Kích thích cam ra hoa và kinh nghiệm cho hoa trái vụ Một thực tế thường thấy ở cây cam khi ra hoa thì rất nhiều nhưng đậu quả thì ít, quả bị sượng do rất nhiều nguyên nhân, như: thời điểm ra hoa gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, do sâu hoặc bệnh phá hại trên hoa, do chế độ chăm sóc không hợp lý, do cây thiếu một số yếu tố vi lượng, đặc biệt là dinh dưỡng Bo ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ đậu quả của cây. Để khắc phục tình trang nay người trồng cam cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân cụ thể của từng cây cam để có những biện pháp kịp thời. Bởi vì từ nguyên nhân khác nhau sẽ có cách khắc phục khác nhau. Nhưng sau đây là một số quy tắc chung giúp bổ sung dinh dưỡng nuôi cây tạo bước đầu kích thích cam ra hoa và đạt chất lượng: Sau khi thu hoạch cần cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già cỗi ,cành bị gãy…và tiến hành bón phân theo tỷ lệ như sau: 5-10kg phân chuông và 0,5-1,5kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoặc Đầu Trâu AT1/cây. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005 định kỳ 10 ngày/lần. Trước khi ra hoa: 1-1,5kg Đầu Trâu AT2. Phun phân bón lá Đầu Trâu 007 từ 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần. Khi quả bằng đầu ngón tay: 0,5-1kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13- 13-13+TE Đầu Trâu/cây. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 định kỳ 7- 10 ngày/lần. Trước thu hoạch 1-2 tháng: 0,5-1,5kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu/cây. Cam trái vụ đã từ lâu trở thành sự quan tâm chú ý của người làm vườn do giá trị kinh tế của nó đem lại. Cũng chính vì thế mà người làm vườn thường sử dụng rất nhiều biện pháp để có năng suất cao nhất như bơm các loại thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật khác…Tuy vậy, việc làm đó cũng có những tác động không tốt cho cây cam cũng như là sức khoẻ con người do tác động hai mặt của các loại thuốc nói trên.Xuất phát từ đó, Cục bảo vệ thực vật phối hợp với công ty cổ phần An Giang huấn luyện cho nông dân áp dụng phương pháp sản xuất cây trái và rau quả an toàn theo hướng GAP. Qua quá trình thực hiện thấy rằng với phương pháp làm đó đã giảm được chi phí sản xuất mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế. Sau đây là biện pháp kích thích cam ra hoa trái vụ mà ông Nguyễn Văn Năm ở ấp Phú Thuận, xã Quới Thành, huyện Châu Thành (Bến Tre), sau khi thu hoạch trái. Cắt tỉa cây cho vườn cam thông thoáng, tiến hành bón phân cho mỗi gốc cam ở độ 5 tuổi, 200 g urê + 100g DAP + 5 kg phân chuồng + 0,5 kg vôi (riêng phân chuồng và vôi bón nhiều đôi chút cũng tốt). Lượng phân bón này giúp cho vườn cam chống lại hiện tượng cho trái cách niên (năm nhiều, năm ít), vì cây suy kiệt dinh dưỡng lúc mang trái. Kết hợp phun phân bón lá Biotex hay HVP (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì). Xử lý ra hoa - Hái bỏ hết trái vào tháng 4-5 âm Lịch. - “Xiết nước” và bơm nước trong mương vườn ra, ngưng tưới nước cho cây “ngủ nghỉ”. Đến khi mưa trở lại, cây được “đánh thức”, cho nước vào ao mương và tưới tắm những ngày trời nắng. - Tiếp tục bón phân 200g phân DAP + phân Đầu Trâu AT2/gốc. Nửa tháng sau, cây ra hoa khoảng 50%. - Tháng 8 Âm Lịch, bón phân bằng phân nửa đợt vừa rồi cho cam ta hoa đợt 2. - Tháng 9 Âm Lịch, bón phân phân nửa của đợt tháng 8 cho cây ra hoa tiếp đợt 3. Nuôi trái - Bón 200g NPK 20-10-15 /gốc. - Một tháng sau, bón ½ phân nuôi trái lần đầu. - Phun kèm theo phân bón lá Biotex hoặc Ba lá xanh theo những lần bón phân nuôi trái. - Neo trái trên cây chờ giá, tránh hiện tượng rụng trái thì áp dụng bón thêm 100g NPK 20-10-15/gốc. Lúc này ngừng phun phân bón lá, vì trái cam không còn lớn nữa. Cách áp dụng cho trái nghịch vụ đã giúp cho gia đình ông Chín Nam giảm được chi phí trong việc xử lý ra hoa vườn cam. Từ đó, góp phần sản xuất trái cây an toàn không chứa dư lượng thuốc BVTV và hóa chất. . Kích thích cam ra hoa và kinh nghiệm cho hoa trái vụ Một thực tế thường thấy ở cây cam khi ra hoa thì rất nhiều nhưng đậu quả thì ít, quả. kinh tế. Sau đây là biện pháp kích thích cam ra hoa trái vụ mà ông Nguyễn Văn Năm ở ấp Phú Thuận, xã Quới Thành, huyện Châu Thành (Bến Tre), sau khi thu hoạch trái. Cắt tỉa cây cho vườn cam. lá, vì trái cam không còn lớn nữa. Cách áp dụng cho trái nghịch vụ đã giúp cho gia đình ông Chín Nam giảm được chi phí trong việc xử lý ra hoa vườn cam. Từ đó, góp phần sản xuất trái cây