1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chơi ngốc nghếch, thắng thông minh pdf

6 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chơi ngốc nghếch, thắng thông minh Nhiều tình huống trong đời sống kinh doanh đòi hỏi người lãnh đạo phải biết tỏ ra ngốc nghếch để trở thành người thắng cuối cùng Tác giả Anthony Tjan là CEO, Cộng sự quản lý và là nhà sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Cue Ball. Vừa là doanh nhân, nhà đầu tư, và cố vấn cấp cao, Tjan đã xây dựng được cho mình hình ảnh một nhà thành lập doanh nghiệp có uy tín. Một cộng sự của tôi khá tâm đắc với câu nói mà anh nghe được từ người bác của mình: "Hãy chơi một cách ngốc nghếch và giành phần thắng một cách thông minh". Bác anh là một tay chơi bài poke cừ khôi với khả năng che giấu cảm xúc phi thường. Khi những người cùng chơi khác tin rằng ông là kẻ "chơi ngốc nghếch", thì cuối cùng ông lại đánh bại tất cả bọn họ. Đây là một kỹ năng thực sự, bởi vì nhìn chung, não bộ thường đi sau lời nói. Chúng ta thường nói những gì mình suy nghĩ, nói trước, cón suy nghĩ và hành động sau. Vốn là một người hướng ngoại, nên tôi chưa bao giờ đánh giá hết tầm quan trọng của cái triết lý kia cho tới khi ngồi nghĩ lại và nhận ra những hình thái chung trong các cuộc đàm phán kinh doanh và các hoạt động khác mang tính rủi ro cao, trong đó việc dừng lại suy nghĩ trước khi đưa ra phản ứng có thể tạo ra cả một sự thay đổi lớn. Điều này đã khiến tôi càng thêm cố gắng áp dụng phương pháp sau trong các tình huống kinh doanh quan trọng và nhạy cảm (phương pháp này mô phỏng hoạt động của thiết bị ghi âm): 1. Dừng lại. Hãy coi các tình huống kinh doanh là một bộ phim mini mà bạn là đạo diễn. Khi phát sinh bất kỳ yếu tố mới và bất ngờ nào làm gián đoạn quá trình quay phim (VD: thông tin mới, đối thủ mới, một sự thay đổi về các nguồn lực, ), thì yêu cầu hành động đầu tiên là: hãy dừng lại. 2. Chiếu phim. Hãy "chiếu" bộ phim trong đầu và suy nghĩ về những tình huống khác nhau mà nó có thể đem lại, và về các cách sử dụng thông tin hay tình hình mới phát sinh theo hướng có lợi cho bạn. 3. Đặt chế độ câm. Hãy nhớ giữ kín những suy nghĩ của mình cho tới khi nào bạn có một lý do thuyết phục để chia sẻ chúng với người khác. Hãy suy nghĩ giống như một người chơi bài poke, và nghĩ xem liệu có lợi gì không khi chia sẻ những gì mình biết với người khác. Thường thì chẳng có lợi gì cả đâu bạn ạ. 4. Tua lại và ghi âm lại. Hãy "reset" (cài đặt lại) các hành động của mình, rồi ấn nút "ghi âm" lần nữa để hướng mình tới một kết quả như mong muốn trong đó bạn có thể "chiến thắng một cách thông minh". Hành động ngừng lại để suy nghĩ về các tình huống khác nhau có thể xảy ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cũng giống như trong vật lý, mọi hành động đều có một phản ứng cân bằng và đối ngược. Điều quan trọng là nó sẽ giúp bạn tránh được các hậu quả không mong muốn. Trong một cuộc đàm phán gần đây với một công ty khác, chúng tôi phát hiện ra rằng một công ty thứ ba cũng nhảy vào cuộc, họ lại chính là người mà chúng tôi từng định kết làm đối tác trong giao dịch