1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật trồng Đậu đũa pps

7 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 125,18 KB

Nội dung

Kỹ thuật trồng Đậu đũa Tên khoa học: Dolichos sinensis Họ Đậu: Fabaceae Đậu đũa là loại rau ăn quả giàu protein, trồng quanh năm, thuộc nhóm thân leo. Bộ lá phát triển mạnh, do đó có khã năng chịu hạn và chịu úng tốt hơn các loại đậu khác. Đậu đũa ưa ánh sáng mạnh, chịu được nhiệt độ cao(30 độ C), nhiệt độ thích hợp 20 – 25 độ C, thuộc nhóm cây ngày ngắn. Đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu phải thoát nước, xốp, thoáng, tốt nhất là đất thịt nhẹ, độ pH 6 -7. 1. GIỐNG Có hai nhóm giống: - Quả ngắn: chiều dài quả 20 – 30 cm, hạt dày, thịt quả chắc ăn ngon, sai quả. - Quả dài: chiều dài quả > 30 cm, hạt thưa, thịt quả xốp ăn nhạt, lóng dài Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại giống có năng suất cao, có tính kháng bệnh cao, thích hợp trồng các mùa trong năm. Nói chung, đậu đũa từ lúc gieo đến bắt đầu thu hoạch là 50 – 60 ngày. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì thời gian thu hái sẽ kéo dài. 2. CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ LÀM GIÀN: 2.1/ Chuẩn bị đất: - Đất được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng 10 – 15 ngày. Trong quá trình cày bừa nên kết hợp bón vôi cho đất để nâng độ pH, diệt mầm bệnh và giúp cho quá trình huy động dinh dưỡng về sau cho cây tốt hơn. - Lên liếp: liếp cao hay thấp phụ thuộc vào tầng đất mặt và mực thủy cấp nơi canh tác. Thông thường nên làm liếp cao 40cm so với rãnh thoát nước, mặt liếp rộng 0,8 – 0,9 cm, khoảng cách giữa 2 liếp là 1 - 1,2m. Sau đó tiến hành bón phân lót và phủ bạt nông nghiệp nên sử dụng màng phủ nông nghiệp được làm bằng PE, dày 5mm, khổ 1,2m có 2 mặt sáng và tối. Mặt sáng giúp phản xạ ánh sáng, mặt tối giúp chống thoát hơi nước và hạn chế phát triển của cỏ dại, sâu bệnh. Phủ bạt xong tiến hành gieo hạt. 2.2/ Làm giàn: Do có thân leo nên để đảm bảo năng suất cao cần phải làm giàn leo cho đậu đũa. Khi cây có 6 – 9 lá thật bắt đầu có vòi thì bắt đầu làm giàn, giàn cao khoảng 1,5 – 1,8 m. Cắm cọc tầm vông (cây các loại) khoảng cách 0,5 – 0,6 m, sau đó phủ lưới (hoặc giăng dây) để đậu leo giàn. 3. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH GIEO HẠT 3.1/ Chuẩn bị hốc gieo: Cây cách cây khoảng 25-30cm. Hàng cách hàng 60 cm. Mỗi hốc gieo 2 hạt. Lượng hạt giống là 20 - 25 kg/ha(10.000 mét vuông) với tỷ lệ nảy mầm 85- 95 % tỷ lệ nảy mầm thấp hơn thì lượng hạt giống tăng lên 30- 35 kg/ha. 3.2/ Chuẩn bị hạt gieo và gieo hạt: - Hạt sau khi mở khỏi bao bì nên ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong vòng 1 giờ, sau đó vớt ra, ẩm vào khăn ẩm, cứ 24 giờ thì đem hạt ra phun bổ sung nước rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt nức nanh thì đem gieo. - Hạt được gieo trực tiếp vào hốc sâu không quá 1cm, lúc gieo hạt đặt mầm hạt úp xuống đất. Gieo xong cần phủ bổ sung một lớp vật liệu mềm (tro trấu, xơ dừa ) lên bề mặt hốc gieo hạt để hạt nẫy mầm tốt và giúp bộ rể cây con phát triển nhanh. Có thể rãi ít thuốc Furadan để trừ kiến phá hoại cũng như một số côn trùng gây hại khác. 4. TRỒNG DẶM Thông thường tỷ lệ hạt giống bị hư hại là 10 – 12 %. Vì vậy, khi cây phát triển được 1 lá thật thì tiếp hành kiểm tra đồng ruộng để trồng dặm. Nên trồng dặm vào buổi chiều, trồng dặm tới đâu cần tưới nước tới đó để đảm bảo cây con phát triển bình thường. Cây trồng dặm cần được gieo trước một ngày so với cây trồng ngài đồng ruộng. 