọc, kết tinh hương hoa trăm miền để tạo nên bản sắc thanh lịch tiêu biểu cho mình, cho dân tộc mình, để rồi lại tỏa sáng ra trăm miền đất nước. Thanh lịch không phải là thứ trừu tượng, nó được thể hiện rõ rệt trên nhiều mặt của cuộc sống, trong nhiều lĩnh vực: ăn nói, ăn mặc, ăn học, ăn làm, ăn ở, ăn uống cho đến ăn chơi trong lối sống và trong các phong tục, tập quán khác. Nó cũng không phải là thứ bất biến mà có thay đổi điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung, tước bỏ qua từng thời đại lịch sử, qua mỗi chế độ xã hội, để thích ứng với cuộc sống và phần nào phù hợp với luật pháp đương thời. Những câu ca dao - ngạn ngữ nói về cổ tích, truyền thuyết Hà Nội nếu không dựng lại hình tượng của những nhân vật anh hùng chống giặc cứu dân thì cũng là phản ánh công cuộc xây dựng đất nước, thể hiện ý chí bất khuất, lòng yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa của nhân dân ta. Truyện ông Gióng lên ba đã xin vua đúc ngựa sắt, roi sắt diệt giặc Ân, lập xong chiến công kỳ vĩ đã không màng danh lợi, phi ngựa sắt về trời. Truyện đức thánh Chèm - người dũng sĩ khổng lồ, đã vang danh ngoài biên ải nước láng giềng, giàu sang phú quí không níu được chân, vẫn trở về nằm xuống ở mảnh đất quê hương. Truyện An Dương Vương xây thành ốc được thần tiên giúp đỡ. Truyện ông Không Lộ dùng phép màu thu đồng đen của nước phương Bắc đem về đúc chuông, chuông gióng lên. Trâu Vàng từ bên đó lồng sang giẫm nát một vùng thành hồ Tây, rồi chạy về phía Đông Nam, dấu chân vạch nên sông Kim Ngưu bây giờ. Thực và ảo đan xen, tạo màn sương bao phủ lên cảnh vật, làm cho không gian Thăng Long - Hà Nội thêm diệu huyền đậm đà chất tâm linh cổ kính. Kho tàng văn nghệ dân gian ấy là vốn quí cần được sưu tầm, khai thác, bảo vệ và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Lấy xưa phục vụ nay là phương châm đúng đắn của việc bảo tồn di sản văn hóa. Vốn văn nghệ dân gian thường nằm trong lớp người cao tuổi. Họ có thể ra đi bất kỳ. Bởi vậy, nhanh chóng tìm hỏi, ghi chép lại là việc làm cấp bách của chúng ta. Hội văn nghệ dân gian Hà Nội nhiều năm qua được sự giúp đỡ của các cơ quan hữu trách đã liên tiếp mở các cuộc điền dã đi sâu tìm hiểu về các làng nghề, phố nghề, về nghệ thuật ẩm thực Hà Nội, về các dòng họ tiêu biểu qua quá trình khai thác đã tìm ra nhiều câu ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, giai thoại, thần tích của n_ địa phương nơi mình cư trú. Chỉ có như vậy mới không để mất đi những viên ngọc còn rơi vãi trong dân gian. Qua ca dao cổ Hà Nội ta càng thêm yêu mảnh đất nghìn năm văn vật. Mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên cùng đất nước và Hà Nội cũng lớn lên cùng với dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường. Giang Quân Cảm nghĩ về Thăng Long - Hà Nội Năm 2010, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong tâm thức của mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn được thể hiện một tình cảm tốt khi nghĩ về vùng đất đã được chọn làm Kinh đô - Thủ đô từ ngàn năm trước. Nhiều người đều thừa nhận rằng, hiếm thấy ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam lại có vị trí và địa thế đẹp như ở đất Thăng long – Hà Nội. Đây là nơi tụ thuỷ, tụ nhân, nơi mà truyền thuyết kể lại rằng có Rồng bay. Chính vì thế đất đẹp “trời cho” như thế, nên vào mùa thu năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã ban Chiếu dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Nhà vua chọn nơi đây làm kinh đô của nước Đại Việt, với ý nguyện mong muốn xây dựng kinh đô cho muôn đời ngày càng phồn thịnh Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 5 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ theo thế Rồng bay lên. Và quả thật, tạo hoá đã ban tặng cho nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển văn hoá, kinh tế, chính trị. Điều này đã được chứng minh trải qua mười thế kỷ. Với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn luôn khẳng định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của nước Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội tới nay sắp tròn ngàn năm tuổi. Trải qua nhiều triều đại, nơi đây đã tiếp nhận rất nhiều những giá trị tinh tuý văn hoá của mọi vùng miền đất nước và xa hơn nữa là của bạn bè quốc tế năm châu. Với bản lĩnh và những nét tài hoa của người Thăng Long - Hà Nội, nền văn hoá nơi đây đã nhân lên những điều hay, xoá đi những điều dở, tạo nên một nền văn hoá có bản sắc riêng đầy quyến rũ, đó là văn hoá “Tràng An”. Không chỉ những người sống ở Hà Nội, hay những người yêu Thủ đô mới có tình cảm sâu sắc với Hà Nội, mà tất cả những ai đã từng đặt chân đến nơi đây, hoặc đã nghe kể về lịch sử, về những đặc điểm rất riêng của Hà Nội, cũng như đã từng tìm hiểu những nét hết sức tinh tế của con người Tràng an đều trân trọng những nét văn hoá đẹp đến xiêu lòng ở vùng đất Thăng Long. Chính những nét đẹp văn hoá cùng với những chiến công hiển hách của Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay, mà người Việt Nam mãi mãi không thể nào quên câu thơ đầy cảm xúc “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” của tướng quân Huỳnh Văn Nghệ đã đi vào tâm thức của mỗi người. Điều mà mỗi chúng ta chia sẻ cùng với tác giả là nỗi nhớ nhớ Hồ Gươm, nhớ tháp Rùa, tháp Bút, đó là những biểu tượng đặc trưng cho văn hóa và tâm linh của người Hà Nội. Không những thế, Thăng Long – Hà Nội từ ngàn năm nay đã sản sinh ra biết bao văn nhân, sĩ phu và nhân tài cho đất nước. Cho đến tận bây giờ, Hà Nội vẫn là nơi quy tụ những anh tài tuấn kiệt từ khắp bốn phương để cùng với nhân dân cả nước vững bước trên con đường hội nhập. Có thể nói, Hà Nội với bao giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá mà các bậc tiền nhân để lại, xứng đáng là trung tâm văn hoá của Việt Nam. Thủ đô Hà Nội - trái tim của đất nước, thành phố vì hoà bình đã được biết đến với những tinh hoa được chắt lọc từ văn hoá ngàn năm, từ muôn phương kết tụ. Là đất Kinh đô ngàn năm văn hiến, văn hoá Hà Nội là nơi hội tụ và kết tinh biết bao những giá trị văn hoá tinh hoa của mọi miền Tổ quốc. Cùng với sự tiếp biến văn hoá của bốn phương, hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng đất này ngày càng được làm giàu thêm, làm cho văn hoá nơi đây càng thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá đất Tràng An. Tinh hoa văn hoá của đất Kinh kỳ được biểu hiện qua những di sản văn hoá, nó phản ánh một cách chân thực truyền thống sinh hoạt của người Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. Từ xưa đến nay người dân Thăng Long - Hà Nội luôn tự hào là đã có nhiều người đỗ đạt cao, là nơi quy tụ của nhiều nhân tài trong cả nước, chính vì vậy mà nơi đây để lại một kho tàng tri thức, văn hoá đồ sộ cho dân tộc, chẳng thế mà người ta gọi Thăng Long là đất ngàn năm văn hiến. Những tinh hoa về văn hoá của đất