này. Trước khi diễn ra cuộc đàm phán chúng tôi đã gặp gỡ và đề nghị họ cùng tham gia. Trước phát hiện này, phản ứng tức thời của tôi là gọi điện cho gã mà tôi đã nói chuyện để "đập" cho gã một trận rồi thông báo rằng từ giờ trở đi chúng tôi sẽ "cạch mặt" công ty gã. Chấm hết. Nhưng rồi tôi dừng lại và tự hỏi hành động đó có lợi gì cho mình. Trên thực tế thì lợi ích duy nhất là nó sẽ khiến tâm trạng tôi trở nên khá hơn vào ngay lúc đó. Không may là có vẻ như đây là một sai lầm chung mà nhiều người mắc phải trong quá trình đi tới quyết định "phải nói trước đã" nhằm thỏa mãn cảm xúc cá nhân - nhưng nó sẽ chẳng giúp họ tiến thêm một bước nào tới gần mục tiêu của mình. Khi "tua đi" bộ phim của mình trong đầu và cân nhắc cẩn thận những hệ quả có thể xảy ra, tôi mới nhận ra rằng giữ yên lặng và dùng những gì mình biết theo hướng có lợi cho mình sẽ có kết quả tốt đẹp gấp nhiều lần so với việc tranh cãi. Tại sao ư? Tình huống A: Khi tôi nổi điên lên, họ sẽ không có cơ hội lên tiếng giải thích cho mình, và phản ứng của chúng tôi sẽ làm giảm đi khả năng hợp tác với họ; Tình huống B: Nổi điên lên mà không kịp nghĩ tới các đối tác tiềm năng khác - điều này có thể phá hoại giao dịch của chúng tôi; Tình huống C: Nổi điên lên rồi nói với họ rằng chúng tôi sẽ một mình đàm phán - trước thông tin này họ có thể nâng giá bỏ thầu để tìm cách giành lấy giao dịch. Nói cách khác, từ một hành động bột phát đơn lẻ, chúng tôi có thể hứng chịu một loạt các rủi ro khôn lường. Bằng thái độ im lặng, chúng tôi hoàn toàn có thể tỏ ra mình đang chơi một cách ngu ngốc để rồi giành phần thắng một cách thông minh. Phát hiện này đem lại cho chúng tôi hai thông tin quý giá: thứ nhất, phía công ty kia cũng thể hiện rằng họ thực sự muốn có hợp đồng đó; thứ hai, việc họ âm thầm thực hiện giao dịch thể hiện rằng họ không có lối làm việc chuyên nghiệp, đồng thời đây cũng là một tín hiệu sớm hữu ích rằng đây không phải là đối tác lý tưởng cho chúng tôi. Vì thế, chúng tôi nhanh chóng huy động một đối tác khác, đưa ra một mức giá bỏ thầu hợp lý, và giành phần thắng. Khi để cảm xúc lấn át, chúng ta thường dễ dàng quên đi những mục tiêu mong muốn của mình. Trong câu chuyện của tôi, chính mục tiêu giành được giao dịch với mức giá hợp lý cùng với thái độ im lặng, có kiểm soát chính là những "đồng minh" đắc lực giúp chúng tôi giành chiến thắng một cách thông minh. . Chơi ngốc nghếch, thắng thông minh Nhiều tình huống trong đời sống kinh doanh đòi hỏi người lãnh đạo phải biết tỏ ra ngốc nghếch để trở thành người thắng cuối cùng Tác. "Hãy chơi một cách ngốc nghếch và giành phần thắng một cách thông minh& quot;. Bác anh là một tay chơi bài poke cừ khôi với khả năng che giấu cảm xúc phi thường. Khi những người cùng chơi khác. chúng tôi hoàn toàn có thể tỏ ra mình đang chơi một cách ngu ngốc để rồi giành phần thắng một cách thông minh. Phát hiện này đem lại cho chúng tôi hai thông tin quý giá: thứ nhất, phía công ty

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:20

Xem thêm: Chơi ngốc nghếch, thắng thông minh pdf

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w