1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

KTLx

14 433 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 50,93 KB

Nội dung

tai chinh ngan hang

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH CỦA TỐC ĐỘ TĂNG XUẤT KHẨU,TÔC ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ TỶ LỆ LẠM PHÁT VỚI TÔC ĐỘ TĂNG GDP CỦA 62 NƯỚC TRÊN THẾ GIOI I:LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trước hết cũng như những môn học khác mà chúng em đều có bài thực hành nhóm, môn kinh tế lượng cũng vậy. Nhận thấy đề tài nhóm môn Kinh tế lượng có lien quan đến lĩnh vực kinh tế, trong lúc tìm hiểu những giá trị có lien quan đến nền kinh tế sẽ giúp cho chúng em hiểu rõ hơn những đại lượng ấy là bản chất là như thế nào, quan hệ như thế nào đồng thời sẽ giúp ít cho việc nghiên cứu các môn học khác như kinh tế vĩ mô, vi mô …cũng như cho công việc sau này. Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang tiến lên quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế điều đó tạo nên sự thuận lợi về quan hệ quốc tế, học tập phát triển và lưu thông buôn bán hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, năm 2010 là năm đầy khó khăn nhất của hầu hết các nươc trên thế giới trong khi đó vấn đề dân số cũng là một đề tài nóng hổi. Việc nghiên cứu những tác động của tổng giá trị xuất khẩu, nhâp khẩu, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát giúp ta biết được mức độ ảnh hưởng của chúng đến tổng sản phẩm quốc nội như là thế nào.Thông qua việc tìm hiểu lý thuyết cũng như chỉ tiêu, hiểu được những đặc điểm, tính chất xu hướng phát triển từ đó đưa ra những định hướng giải pháp tối ưu nhất.Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài này. II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product.) Trong kinh tế, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Trên thực tế có tồn tại hai loại GDP là GDP thực tế và GDP danh nghĩa. GDP danh nghĩa chỉ tính đến tổng số tiền chi phí cho GDP thì GDP thực tế lại có tính đến các yếu tố như sự mất giá của tiền tệ để ước lượng chính xác hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ thực sự tạo thành GDP. GDP danh nghĩa đôi khi còn được gọi là GDP tiền tệ trong khi GDP thực tế còn được gọi là GDP giá cố định hay GDP điều chỉnh lạm phát. Có ba cách tính GDP đó là tính theo tổng giá trị tiêu dùng, tổng các khoản chi tiêu hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê. Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau: GDP = C + I + G + NX Trong đó: • C: là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. • I: là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Cần phân biệt rõ đầu tư này với các đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu. • G: là tổng chi tiêu của chính phủ (tiêu dùng của chính phủ). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu). NX: là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất). GDP theo cách tính tổng chi phí (lúc này không gọi là GDP nữa, mà gọi là tổng chi tiêu nội địa hay GDE (viết tắt của Gross Domestic Expenditure) được tính toán tương tự, mặc dù trong công thức tính tổng chi phí không kê khai những khoản đầu tư ngoài kế hoạch (bỏ hàng tồn kho vào cuối chu kỳ báo cáo) và nó phần lớn được sử dụng bởi các nhà kinh tế. Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. GDP còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bao gồm: • Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi so sánh xuyên quốc gia. • GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống. • GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác. GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. • GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm tăng GDP. GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Công thức phổ biến nhất để tính toán chỉ số GDP như sau: GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Chi tiêu công + (Xuất khẩu – Nhập khẩu) 2. Tốc độ tăng dân số Tăng dân số là sự thay đổi trong dân số theo thời gian, và có thể được định lượng như sự thay đổi trong số lượng của các cá thể của bất kỳ giống loài nào sử dụng cách tính toán "trên đơn vị thời gian". Trong sinh học, thuật ngữ tăng dân số dường như chỉ tới bất kỳ sinh vật từng biết nào, nhưng bài viết này chỉ chủ yếu nói về vùng áp dụng của thuật ngữ với dân số loài người trong nhân khẩu học. Trong nhân khẩu học, tăng dân số được sử dụng một cách không chính thức cho thuật ngữ rõ ràng hơn là tỷ lệ tăng dân số và thường được sử dụng chỉ cho sự tăng trưởng của dân số loài người trên thế Tỷ lệ tăng trưởng dân số Trong nhân khẩu học và sinh thái, Tỷ lệ tăng trưởng dân số (PGR) là tỷ lệ theo phân số mà số các cá nhân trong một dân số tăng