Thăng Long xưa đã để lại cho đời nay những di sản vô cùng quý giá thì không thể nào kể hết và bổn phận của những người hậu thế phải trân trọng, biết ơn, bảo tồn và giữ gìn những nét đặc sắc văn hoá ấy. Khi nói tới văn hoá người ta không thể không nhắc đến tính cách của con người và ở đây là tính cách của con người Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. Qua nghiên cứu và cảm nhận của một số nhà nghiên cứu, cũng như nhiều người đã sống lâu năm ở Hà Nội, khi nói và viết về tính cách người Hà Nội xưa và nay, đã làm cho không ít người phải trầm tư, trăn trở. Tuy không phải tất cả những người Hà Nội đều như thế và cũng không phải một người chứa đựng tất cả những đức tính tốt hay xấu như vậy, với cách trình bày tổng Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 6 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ quát không ám chỉ vào ai, các tác giả muốn nói lên tất cả những tính cách của con người Hà Nội. Những tính cách này có thể có ở người này nhưng không có ở người kia. Vì vậy, những điều trình bày ở đây về tính cách của người Hà Nội cũng chỉ là sự sưu tầm những nhận xét của các bậc tiền nhân và của một số nhà nghiên cứu, cũng như muốn truyền tải cảm nhận của một số người đã gắn bó nhiều năm với Hà Nội. Người ta nói rằng, người Thăng Long xưa luôn tự hào mình là người “Kẻ Chợ”. Đó là những người từ khắp nơi, khắp chốn đến với Kinh đô, là dân tứ xứ (Đông - Đoài -Nam - Bắc), hay dân tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc). Người Hà Nội vốn tài hoa khéo léo, đa cảm mà cũng rất giàu tính nhân văn, con người Hà Nội vốn thông minh và ham học hỏi, thanh lịch, ít theo đòi, đi đâu cũng dễ để lại ấn tượng tốt đẹp cho mọi người. Trong quan hệ, người Hà Nội tỏ ra lịch sự, luôn biết người biết ta, biết chơi và cũng chịu chơi, nhưng không ham chơi quá mức mà chăm làm, chắt chiu nhặt nhạnh. Trong nói năng thì vui vẻ, suy nghĩ luôn giữ chừng mực, không có tính cực đoan, thái quá, nghĩ thì sâu lắng trầm tư, làm thì có độ, không quá trớn. Cách ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử. Người Hà Nội khá kín đáo, tinh tế, ý nhị, ít muốn biểu lộ ra ngoài. Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Con trai Hà Nội có tiếng là hào hoa, phong nhã, có đôi chút tài ba. Con gái Hà Nội nổi tiếng là dịu dàng, e ấp, thuỳ mị, nết na làm say đắm lòng người, nhất là những người phụ nữ đất Kinh kỳ xưa nổi tiếng về công - dung - ngôn - hạnh, ai cũng rất giỏi những công việc nữ công gia chánh. Người ta bảo rằng, người Hà Nội xưa “khéo tay hay nghề đất lề Kẻ chợ” nên sành ăn, sành chơi không thích kiểu “chém to kho mặn”. Ngày xưa, người Hà Nội quan niệm rằng: “Thịt thái không vuông vắn thì không ăn, chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi“. Xem ra đó là phong cách ăn uống của người Hà Nội, điềm đạm mà từ tốn. Người Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng không quá cầu kỳ. Miếng thịt nên xắn nhỏ, khi gắp thì vừa bát. Trứng cũng thế, ít ai bỏ cả quả trứng vào chén cơm mà không cắt nó ra làm đôi, rồi ăn từng nửa một. Ăn quả chuối, hay bắp ngô thì cũng bẻ làm đôi trước khi ăn… Còn về chuyện ăn mặc. Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể thì ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà thì mặc áo dài nền nã, mà kín đáo. Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu “Áo rách khéo vá hơn lành vụng may” và “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đất Kinh kỳ xưa là nơi “tụ thuỷ, tụ nhân”, nhân tài từ xứ (Đông - Nam - Đoài - Bắc) nô nức về kinh đô học tập, sinh sống, thi cử, hành nghề, làm quan, điều đặc biệt là người dân tứ xứ đến Thăng Long sinh sống phần lớn là những người tài giỏi, họ mang “bách nghệ” về làm ăn ở 36 phố phường Hà Nội. Còn về văn hoá ẩm thực thì không ai có thể chê vào đâu được. Nhiều người nói rằng hiếm thấy ở đâu lại có văn hoá ẩm thực phong phú, đa dạng và tinh tế như ở Hà Nội. Quả thật đúng như vậy, nếu ai đó đã một lần được thưởng thức hương vị ẩm thực ở Hà Nội thì chắc hẳn sẽ khó quên, trong suy nghĩ của những du khách đã đến Hà Nội có lẽ đều mong ngày nào đó sẽ trở lại nơi này để lại được thưởng thức những hương vị thơm ngon các món ăn của Hà Nội. Bên cạnh những tính cách tốt đẹp và những nét tài hoa của người vùng đất Thăng Long, thì con người Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay cũng có không ít nhược điểm, đó là những biểu hiện khó hợp tác, thích làm một mình, chưa quen làm những việc lớn, làm gì cũng dè dặt sợ chê bai, hơi có chút dèm pha, đố kỵ. Người Hà Nội nặng những suy nghĩ về những kỷ niệm đã qua, chính vì vậy mà đôi khi có tính bảo thủ. Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 7 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ Ăn uống nhồm nhoàm, ồn ào, vừa ăn vừa văng tục, nói phét. Chỗ ngồi ăn ở các quán trên bàn xương xẩu, dưới đất giấy ăn trắng xóa, trông rác rưởi, bề bộn, mất vệ sinh. Mà người ta như không cảm giác e ngại, cứ điềm nhiên ngồi chén trên… một đống rác. Cách mặc của người Hà Nội nay cũng rất đáng phải bàn, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Hà Nội từ lâu đã là nơi tụ hội của rất nhiều người khác nhau thuộc mọi miền đất nước nên cũng chịu ảnh hưởng của tính cách của con người từ những vùng quê khác mang đến, cùng với sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, tính cách người Hà Nội ngày nay đã có nhiều thay đổi, những hiện tượng tiêu cực cùng với nếp sống có phần thiếu văn hoá của một bộ phận không nhỏ người dân Hà Nội phần nào cũng đã làm nhạt nhoà hình ảnh hào hoa, thanh lịch của người dân chốn Kinh thành đã có một thời rất đỗi tự hào. Những năm gần đây một số nhà khoa học và cả những người dân đã có thời gian sống vài chục năm ở Hà Nội cho rằng nhiều tính cách tốt đẹp của người Hà Nội xưa đã dần mất đi, có những tính cách của con người tưởng như đã đi vào tiềm thức thì đến nay chỉ còn là hoài niệm đẹp đẽ. Nhiều người cũng cho rằng văn hoá Tràng An đã và đang bị tổn thương, bị tấn công, bị xâm hại, điều đó đã làm cho những ai yêu Hà Nội phải nặng lòng suy nghĩ. Ai cũng biết rằng văn hóa là những giá trị được hình thành bắt đầu từ cách ứng xử của con người với con người, giữa con người với môi trường sống xung quanh. Văn hoá được kết tinh từ những nét đẹp truyền thống, có khi cả hàng nghìn năm mới hình thành nên bản sắc, nhưng thật đáng buồn là nếu phá đi những nét đẹp văn hoá thì có khi chỉ cần vài chục năm. Nhiều người nói rằng so với vài ba chục năm về trước, người ta thấy mất dần cảnh “chị ngã, em nâng”, đã mờ đi những cảm giác của con người về lối sống “tối lửa tắt đèn có nhau”, hoặc chỉ còn phảng phất cảm giác “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, mà thay vào đó người ta thấy nhiều hơn cảnh “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, sửng cồ, gây gổ, đánh nhau nhiều khi hết sức