5. PHÂN BÓN VÀ LIỀU LƯỢNG BÓN Loại phân và liều lượng bón tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Thông thường vùng đất nghèo dinh dưỡng thì nên bón cao hơn một chút để đảm bảo năng suất. Lương phân bón và cách sử dụng sau đây tương đối thích hợp cho nhiều loại đất nói chung: - Lượng phân bón tính cho 1000 mét vuông đất trồng: + Vôi: 100 kg + Lân: 50 kg + Ure: 12kg + KCl: 36 kg + NPK : 50 kg (loại 16-16-8) + DAP : 7 kg + Phân chuồng: 1,5 - 2 tấn/ 1000mét vuông - Cách bón: * Bón lót: Bón lót 100% phân chuông + 100% Lân + 100% Vôi + 75% KCl (27 kg) + 25% NPK(12,5kg) * Bón thúc: * Lưu ý: - Vôi phải bón xử lý đất trước khi trồng 7 – 10 ngày trước khi trồng. - Thời kỳ cây con có thể phun phân bón lá 1- 2 lần giúp cây phát triển tốt thân lá, thời kỳ trước khi cây ra hoa rộ phun phân bón lá loại giúp cây ra hoa mạnh, thời kỳ nuôi trái phun loại phân dưỡng trái. - Mỗi lần bón phân cần trộn lẫn các loại phân phân lại với nhau để bón. Nên bón vào buổi sáng hoặc chiều mát, sau khi bón thì cần tưới nước ngay để cây không bị ảnh hưởng. - Bón phân nên kết hợp với làm cỏ để tránh sự canh tranh dinh dưỡng cũng như thất thoạt do bốc hơi hoặc rữa trôi. 6. CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ một số dịch hại nguy hiểm như: 6.1/ Nhóm sâu hại: - Rệp muội (rầy mềm) dùng Supracide, Hopfa 41 EC, Sherzol, Sape … để trị, có thể dùng bẩy vàng (kích thước 30- 40 cm) khoảng 30- 40 cái/ 1000mét vuông - Sâu đục quả có thể dùng Sherpa 25 EC 0,1%, Baythroid, Dipel, Regent, Cyper… để phun ngừa vào chiều mát theo liều lượng chỉ dẫn. - Sâu khoang dùng Cypermap, Cascade, Fenbis… để trị theo liều lượng. - Sâu vẽ bùa dùng Fenbis, Sherzol, Sông Mã… để trị theo liều lượng 6.2/ Nhóm bệnh hại: - Lỡ cổ rễ, dùng Validacin, fúin M, Mancozep…để ngừa và trị bệnh - Thán thư, dùng Mancozeb để trị - Phấn trắng, dùng Kumulus, Dithane, Funomil, Ridomil… - Bệnh gĩ sắt (Uromyces Phaceolii) có thể dùng Anvill 5 SC, Till 250 ND, Bayleton 25 EC 7. THU HOẠCH Sau khi gieo khoảng 50- 60 ngày là có thể thu hái quả được, nếu chăm sóc tốt có thể thu được 10-11 đợt quả, quả to bằng chiếc đũa thì có thể hái được, lúc này hạt chỉ to bằng hạt thóc hay to hơn một chút. Hái cẩn thận để thu hái nhiều lần. Nếu để làm giống, chọn các quả to đẹp ở giữa cây để quả già, phơi khô cho vụ sau. Ngày sau gieo hạt NPK (kg) Ure (kg) DAP(kg) KCl (kg) 7 ngày 0 0 2 0 15 ngày 4,5 1 2,5 0 25 ngày 4,5 1 2,5 0 35 ngày 6 2 0 4,5 45 ngày 6 2 0 4,5 55 ngày 5,5 2 0 0 65 ngày 5,5 2 0 0 75 ngày 5,5 2 0 0 . Kỹ thuật trồng Đậu đũa Tên khoa học: Dolichos sinensis Họ Đậu: Fabaceae Đậu đũa là loại rau ăn quả giàu protein, trồng quanh năm, thuộc nhóm thân. và chịu úng tốt hơn các loại đậu khác. Đậu đũa ưa ánh sáng mạnh, chịu được nhiệt độ cao(30 độ C), nhiệt độ thích hợp 20 – 25 độ C, thuộc nhóm cây ngày ngắn. Đậu đũa không kén đất, nhưng yêu. 4. TRỒNG DẶM Thông thường tỷ lệ hạt giống bị hư hại là 10 – 12 %. Vì vậy, khi cây phát triển được 1 lá thật thì tiếp hành kiểm tra đồng ruộng để trồng dặm. Nên trồng dặm vào buổi chiều, trồng

Ngày đăng: 11/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN