NGƯỜI PHỤ NỮ DUY NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI XUÂN DIỆU Bạch Diệp - nữ đạo diễn tài hoa từng là vợ của thi sĩ Xuân Diệu - trải lòng với những câu chuyện riêng tư trong mối lương duyên ngắn ngủi giữa hai người. Cuộc hôn nhân chỉ vẻn vẹn 6 tháng trời. Sau khi Báo đăng tải bài thơ "Ba lời cảm ơn", lần đầu tiên được công bố của Xuân Diệu, chúng tôi đã mang bản chép tay này đến nơi ở của đạo diễn Bạch Diệp - người đàn bà duy nhất trong cuộc đời Xuân Diệu. Mối lương duyên "không cùng"! Trong ngôi nhà nhỏ trên phố Đội Cấn, nữ đạo diễn điện ảnh đầu tiên của Việt Nam và là người đàn bà duy nhất trong cuộc đời "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu, dường như vẫn không thôi niềm cảm nhớ khi nhắc đến người chồng đầu tiên ấy. Cùng quan điểm với Phó Viện trưởng Viện Văn học Nguyễn Đăng Điệp và nhà thơ Vũ Quần Phương, bà cũng khẳng định, lần đầu tiên bà được đọc bài thơ "Ba lời cảm ơn" mà Xuân Diệu tặng cho Tiến sĩ ngành dầu khí Đặng Của. Giờ đây, đã ở cái tuổi ngoài 80, đã trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, cuộc tình ngắn ngủi với thi sĩ Xuân Diệu như cuộc gặp gỡ định mệnh đem lại biết bao hạnh phúc và cả khổ đau, dằn vặt tâm can bà bao năm qua. Nhà thơ Xuân Diệu và NSND Bạch Diệp khi trẻ. Bạch Diệp trở thành vợ của "ông hoàng thơ tình Việt Nam" Xuân Diệu năm 1958, lúc ấy bà đã bước sang tuổi 29, còn Xuân Diệu thì gấp ghé 40. Thời điểm đó, bà đang làm phóng viên Báo Nhân Dân. Công việc bận rộn của nghề báo đã cuốn bà đi qua những năm tháng tươi trẻ nhất của tuổi thanh xuân lúc nào không hay. Tổng biên tập Báo Nhân Dân khi ấy - ông Hoàng Tùng liền mai mối Bạch Diệp với Xuân Diệu. Bạch Diệp khi đó là một người yêu thơ ca và cô rất phục tài năng của thi sĩ Xuân Diệu. Những bài thơ tình của Xuân Diệu được cô thuộc lòng và còn chép vào cuốn sổ tay. Nhưng thi sĩ ngày ấy khá ít nói, ngay cả khi chỉ có hai người với nhau. Ông chỉ trở nên hoạt bát và nói năng lưu loát khi bàn về thơ ca. Ngày ấy, Bạch Diệp là nguồn cảm hứng để Xuân Diệu viết nên bài thơ tình tứ tuyệt bất hủ: "Tôi cầm mùi dạ lan hương/ Trong tay đi đến người thương cách trùng/ Dạ lan thơm nức lạ lùng/ Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương". Hồi đó, gia đình Bạch Diệp ở cuối phố Bà Triệu, nơi có những hàng dạ lan thơm lừng cả góc phố. Còn nhà Xuân Diệu thì ở mãi 24 Cột Cờ: "Nhà tôi 24 Cột Cờ/ Ai yêu thì ghé, hững hờ thì qua" đi xuống Bà Triệu thăm Bạch Diệp. Mùi hương dạ lan và cô gái Bạch Diệp ngày ấy khiến thi sĩ như đắm say trong men tình ái và áng thơ tình bất hủ ra đời trong hoàn cảnh ấy. Nhưng dường như cái cảm giác thương yêu vô bờ bến xen lẫn cảm giác mất mát "Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương" trong bài thơ ấy, cũng chính là điềm báo cho mối nhân duyên của họ sau này. Những ngày còn đi lại, tìm hiểu nhau trong mùi thơm ngây ngất của hương hoa dạ lan, thi sĩ Xuân Diệu vẫn thi thoảng ở lại nhà Bạch Diệp ăn cơm cùng gia đình cô. Ngày ấy, dù yêu thơ, nể phục thi sĩ tài hoa nhưng cô vẫn có cảm giác về sự xa cách của hai thế hệ. Cô chợt nhận ra thơ và cuộc đời thực có khoảng cách khác nhau khá xa. Nhưng lúc ấy, cả "ông mai" Hoàng Tùng và ba mẹ cô đều suốt ruột về tuổi tác của con gái nên luôn miệng giục giã chuyện cưới xin với Xuân Diệu. Cô liền đồng ý lấy Xuân Diệu làm chồng. Cơ quan cô liền đứng ra tổ chức một buổi uống rượu mừng cô dâu chú rể mới. Ngày ấy, Bạch Diệp nói với Xuân Diệu đi đăng ký kết hôn bởi lúc đó đăng ký kết hôn là một viêc đặc biệt quan trọng nhưng Xuân Diệu lại bảo từ từ, không việc gì phải vội. Giục mấy lần mà Xuân Diệu vẫn không chịu đi, Bạch Diệp cũng không nhắc đến việc này nữa. Và dường như chính cái sự chần chừ của Xuân Diệu lúc ấy đã báo trước một điều gì đó cho cuộc hôn nhân của họ. Một người chồng rất chiều vợ! Những ngày làm vợ "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu, hàng ngày Bạch Diệp đi làm ở Báo Nhân Dân, Xuân Diệu ở nhà. "Sau mỗi ngày đi làm, tôi thường chuẩn bị thức ăn mang về để chuẩn bị bữa tối cùng mẹ chồng. Bà ở nhà suốt nên cũng đỡ đần giúp chúng tôi việc nhà cửa, cơm nước. Bữa