vô cớ; hoặc cảnh người ngay sợ kẻ gian, nói tục chửi bậy và giọng nói pha tạp thô tục lấn dần sự rành rẽ, chuẩn xác, tròn vành rõ chữ, dịu ngọt vốn là nét đặc trưng lâu đời của tiếng nói người Hà Nội. Lối sống vô cảm, vô lương tâm, vô trách nhiệm với con người, với cộng đồng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều đã đến mức báo động Trước thực trạng đó, không ít người, nhất là những người có trách nhiệm đã thấy, nhưng khi tham gia các cuộc họp hay hội nghị bàn bạc để giải quyết vấn đề này, thì những biện pháp đưa ra để bảo tồn những giá trị văn hoá, hay tìm cách khôi phục lại những nét đẹp về văn hoá, về tính cách của con người Thăng long xưa, thì phần lớn những giải pháp đưa ra vẫn chỉ vẫn là lý thuyết chung chung, ít có tính khả thi và hình như thiếu đi sự quyết tâm của cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm. Bởi trong thực tế hiện nay, sự giáo dục con người từ gia đình, nhà trường đến xã hội, đang mang nặng tính chất giáo điều, khuyên răn, mà chưa làm cho mọi người nhận thức sâu sắc, cảm thấy có trách nhiệm tự giác hoặc bắt buộc con người phải tuân thủ nếp sống có văn hoá. Không hiểu vô tình hay hữu ý, nhưng hình như chúng ta đang đánh mất dần những giá trị văn hoá, có nghĩa là chúng là đang dần tự đánh mất mình, đánh mất cả môi trường sống tốt đẹp để chuốc lấy sự lo âu về mất an toàn, an ninh trong cuộc sống. Cách ứng xử mang tính áp đặt từ trên xuống, lời nói không đi đôi với việc làm đã khiến cho việc thực hiện văn hóa ở nhiều người, nhiều nơi trở nên giả dối, người nói thì cứ nói, người làm thì cứ làm, người thờ ơ không làm thì cũng chẳng sao. Khi đứng trước những sự chướng tai gai mắt người ta thường so sánh: “Ngày xưa ấy à…”, hay: “Ngày xưa thế này, ngày xưa thế nọ…” đến nỗi có một câu mong ước cửa miệng của không ít người nuối tiếc về một thời: “Bao giờ cho đến ngày xưa”. Nhiều người đã chạnh lòng trước những trăn trở thường nhật của người Hà Nội. Thương lắm Hà Nội ơi! Hà Nội bây giờ nhiều người cho rằng nó chỉ đẹp trong mơ, để lại cho mỗi người yêu Hà Nội bao luyến tiếc Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 8 Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội________________________________________________________ về những giá trị văn hoá đất Thăng Long đã bị mất đi, để rồi bao nhiêu mong muốn giá như tính cách người Hà Nội lại đẹp như xưa, giá như không có bọn tham nhũng, chỉ biết tàn phá, mà không chú tâm bảo vệ những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, để những giá trị văn hoá ngày càng tốt đẹp hơn trở thành hiện thực. Từ sự thật nghiệt ngã này, thiết nghĩ ngay từ bây giờ, các cấp, các ngành, các đoàn thể cần có biện pháp giáo dục để mọi người hiểu rằng nền tảng của văn hóa chính là cái tâm trong sáng, lành mạnh của mỗi người. Đó là làm sao cho mọi người thực sự tôn trọng danh dự, tôn trọng nhân cách và lợi ích của con người, của tổ chức, cộng đồng, của xã hội. Đồng thời, tự mỗi người phải có lòng tự tôn, tự trọng và trách nhiệm với người khác, đó chính là lẽ sống, cách sống và tư chất cần có của người Hà Nội muốn đạt đến độ thanh lịch, văn minh và hiện đại. Dẫu biết rằng để thay đổi ý thức của con người là một việc làm không đơn giản, không thể trong ngày một ngày hai. Nhưng cũng không thể ngồi chờ để có một phép màu nhiệm nào đó có thể làm thay đổi ý thức của con người đang sống trong một thế giới hiện hữu. Chính vì vậy, muốn bảo