Bí mật kinh doanh là gì ? Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường đều có một bí mật kinh doanh riêng nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong rất nhiều doanh nghiệp, nhận thức và bảo vệ bí mật kinh doanh chưa được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức. Vậy bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh có được bảo hộ ở Việt Nam? Những hành vi nào được coi là xâm phạm bí mật kinh doanh? Bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh là những thông tin: (i) không là hiểu biết thông thường; (ii) có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng nó; (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Những thông tin đáp ứng được các yêu cầu trên đây được coi là những bí mật kinh doanh và được bảo hộ theo quy định tại Nghị định số 54/2000/NÐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thýõng mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Những hành vi bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh? Bí mật kinh doanh mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, chính vì vậy, bí mật kinh doanh luôn bị các đối thủ cạnh tranh nhòm ngó, tiếp cận và thu thập nhằm chiếm đoạt lợi thế của doanh nghiệp sở hữu nó. Có rất nhiều hành vi ðýợc coi là xâm phạm bí mật kinh doanh, tuy nhiên, có thể nhận diện những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh chủ yếu như sau: (i) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu bí mật kinh doanh. Những bí mật kinh doanh thường được chủ sở hữu dùng các biện pháp bảo mật nhằm lưu giữ và bảo mật những thông tin này trước đối thủ cạnh tranh như cất giữ tại nơi bí mật, cài đặt các thiết bị, mã số bảo vệ… Hành vi sử dụng những biện pháp để phá vỡ hệ thống bảo vệ thông tin này để tiếp cận, thu thập thông tin bí mật được coi là những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. (ii) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu. Thực tế kinh doanh, chủ sở hữu bí mật kinh doanh thường phải sử dụng và cung cấp những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của mình cho đối tác. Về nguyên tắc, đối tác phải bảo mật tuyệt đối các thông tin này và chỉ được tiết lộ hoặc sử dụng nó khi có sự chấp thuận của chủ sở hữu. (iii) Lừa gạt, lợi dụng lòng tin của ngýời có nghĩa vụ bảo mật, dùng thủ đoạn nhằm tiếp cận, thu thập và tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Đây là hành vi đối thủ cạnh tranh dùng các thủ đoạn để lừa gạt để người sở hữu bí mật tin và cung cấp bí mật kinh doanh hoặc mua chuộc người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận thu thập hoặc tiết lộ các thông tin bí mật của doanh nghiệp. (iv) Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này thực hiện các giao dịch hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước. Khi sở hữu các bí mật kinh doanh để được bảo hộ hoặc được áp dụng trên thực tế, các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp đăng ký, xin giấy phép lưu hành hoặc yêu cầu bảo hộ tại cơ quan Nhà nước. Chính vì vậy, các đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng những sõ hở tại cơ quan Nhà nước này để tiếp cận, thu thập các thông tin bí mật đó. . có được bảo hộ ở Việt Nam? Những hành vi nào được coi là xâm phạm bí mật kinh doanh? Bí mật kinh doanh là g ? Bí mật kinh doanh là những thông tin: (i) không là hiểu biết thông thường;. trong rất nhiều doanh nghiệp, nhận thức và bảo vệ bí mật kinh doanh chưa được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức. Vậy bí mật kinh doanh là g ? Bí mật kinh doanh có được. phạm bí mật kinh doanh chủ yếu như sau: (i) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu bí mật kinh doanh. Những bí mật kinh doanh