lên. Nói rõ hơn, tỷ lệ tăng trưởng dân số thường chỉ tới sự thay đổi trong dân số trong một đơn vị thời gian, thường được thể hiện như một phần trăm của số lượng cá nhân trong dân số ở thời điểm bắt đầu của giai đoạn đó. Điều này có thể được thể hiện như công thức: tỷ lệ tăng = tỷ lệ sinh thô - tỷ lệ tử thô + tỷ lệ nhập cư thực, hay ∆P/P = (B/P) - (D/P) + (I/P) - (E/P), trong đó P là tổng dân số, B là số lượng sinh, D là số lượng tử, I là số người nhập cư, và E là số người di cư. Công thức này cho phép xác định nguồn gốc của sự tăng dân số, hoặc vì gia tăng tự nhiên hay bởi gia tăng tỷ lệ nhập cư thực. Gia tăng tự nhiên là sự gia tăng trong dân số sinh tự nhiên, hoặc bắt nguồn từ tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử thấp, hay tổng hợp cả hai yếu tố. Tỷ lệ nhập cư thực là sự khác biệt giữa số người nhập cư và số người di cư. 3.Tốc độ tăng xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài để thu lại ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ. Những lợi ích kinh tế xă hội mà hoạt động xuất khẩu đem lại đă thúc đẩy hoạt động xản xuất hàng hoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường vị thế kinh tế quốc gia và tạo ra công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất. Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài, đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất trong nước tiêu thị ở thị trường nước ngoài để thu lợi nhuận.  Vai tro của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Đối với nền kinh tế quốc dân: Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, xuất khẩu là hoạt động quan trọng nhất trong việc phát triển nền kinh tế. Xuất khẩu giúp thu về một lượng ngoại tệ lớn, tăng cường nguồn vốn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tạo điều kiện để phát triển những ngành sản xuất, nghiên cứu trong nước. Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu sẽ thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định. Ngoài ra xuất khẩu c̣n tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người. Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu có vai tṛ tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, nâng cao vai tṛ của quốc gia trên trường quốc tế. Nhờ có những hàng xuất khẩu mà có nhiều nước đă, đang và sẽ thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư nhau. Đối với Doanh nghiệp (DN): Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thị trường nước ngoài luôn là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để doanh nghiệp khai thác, làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, trong bước chuyển giao công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề người lao động, từ lao động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng thành lao động kỹ năng. Tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai tṛò chiến lược trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia, tăng cường vị thế quốc gia trên trường khu vực và thế giới. 4. Tốc độ tăng nhập khẩu Nhập khẩu trong thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v .) Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi. Hàm nhập khẩu Đường nhập khẩu cắt trục hoành ở δ, dốc lên phía phải với độ dốc là γ. Ký hiệu: • M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu • Y: tổng thu nhập quốc dân • δ: giá trị nhập khẩu cơ bản không phụ thuộc vào thu nhập • γ: khuynh hướng nhập khẩu biên Hàm nhập khẩu: • M = γ.Y + δ Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu Mực độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. 5. Lạm phát giá Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: • Chỉ số giá sinh hoạt ( CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung). • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). • Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. • Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. • Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. • Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình. • Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".  Các loại lạm phát phân theo mức độ Lạm phát thấp Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10 phần trăm một năm. Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách. Nhìn chung thì lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. Siêu lạm phát Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát cao, có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng. Thông thường, tốc độ tăng giá chung ở mức 3 chữ số hàng năm thì gọi là siêu lạm phát. 6.Tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay tTrong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình 123doc.vn

Ngày đăng: 05/03/2013, 10:30

Xem thêm

w