tồn, phát huy và xây dựng nhân cách người Hà Nội thanh lịch theo hướng văn minh và hiện đại, thì chúng ta cần phải kiên trì giáo dục sao cho có tính thuyết phục, để làm cho mỗi người tự thay đổi ý thức, cách ứng xử, hành vi có văn hóa của mình ngay từ trong gia đình, nhà trường, ở tổ dân phố, khu dân cư, ở cơ quan công sở, nơi công cộng. Đặc biệt cần nêu cao cách giáo dục bằng phương pháp nêu gương. Đó là người lớn làm gương tốt cho trẻ con, cán bộ làm gương tốt cho nhân viên, cấp trên phải làm gương tốt cho cấp dưới, đảng viên làm gương tốt cho quần chúng, bố mẹ làm gương tốt cho con cái, thầy cô giáo làm gương tốt cho học sinh… Có như vậy, người Hà Nội mới dần dần lấy lại sự văn minh và thanh lịch vốn có từ thuở xưa. Phấn đấu để Hà Nội của chúng ta xứng đáng với danh hiệu thành phố vì hòa bình, thành phố xanh - sạch - đẹp; xứng tầm với thành phố đã có bề dày một nghìn năm văn hiến. Nhưng để làm được và giữ được danh hiệu đó, điều quan trọng nhất là ý thức của mọi người và cả của các cơ quan quản lý cùng tự giác, cùng quyết tâm chung tay thực hiện. Đã đến lúc, người Hà Nội cần phải sống xứng đáng hơn với truyền thống văn hoá của vùng đất Thăng Long, từ ý thức và hành động để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tất cả những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, nhất là bảo vệ những thuần phong, mỹ tục, nếp sống thanh lịch, lối ứng xử văn minh. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã và đang tuyên truyền và từng bước khôi phục những giá trị văn hoá truyền thống, phát triển văn hóa và xây dựng nhân cách người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại. Nhưng theo đánh giá của các cơ quan chức năng và của cả nhiều người dân thì kết quả thực hiện cho đến hiện nay vẫn chưa được như mong muốn. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao nhận thức của mọi người, mà bắt đầu thực hiện từ trên xuống dưới, từ đảng viên tới quần chúng, từ trong nhà trường đến gia đình và xã hội. Chúng ta cần xử lý nghiêm khắc những phần tử thoái hoá biến chất trong các cơ quan công quyền, cơ quan hành chính sự nghiệp những cán bộ chỉ nói mà không làm. Kiên quyết loại trừ các thói hư tật xấu, các hủ tục đã tồn tại khá lâu và đang có nguy cơ phát triển trong nhân dân. Thực hiện nghiêm các qui định của Đảng và Nhà nước, quyết tâm làm lành mạnh hoá các hoạt động văn hoá, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên mắc sai phạm trong những qui định về nếp sống văn hoá. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn văn hoá và tính cách người Hà Nội sẽ có những chuyển biến tích cực, xứng đáng với những kỳ vọng của nhân dân cả nước./. Ngô Văn Khoa : NTT – Đăk Mil – Đăk Nông______________________________________________________________ 9 . Tìm Hiểu _ 1000 năm Thăng Long – Hà nội_ _______________________________________________________ Trong kho tàng ca dao dân gian Việt Nam có biết bao câu ca nói về Thăng Long - Hà Nội, ca. bất khuất, kiên cường. Giang Quân Cảm nghĩ về Thăng Long - Hà Nội Năm 2010, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong tâm thức của mỗi chúng ta, ai cũng. một cách chân thực truyền thống sinh hoạt của người Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. Từ xưa đến nay người dân Thăng Long - Hà Nội luôn tự hào là đã có nhiều người đỗ đạt cao, là nơi quy tụ của

Ngày đăng: 11/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w