tối gia đình ngày ấy rất ấm cúng, cả nhà bao giờ cũng có mặt đầy đủ trong bữa ăn sum họp", nữ đạo diễn Bạch Diệp nhớ lại. NSND Bạch Diệp đọc bài viết về nhà thơ Xuân Diệu trên báo GĐ&XH. Bà bảo, Xuân Diệu là một người chồng rất chiều vợ. Bạch Diệp tâm hồn lãng mạn, bay bổng nên thích đi lang thang đây đó trên đường phố hoặc về các vùng quê hẻo lánh, Xuân Diệu chiều vợ nên chở bà đi khắp nơi. Chiếc xe đạp kẽo kẹt ngày ấy như chiếc thuyền tình chở đôi uyên ương rong chơi khắp chốn. Vùng Chèm, Bồ Đề hay Chùa Thầy tận bên xứ Đoài xa xôi ngày ấy đều in dấu chân của ông hoàng thơ tình và vợ. Bạch Diệp có sở thích đứng trên cầu ngắm cảnh, Xuân Diệu lúc ấy đã xấp xỉ tuổi 40 nhưng luôn chiều theo ý thích của vợ. Bất cứ lúc nào cô muốn lên cầu ngắm sông nước, mây trời, ông đều vác xe đưa vợ đến giữa cây cầu Long Biên cổ kính. Bạch Diệp nhớ lại "Tôi còn rất thích đi xem phim, xem kịch, Xuân Diệu cũng chiều theo, luôn chở tôi đi xem chứ không như nhiều người đàn ông thời bấy giờ không muốn cho vợ đi đến rạp". Nhưng rồi mối lương duyên giữa hai con người tài năng này cũng không kéo dài được bao lâu. "Tổng cộng thời gian chúng tôi làm vợ chồng là 6 tháng, chia tay rồi tôi lại về Bà Triệu ở với cha mẹ", Bạch Diệp bồi hồi nhớ lại. Chia tay rồi, Xuân Diệu cũng không còn đi qua mùi dạ lan để đến thăm bà nữa. Nhưng khi vô tình gặp nhau ở đâu đó, Xuân Diệu lúc nào cũng rất vui vẻ, hỏi han người vợ cũ tận tình. Họ cư xử với nhau như hai người bạn thân, trân trọng và quý mến nhau. Và rồi, chính ở thời điểm sau cuộc chia tay với người đàn bà duy nhất trong cuộc đời, Xuân Diệu đã sáng tác nên bài thơ tình kỳ diệu: "Anh không xứng là biển xanh/Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng/Bờ cát dài phẳng lặng/Soi ánh nắng pha lê. Bờ đẹp đẽ cát vàng/Thoai thoải hàng thông đứng/Như lặng lẽ mơ màng/Suốt ngàn năm bên sóng. Anh xin làm sóng biếc/Hôn mãi cát vàng em/Hôn thật khẽ, thật êm/Hôn êm đềm mãi mãi Đoạn kết cuộc tình với "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu, Bạch Diệp bảo: "Đó như một luồng gió mát đi qua cuộc đời tôi trong một khoảng thời gian ngắn nhưng luồng gió ấy để lại mãi ấn tượng trong tâm hồn tôi. Một luồng gió thoảng nhưng đã giữ lại cả một niềm thương mến". Với bà, niềm cảm thương rõ nhất là thương mến sự cô đơn của Xuân Diệu, nỗi niềm ấy càng như tăng theo cấp số nhân khi con người ấy vốn là một người rất nhiều tình cảm, đòi hỏi rất nhiều tình cảm. Vậy mà vẫn cô đơn. Trong đám tang của người chồng đầu tiên ấy, Bạch Diệp đã không đi mua vòng hoa như muôn người khác, mà bà ra hàng hoa tươi chọn cho được một bó hoa chỉ toàn cúc và lay ơn trắng, phía dưới là những tán lá dừa toả bóng xanh. Và trong cái ngày cuối cùng nghĩa nặng tình sâu ấy, bà đã ngồi lên xe tang, bên cạnh linh cữu của Xuân Diệu để đưa ông về cõi vĩnh hằng. Người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời nhà thơ Xuân Diệu - đạo diễn Bạch Diệp - tên thật là Nguyễn Thanh Tâm sinh năm 1929 tại Hà Nội, là nữ đạo diễn điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. Những bộ phim nổi tiếng của bà như Ngày lễ thánh, Điện Biên Phủ, Hoa ban đỏ, Huyền thoại mẹ… Bà đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1997. Năm 2007, bà được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Bà là một trong số các nghệ sĩ Việt Nam có tên trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô. Năm 2008, bà được tôn vinh trong ngày kỉ niệm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam. . NGƯỜI PHỤ NỮ DUY NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI XUÂN DIỆU Bạch Diệp - nữ đạo diễn tài hoa từng là vợ của thi sĩ Xuân Diệu - trải lòng với những câu chuyện riêng tư trong mối lương duy n ngắn. Và trong cái ngày cuối cùng nghĩa nặng tình sâu ấy, bà đã ngồi lên xe tang, bên cạnh linh cữu của Xuân Diệu để đưa ông về cõi vĩnh hằng. Người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời nhà thơ Xuân Diệu. Diệp - người đàn bà duy nhất trong cuộc đời Xuân Diệu. Mối lương duy n "không cùng"! Trong ngôi nhà nhỏ trên phố Đội Cấn, nữ đạo diễn điện ảnh đầu tiên của Việt Nam và là người