1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Làm CEO là cả một nghệ thuật ppsx

5 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 177,47 KB

Nội dung

Làm CEO là cả một nghệ thuật Trong thời đại kinh tế tri thức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) thường thể hiện ở sản phẩm, công nghệ, phương thức quản lý DN nào biết nắm được tri thức, biết sáng tạo, thì DN đó nắm được thế chủ động. Thu phục người giỏi hơn Thời Tam quốc, Lưu Bị không thể bì với Khổng Minh về trí thông minh và tài mưu lược. Nhưng ông khôi phục được nhà Hán nhờ tài thu dụng quân sư giỏi về với mình. Thời Tây Hán, sau khi giành được thiên hạ, Lưu Bang có nói: "Về mưu lược, ta không bằng Trương Lương. Phòng thủ quốc gia, vỗ về trăm họ, cung cấp quân lương, vận chuyển thông suốt ra tận chiến trường, ta không bằng Tiêu Hà. Thống soái trăm vạn đại quân, đánh phải thắng, tiến công là giành được, ta không bằng Hàn Tín. Ba người này là hào kiệt trong thiên hạ. Ta có thể tin và dùng họ là nguyên nhân ta giành được thiên hạ". Trên mộ của Standford - người sáng lập trường đại học mang tên mình (đứng thứ 4 của thế giới) có khắc dòng chữ: "Nơi đây an nghỉ một người mà tài duy nhất là biết cách quy tụ những người tài gấp ngàn lần hơn mình để cùng hướng đến hoàn thành mục tiêu đề ra". Từ thực tế cuộc sống, từ cội nguồn của mọi vấn đề và trong bối cảnh hội nhập hiện nay, hơn ai hết, CEO phải là người biết cách quy tụ và đánh thức tiềm năng của những người giỏi hơn mình để cùng nhau hướng tới mục tiêu đã định. Đó là phẩm chất, là tài lãnh đạo của một CEO. Nhận thấy điểm mạnh, yếu của mình Để làm được điều trên, CEO phải tạo ra một môi trường thúc đẩy sáng tạo bằng việc nhận ra điểm mạnh thật sự của người giỏi và bố trí công việc phù hợp, động viên tinh thần và khen thưởng vật chất. Tập trung vào điểm mạnh của mỗi người sẽ tạo ra nhiều người giỏi hơn. Ông Matsushita Konosuke là một trong 20 nhà DN tài ba, lỗi lạc nhất thế kỷ 20. Sau gần 60 năm ở vị trí lãnh đạo, ông xây dựng sự nghiệp từ một xưởng làm đuôi đèn nhỏ bé trở thành Công ty Matsushita nổi tiếng khắp thế giới, với các sản phẩm mang tên Panasonic, National. Theo ông, đã là nhà lãnh đạo thì nên nhìn vào điểm mạnh sáu phần, điểm yếu bốn phần. Tất nhiên, tùy theo công việc cụ thể mà xem xét, những điểm yếu đó có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả công việc. CEO phải làm sao khai thác triệt để điểm mạnh của nhân viên và tìm cách hạn chế điểm yếu. Một câu hỏi đặt ra: Người giỏi luôn được trải thảm, mời mọc, họ thừa khôn ngoan để chọn cho bản thân mình một CEO để phục vụ, thì tại sao họ không làm việc cho người khác mà làm việc cho bạn? Họ phấn đấu hết sức mình cho bạn? Đem lại cho bạn những giá trị lớn như vậy? Câu trả lời là người quản lý phải có cái gì đó thu phục họ, có cái gì đó làm cho họ muốn gắn bó và cống hiến, có cái gì đó họ cảm nhận giống như một phần của chính họ. Như vậy, việc sử dụng người có tính tương tác hai chiều: sử dụng và được sử dụng. Ngạn ngữ có câu: Dùng người thì được người dùng. Đánh thức tiềm năng nhân viên Chưa bao giờ, vai trò con người, nguồn nhân lực lại được xem trọng như hiện nay. Thành công trên thương trường của DN do con người quyết định và nhiệm vụ của CEO là thu dụng người giỏi về với mình, đánh thức tiềm năng nhân viên, biến tiềm năng của họ thành tiềm năng, giá trị của DN. Hệ thống của con người chủ yếu là hệ thống cảm xúc. Những cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, ghét, thiếu can đảm, bất mãn ) ngăn cản dòng chảy tiềm năng. Nếu trong DN, CEO cho phép những cảm xúc tiêu cực lớn lên, chúng ảnh hưởng đến nhân viên, có thể chiếm lấy hành vi, ngăn cản việc đánh thức tiềm năng của nhân viên và cuối cùng những người giỏi không thể ở lại với DN được. Những người giỏi ra đi, đồng nghĩa với việc giảm tiềm năng và giá trị của DN. Về phương diện này, CEO phải tạo một môi trường làm việc như thế nào để kết nối động cơ làm việc - những người giỏi - với mục tiêu, sứ mệnh của DN, để tăng cường và đánh thức tiềm năng của nhân viên. Tóm lại, với CEO Việt, với đội ngũ doanh nhân, các nhà quản lý DN, điều quan trọng là biết cách quy tụ và đánh thức tiềm năng những người giỏi hơn mình. Đây chính là nghệ thuật lãnh đạo. Nghệ thuật này căn cứ vào chỗ am hiểu tính tình, tài năng, sở trường của người mình muốn dùng, và những bí quyết thu tâm gây tín nhiệm, thiện cảm nơi họ, cùng với việc sáng suốt chuyển hướng tinh thần họ theo xu hướng tinh thần của mình, của DN. Làm được việc này là đạt tới mức tinh xảo trong sử dụng người. . Làm CEO là cả một nghệ thuật Trong thời đại kinh tế tri thức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) thường thể hiện ở sản phẩm, công nghệ, phương thức quản lý DN. mình một CEO để phục vụ, thì tại sao họ không làm việc cho người khác mà làm việc cho bạn? Họ phấn đấu hết sức mình cho bạn? Đem lại cho bạn những giá trị lớn như vậy? Câu trả lời là người. với CEO Việt, với đội ngũ doanh nhân, các nhà quản lý DN, điều quan trọng là biết cách quy tụ và đánh thức tiềm năng những người giỏi hơn mình. Đây chính là nghệ thuật lãnh đạo. Nghệ thuật

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:20

w