Giảm stress cho nhân viên Công ty thường mong muốn nhân viên làm việc hết mình với năng suất cao. Tuy nhiên, nếu nhân viên bị quá nhiều áp lực trong công việc, thì sẽ gây ra hậu quả tai hại như: mệt mỏi, không tập trung dẫn tới sản phẩm không đạt chất lượng hay tai nạn lao động, xin nghỉ việc làm công ty bị chảy máu chất xám, thông tin bị tiết lộ vào tay đối thủ, thiệt hại về chi phí huấn luyện Là giám đốc điều hành, bạn có biết làm cách nào để có thể thúc đẩy nhân viên hăng say làm việc, nhưng không đẩy họ tới tình trạng căng thẳng? Bốn giải pháp sau đây tuy đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu. Cảm ơn nhân viên và gia đình họ Bày tỏ sự cảm kích làm cho nhân viên cảm thấy sếp đã thấu hiểu được áp lực trong công việc của họ, coi họ như những cộng sự chứ không phải là người làm thuê và điều đó cũng giúp đạt được sự ủng hộ từ phía gia đình họ. Hãng thầu xây dựng Robins & Morton, ở thành phố Birmingham, tiểu bang Alabama (Mỹ), đã có cách cư xử rất đắc nhân tâm. Trước khi chuyển hai giám đốc đến tham gia một dự án ở cách xa nơi gia đình họ cư ngụ hàng trăm cây số, sếp đã gởi quà tặng gồm đồ chơi và bánh kẹo cùng với thư cảm tạ về sự chia sẻ với công ty được viết bằng tay tới vợ và con của họ. Tuy đây chỉ là hành động nhỏ thể hiện Công ty rất trân trọng sự hy sinh của gia đình, nhưng lại tác động rất tích cực đến tâm lý của nhân viên và gia đình họ. Tạo cơ hội nghỉ ngơi hợp lý Sếp có thể giúp nhân viên thư giãn bằng những cách vui tươi để tạm thời thoát ra khỏi công việc trong phút chốc. Dixon Schwabl, hãng quảng cáo và PR ở thành phố Rochester, tiểu bang New York (Mỹ), đã có cách làm rất ngộ nghĩnh và hữu hiệu. Hàng tuần, họ đặt mua kem ở gần công ty để nhân viên vừa có dịp thưởng thức món kem ngon lành miễn phí, vừa được xả stress trong bầu không khí vui tươi. Bên cạnh đó, Dixon Schwabl còn tổ chức sự kiện “Những ngày thứ Năm mộc mạc” trong suốt các tháng mùa Đông. Chưa hết, nếu cần xả stress đột ngột, nhân viên của Dixon Schwabl có thể tận dụng “phòng la hét” được thiết kế dành riêng để mặc tình la hét thật lớn trong đó nhằm trút hết sự bực bội trong lòng. Quan tâm tới giờ làm việc và hành động chứ không nói suông Tại Công ty Nghiên cứu và Kỹ thuật Trực giác ở thành phố Huntsville, tiểu bang Alabama (Mỹ), Ban giám đốc đã theo dõi số giờ làm việc để bảo đảm nhân viên không làm quá 80 giờ/hai tuần. Công ty cho rằng, nhân viên phải làm việc quá số giờ quy định có nghĩa là việc quản trị công việc không tốt nên họ làm việc không hiệu quả, hoặc cần tăng cường thêm nhân viên để giải quyết công việc. Do thấy được chuyện làm việc quá giờ ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài đến nhân viên, khách hàng, Ban giám đốc đã quyết định các trưởng bộ phận phải có trách nhiệm với giờ làm việc của nhân viên thuộc cấp và cho đóng cửa công ty vào lúc 17 giờ 30. Điều đó có nghĩa là mọi người phải ra về cùng lúc. Gởi những thông điệp thể hiện sự quan tâm đến nhân viên. Có lẽ biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn tình trạng kiệt sức của nhân viên là những thông điệp bằng lời nói hay thông qua hành động được gửi đến nhân viên từ sếp. Sau khi biết được nhiều nhân viên đã không sử dụng ngày nghỉ phép hằng năm được cấp, Ban giám đốc của McMurry, hãng tiếp thị ở thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona (Mỹ), đã tích cực giải thích về tầm quan trọng của thời gian nghỉ phép và trợ giúp nhân viên sử dụng ngày phép một cách hợp lý. Ban giám đốc đã nói về chủ đề này trong suốt buổi họp, thông báo trên bản tin công ty và yêu cầu nhân viên cùng với cấp quản lý bổ sung lịch nghỉ phép vào bản kế hoạch cá nhân. . Giảm stress cho nhân viên Công ty thường mong muốn nhân viên làm việc hết mình với năng suất cao. Tuy nhiên, nếu nhân viên bị quá nhiều áp lực trong công. ngăn chặn tình trạng kiệt sức của nhân viên là những thông điệp bằng lời nói hay thông qua hành động được gửi đến nhân viên từ sếp. Sau khi biết được nhiều nhân viên đã không sử dụng ngày nghỉ. làm việc của nhân viên thuộc cấp và cho đóng cửa công ty vào lúc 17 giờ 30. Điều đó có nghĩa là mọi người phải ra về cùng lúc. Gởi những thông điệp thể hiện sự quan tâm đến nhân viên. Có lẽ