Trị bệnh mất ngủ Mất ngủ là do hưng phấn của đại não tăng cường làm cho khó ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh, hay mơ mộng, dậy sớm. Người bệnh vì không ngủ được đầy đủ, ban ngày tinh thần ủy mị, sức chu ý không tập trung, khẩu vị kém, có một số người còn kèm thêm bệnh ù tai, hay quên, run tay, đầu óc choáng váng, dễ nổi khùng… Mất ngủ dẫn đến tâm lý mất thăng bằng, người bệnh luôn cảm thấy gánh nặng tâm lý. Đông y cho rằng nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, có vị “bất hòa tắc ngọa bất an” (dạ dầy không tốt nên nằm không yên), “Hư lao, hư phiền bất đắc miên” (lao lực phiền muộn nên không ngủ ngon). Nó có liên quan chặt chẽ tới tâm, can, tì, thận, tạng mất cân đối và âm huyết không đủ. Những người thần kinh suy nhược thường hay mắc bệnh này. I. Nội dung điều trị 1. Điều trị bệnh mất ngủ không nên chỉ dựa vào dược liệu, mà phải chú ý tiêu trừ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, làm cho tâm lý thăng bằng, kết hợp điều trị thể chất thì hiệu quả mới tốt. 2. Lao động và nghỉ ngơi hợp lý, thay đổi những tập quán sinh hoạt xấu. Cai thuốc lá, chừa rượu, không ăn những thức ăn quá cay, đắng, kích thích như cà phê, chè đặc…, cơm tối không nên ăn quá no. 3. Nên ăn những thức ăn có lợi cho công năng tinh thần như cá đồng, cá biển, trai, tômm trạch, gan lợn, cật lợn, đào, lạc, táo, nấm, các loại đậu, sữa bò… 4. Trước khi ngủ 30 phút không làm việc trí óc, ở nơi yên tĩnh nên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng êm dịu hoặc tập luyện một lát tĩnh khí công. Người khó ngủ có thể ra ngoài đi bách bộ một lát. 5. Trước khi lên giường lấy nước nóng khoảng 40 0 -50 0 C rửa chân, sau đó xoa bóp bàn chân một lát. Mùa đông phải xoa bàn chân đến nóng mới thôi. 6. Kiêng không nên dùng loại thuốc bổ tính nhiệt như lộc nhung hươu, nhân sâm, phụ tử. 7. Thường xuyên tham gia việc trồng cây cối hoa cỏ ở trong vườn để rèn luyện tính tình, gạt bỏ tâm tư lo lắng buồn bực làm cho tâm lý dần dần giữ được thăng bằng. 8. Trước khi đi ngủ uống một cốc sữa bò hoặc một chút đồ ngọt, sẽ giúp ích cho chất lượng giấc ngủ. 9. Buổi sáng hướng về mặt trời hoạt động, tập luyện khoảng 30 phút, có ích cho việc điều chỉnh đồng hồ sinh học trong người. III. Phương pháp điều trị Phương thuốc hiệu nghiệm 1. Hoàng tinh 30g, ngọc trúc 30g, quyết ninh tử 9g, xuyên khung 3g, mỗi ngày một thang sắc làm 2 lần. 2. Một ít nhân táo chua, đan sâm nghiền nhỏ, mỗi lần 6g, ngày 2 lần (buổi chiều và buổi tối) uống với nước nóng. 3. Quả dâu chín 30g nấu nước uống. Dùng cho người già và người mất ngủ, táo bón. 4. Lá lạc tươi 30g, sắc làm 2 lần, mỗi ngày một thang. Phương pháp ăn uống 1. Hạt sen 30g, long nhãn 5g ăn hoặc nấu cháo. 2. Tim lợn một quả, đại táo 10 quả cho thêm gia vị nấu ăn. 3. Lòng đỏ trứng gà 2 quả, xuyên tâm liên 6g, hoàng cầm 10g, bạch thược 12g, sinh địa 30g, a giao 10g mỗi ngày một thang sắc làm 2 lần. 4. Hồng táo (xé nhỏ) 30g, hoài tiều mạch 60g, cam thảo 10g, sắc hai lần, ngày uống 1 thang. Điều trị ở bên ngoài 1. Đắp rốn: Lấy một ít bột chân châu, bột đan sâm, bột lưu huỳnh quây đều, trộn thêm một ít dầu vừng rồi đắp vào rốn, lấy meca đậy lên, dùng băng dính cố định, 3-5 ngày thay một lần. 2. Bấm huyệt: Lấy ngón tay ấn vào ba huyệt dũng tuyền, thất khê, thất miên từ 3-5 phút. Nếu sau khi rửa chân Phương pháp khác 1. Đội thuốc trên đầu: chu a 30g, từ thạch 30g, hổ phách 3g nghiền thành bột cho vào một túi vải, trước khi đi ngủ cho vào túi nén tóc đội trên đâu. 2. Ngâm chân vào nước thuốc: Từ thạch 50g, hoa cúc 10g, hoàng cầm 10g, giao đằng 30g, nấu nước trước khi đi ngủ ngâm chân 20 phút. 3. Phương pháp chải đầu: trước khi đi ngủ lấy một chiếc lược gỗ răng không nhọn, chải từ trán ra sau gáy, sau đó lại chải từ giữa đầu sang hai bên khoảng 15 phút, chải nhẹ nhàng bình tĩnh, thưởng thức thú vị chải đầu . Trị bệnh mất ngủ Mất ngủ là do hưng phấn của đại não tăng cường làm cho khó ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh, hay mơ mộng, dậy sớm. Người bệnh vì không ngủ được đầy đủ, ban. thêm bệnh ù tai, hay quên, run tay, đầu óc choáng váng, dễ nổi khùng… Mất ngủ dẫn đến tâm lý mất thăng bằng, người bệnh luôn cảm thấy gánh nặng tâm lý. Đông y cho rằng nguyên nhân gây bệnh. không ngủ ngon). Nó có liên quan chặt chẽ tới tâm, can, tì, thận, tạng mất cân đối và âm huyết không đủ. Những người thần kinh suy nhược thường hay mắc bệnh này. I. Nội dung điều trị 1. Điều trị