Họ tên: Đề kiểm tra 1 tiết- môn Văn Lớp: Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI: I/ Phần 1: Trắc nghiệm: (2 điểm): Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng nhất: Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt. B. Gửi gắm lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc. C. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối. D. Cả 3 ý trên. Câu 2: Nhận định dưới đây đúng hay sai? “Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày” A. Đúng B. Sai Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất triết lý sâu xa của bài thơ Đi đường? A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công. B. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ. C. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh. D. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ. Câu 4: “Hịch tướng sĩ là bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”. Cụm từ nào sau đây phù hợp điền vào chỗ trống? A. tiếng kèn xuất quân. B. lời hịch vang dậy núi sông. C. áng thiên cổ hùng văn. D. bài văn chính luận xuất sắc. Câu 5: Mục đích của “Việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô đại cáo là gì? A. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua. B. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương. C. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no. D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến. Câu 6: Trong bài “Bàn luận về phép học”, theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là gì? A. Học để làm người có đạo đức, có tri thức. B. Học để cầu danh lợi cho bản thân mình. C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước. D. Câu A và C đúng. Câu 7: Giá trị nghệ thuật của bài văn “Thuế máu” được tạo nên từ những điểm nào? A. Hệ thống hình ảnh sinh động, xác thực, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo. B. Giọng điệu trào phúng đặc sắc: giễu cợt, mỉa mai với những từ đối lập, với những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng C. Ngòi bút lập luận sắc bén, đanh thép. D. Tất cả đều đúng. Câu 8: “Đi bộ ngao du” thuộc phương thức biểu đạt chính nào? A Tự sự C. Nghị luận B. Miêu tả D. Biểu cảm. II/ Phần 2: Tự luận: (8 điểm). Câu 1: (4 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản? Câu 2: (4 điểm): Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 dòng) nói lên cái thú đi bộ của mình trong thành phố hoặc ở thôn quê. BÀI LÀM: ĐÁP ÁN: I/ Phần 1: Trắc nghiệm:(2 điểm) Câu 1:D Câu 5:C Câu 2:A Câu 6:D Câu 3:A Câu 7:D Câu 4:C Câu 8:C II/ Phần 2: Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (4 điểm) * Yêu cầu cần đạt: 1. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”: (1 điểm) - Thuế máu- nhan đề bóc trần luận điệu khai hoá bảo hộ của TDP. - Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân một cách đanh thép. 2. Nhận xét về nghệ thuật lập luận: (3 điểm) - Sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “bản xứ” làm bia đỡ đạn. - Sử dụng từ ngữ trào phúng như: “chiến tranh vui tươi”, “lập tức họ biến thành ”, “được phong cho cái danh hiệu tối cao” khiến giọng châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai. Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái “Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp. Câu 2: (4 điểm) * Yêu cầu cần đạt: 1. Hình thức: - Viết nội dung đoạn văn bằng hình thức quy nạp (khoảng 10 dòng). - Hành văn mạch lạc, trình bày luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hạn chế một số lỗi sai: dùng từ, chính tả, ngữ pháp 2. Nội dung: Đoạn văn hướng về: “ Cái thú đi bộ của mình trong thành phố hoặc ở thôn quê”. Người ra đề: Trương Thị Thu Người duyệt đề: Trần Thị Lý . 2:A Câu 6:D Câu 3:A Câu 7:D Câu 4:C Câu 8: C II/ Phần 2: Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (4 điểm) * Yêu cầu cần đạt: 1. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”: (1 điểm) - Thuế máu- nhan đề bóc trần luận. thép. D. Tất cả đều đúng. Câu 8: “Đi bộ ngao du” thuộc phương thức biểu đạt chính nào? A Tự sự C. Nghị luận B. Miêu tả D. Biểu cảm. II/ Phần 2: Tự luận: (8 điểm). Câu 1: (4 điểm): Giải thích ý nghĩa. (khoảng 10 dòng) nói lên cái thú đi bộ của mình trong thành phố hoặc ở thôn quê. BÀI LÀM: ĐÁP ÁN: I/ Phần 1: Trắc nghiệm:(2 điểm) Câu 1: D Câu