Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –phần11 BÌNH GIẢNG BÀI CA DAO "THẰNG BỜM" Tiếng cười trong văn học dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Có nụ cười mỉm, có tiếng cười hả hê. Có tiếng cười giễu cợt, châm biếm sâu cay. Có tiếng cười đả kích sắc nhọn… Thật là đủ cung bậc, biểu lộ mọi thái độ ứng xử của nhân dân lao động trong cuộc đời. Tiếng cười là vũ khí chiến đấu tinh thần của những con người bị áp bức, nó tựa như làn roi quất vào mặt bọn thống trị xấu xa, đồi bại nhưng lúc nào cũng lên mặt đạo đức giả. Tiếng cười không chỉ để mua vui, xua tan mọi ngột ngạt mà còn biểu thị một thái độ, một tâm thế của người lao động. Cho nên nó giàu chất trí tuệ, có giá trị vạch trần và tố cáo hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội cũ. Ngoài truyện tiếu lâm, truyện cười, văn học dân gian còn có nhiều bài ca dao trào phúng, hóm hỉnh, sâu sắc, thú vị. Bài “Thằng Bờm” là một ví dụ tiêu biểu. Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã xếp bài ca dao “Thằng Bờm” là một ví dụ tiêu biểu. Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã xếp bài ca dao “Thằng Bờm” vào loại ca dao trào phúng chống phong kiến mang ý nghĩa như một truyện ngụ ngôn độc đáo: “Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu. Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi ao sâu cá mè. Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè Phú ông xin đổi một bè gỗ lim. Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim Phú ông xin đổi con chim đồi mồi. Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.” Cấu trúc của bài ca dao như một chuyện vui, dựng lại cuộc đối thoại, đổi chác đầy tính giễu cợt. Một bên là Phú ông, một bên là thằng Bờm. Phú ông là bọn nhà giàu nứt đố đổ vách trong nông thôn ngày xưa. Thằng Bờm thuộc tầng lớp khố rách áo ôm trong xã hội cũ. Trong ý niệm của người đời thì thằng Bờm không phải là loại người thông minh, sắc sảo, mà có chút gì đó hơi “ngớ ngẩn”. Vì thế câu chuyện được kể lại trong bài ca dao mang tính kịch một cách hóm hỉnh, hấp dẫn. Câu đầu giới thiệu “thằng Bờm có cái quạt mo”. Tám câu tiếp theo kể lại chuyện đổi chác giữa Phú ông và thằng Bờm. Câu cuối: cuộc đổi chác đã ngã giá - Bờm cười! Cái quạt mo thật không đáng giá một đồng kẽm, nó chỉ là chiếc quạt làm bằng mo cau, của người nghèo. Thế nhưng tại sao phú ông lại tha thiết đến thế? Tuổi ấu thơ, lần đầu tiếp cận với bài ca dao này, nhiều em bé cứ ngỡ là chiếc quạt mo của thừng Bờm là một báu vật, có nhiều phép lạ tựa như chiếc chìa khóa bằng vàng trong truyện cổ. Thế nhưng đâu phải, chiếc quạt mo vẫn chỉ là quạt mo mà thôi. Càng đọc, đi sâu tìm hiểu ta càng thấythú vị. Cuộc đổi chác kéo dài. Phú ông năm lần đem những tài sản quý giá nhất của tên nhà giàu để gạ đổi. Có điều vật đổi cứ bị giảm gía dần dần. Bọn nhà giàu nông thôn ngày xưa vốn keo bẩn và hách dịch. Phú ông cũng vậy thôi. Thế nhưng thái độ của hắn lại tỏ ra rất nhún nhường, trước sau vẫn cứ nài nỉ “xin đổi… xin đổi…”. Nghệ thuật liệt kê tiệm thoái được sử dụng tạo nên tình huống và tính kịch của cuộc đổi chác, đồng thời kín đáohé mở tâm địa của Phú ông: “… Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu … Phú ông xin đổi ao sâu, cá mè, …Phú ông xin đổi một bè gỗ lim, …Phú ông xin đổi con chim đồi mồi, … Phú ông xin đổi nắm xôi…” Thông thường trong mua bán đổi chác bao giờ cũng “thuận mua, vừa bán”. Nếu bên bán chưa đồng ý với giá mua, thì người mua cứ trả giá tăng dần lên cho đến lúc ngã giá. Nhưng ở đây, Phú ông cứ giảm giá dần, giọng nói thì vẫn tha thiết, ngọt ngào “xin đổi”, ngược lại giá trị vật đổi từ “ba bò chín trâu” sau 5 lần “xin đổi” chỉ còn lại “nắm xôi” bé nhỏ! Thái độ của Bờm cũng rất lạ! “Ba bò chín trâu”, Bờm chẳng lấy! Ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, con chim đồi mồi - Bờm cũng chẳng lấy! Thế rồi Bờm cười khi được Phú ông xin đổi nắm xôi… Phải chăng Bờm ngớ ngẩn, dại khờ trong cuộc đổi chác? Bài ca dao “Thằng Bờm” ẩn chứa một nụ cười hóm hỉnh, một thái độ ứng xử sắc sảo của ngời dân cày Việt Nam. Trong cuộc đổi chác này, Phú ông hiện nguyên hình là một kẻ xấu xa, đê tiện. Rất tham lam, thấy người nghèo có thứ gì cũng tìm đủ mọi mánh lới mua chuộc, dụ dỗ, bòn rút. Cái quạt mo của thằng Bờm có giá trị gì mấy, thế mà hắn vẫn cứ khẩn khoản “xin đổi”! Không chỉ có thế, Phú ông cứ ngỡ rằng thằng Bờm ngớ ngẩn nên đem của ra “dứ”. Thái độ hợm hĩnh, khoe giàu, khoe của, nhạo báng người nghèo của Phú ông đã bị thằng Bờm chơi cho một vố. “Bờm cười” đâu phải Bờm đã đồng ý, cuộc mua bán ngã giá? “Bờm cười” đâu phải là người nghèo tham ăn, lấy miếng ăn làm đầu, coi miếng ăn bằng trời “dĩ thực vi thiên”? Bờm “ngố” nên đã coi nắm xôi to tát hơn, giá trị hơn “ba bò chín trâu… ao sâu cá mè…”? Bờm cứ nhởn nha, đủng đỉnh “Bờm rằng… chẳng lấy”. Bờm đã “giăng bẫy”, Bờm chỉ lắc đầu “chẳng lấy” bời vì Bờm đã hiểu rõ tâm địa của Phú ông – tên nhà giàu tham lam định gìơ trò lòe Bờm, nhạo Bờm! Lúc đầu, người đọc, cứ tưởng Phú ông đã lừa được Bờm, nhưng ai ngờ hắn đã bị giễu cợt lại. Thật chẳng khác nào “kẻ cắp bà già gặp nhau” hoặc “vỏ quít dày đã có móng tay nhọn” như dân gian đã nói. Bài ca dao “Thằng Bờm” còn đề cao triết lý sống của người nông dân: sống thiết thực, có đầu óc thực tế. Họ cũng như thằng Bờm không bị lóa mắt trước núi của, trái lại họ tỉnh táo biết cái quạt mo không thể nào đổi được “ba bò chín trâu… con chim đồi mồi”. Nó chỉ đáng gía nắm xôi mà thôi! Bờm cười là vì thế! Trong mua bán, đổi chác phải ngang giá. Cái hay, cái độc đáo của bài “Thằng Bờm” là ở tình huống bất ngờ. Người chiến thắng trong cuộc đọ trí không phải là người giàu, kẻ hợm của. Trái lại, người chến thắng là anh cu Bờm vừa nghèo, vừa “ngố”. Phú ông đã bị Bờm giáng cho một đòn sâu cay. Tâm địa đen tối bản chất xấu xa của Phú ông đã bị lật tẩy. Thằng Bờm tiêu biểu cho đầu óc thực tế, lối sống thiết thực, không ngoan, cách ứng xử kín đáo, thông minh, sắc sảo cảu nhân dân lao động. Tóm lại, bài ca “Thằng Bờm” có giá trị nhân bản vì trước hết nó là tiếng cười dân gian, ca ngợi sự khôn ngoan, tỉnh táo của người lao động, đồng thời nó đã vạch trần bộ mặt xấu xa, hợm hĩnh của bọn nhà giàu trong nông thôn ngày xưa. “Thằng Bờm” là tiếng cười dân gian chống phong kiến sáng giá nhất. Bài ca dao gồm xó 10 câu lục bát được viết dưới hình thức đối thoại. Có hai nhân vật, hai lớp người giàu, nghèo trong xã hội phong kiến. Nhà thơ dân gian đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ, phép liên hoàn và liệt kê tiệm thoái để làm nổi bật nghịch lý trong cuộc đời và tình huống hấp dẫn trong câu truyện. Ngôn ngữ thơ bình dị nhưng nội dung tư tưởng hàm chứa trong câu truyện. Ngôn ngữ thơ bình dị nhưng nội dung tư tưởng hàm chứa trong bài ca dao khá sâu sắc. Một cách ứng xử đẹp. Một triết lý sống lành mạnh, hồn nhiên. Tiếng cười trong bài ca dao “Thằng Bờm” là tiếng cười hài hước, vui vẻ. Nó vẫn rất cần cho cuộc sống, tựa như cơn gió mát thổi vào tâm hồn mỗi chúng ta. Nhân dân lao động đã ký thác bao tình ý, ước mơ vào bài ca dao này. Tiếng ru của mẹ, của bà không thể thiếu tiếng võng kẽo kẹt, không thể vắng bóng bài ca “Thằng Bờm”. Kỳ diệu thay ca dao, dân ca Việt Nam. . Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –phần11 BÌNH GIẢNG BÀI CA DAO "THẰNG BỜM" Tiếng cười trong văn học dân gian vô cùng phong. bài ca dao Thằng Bờm vào loại ca dao trào phúng chống phong kiến mang ý nghĩa như một truyện ngụ ngôn độc đáo: Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu. Bờm rằng Bờm. tình ý, ước mơ vào bài ca dao này. Tiếng ru của mẹ, của bà không thể thiếu tiếng võng kẽo kẹt, không thể vắng bóng bài ca Thằng Bờm . Kỳ diệu thay ca dao, dân ca Việt Nam.