I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 1.Lý do chọn đề tài; GDP là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ảnh sự tăng trưởng kinh tế, qui mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một nước, vì vậy nó là một công cụ quan trọng được dùng thích hợp phổ biến trên quốc tế để khảo sát những phát triển, thay đổi trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức chính xác và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh giá tình trạng phát triển bền vững nhịp nhàng toàn diện nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Trước tiên, tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhất mô tả tình hình tăng trưởng kinh tế. Trên thế giới hầu như không có quốc gia nào không quan tâm tới tăng trưởng kinh tế, bởi vì nếu không có tăng trưỏng kinh tế thích đáng sẽ không có sự phồn vinh kinh tế của đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Thứ hai, GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu quan trọng để mô tả trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người. Trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người ở mức độ nhất định phản ánh trình độ giàu có và sự cao thấp của đời sống nhân dân một nước. Có quốc gia qui mô kinh tế tương đối lớn, nhưng đông dân, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người rất thấp, nên vẫn bị coi là nước nghèo; có quốc gia qui mô kinh tế không lớn, nhưng trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người rất cao, nên được coi là đất nước giàu có, ví dụ như các nước Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, v.v. Thứ ba, tăng trưởng cho phép giải quyết các vấn đề xã hội, tăng trưởng bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tăng trưởng là cơ sở để phát triển giáo dục và khoa học công nghệ. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu của hầu hết các quốc gia. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có dân số, xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát giá và tỷ lệ thất nghiệp. Đặc biệt trong thời kì hội nhập hiện nay, các nhân tố trên càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Với mong muốn tìm hiểu về những yếu tốc tác động đến chỉ tiêu kinh tế quan trọng này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài sau: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố: tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng nhập khẩu, tốc độ tăng xuất khẩu, lạm phát giá, tỷ lệ thất nghiệp đến tốc độ tăng trưởng GDP của 62 nước trên thế giới năm 2010. 2. Định nghĩa các biến: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Như vậy, GDP là kết quả của toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên lãnh thổ của một nước, nó không phân biệt kết quả thuộc về ai và từ do ai sản xuất ra.
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô, sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thông thường quy, mô sản lượng đầu ra được phản ánh qua quy mô GDP. Mức tăng trưởng thường được phản ánh bằng chênh lệch quy mô GDP thực tế giữa năm nghiên cứu và năm gốc theo công thức sau. Mức tăng trưởng = GDPt – GDPt-1 Và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế so với năm gốc bằng: % tăng trưởng =( GDP t – GDP t-1 )/ GDP t-1 Khi nền kinh tế tăng trưởng, quy mô của nó lớn hơn, nhưng nếu quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh thì cuộc sống của người dân không khấm khá hơn. Vì vậy, chỉ tiêu trên được mở rộng tính trên đầu người, và sự gia tăng về quy mô và tốc độ GDP tính trên đầu người sẽ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế chính xác hơn. Các nhân tố tác động đến tốc độ tăng GDP: Tốc độ tăng dân số: Tốc độ tăng truởng dân số (Tỉ lệ tăng trưởng quốc gia) thể hiên sự tăng truởng của mỗi quốc gia (được thể hiện theo tỉ lệ phần trăm đối mới mỗi nước). Bạn sẽ thấy hai loại tăng trưởng dân số: là tăng truởng tự nhiên và tăng truởng chung. Tăng truởng tự nhiên thể hiện ở tỉ lệ sinh và tử của dân số mỗi quốc gia, không kể đến số luợng di dân. Còn tăng truởng chung là lượng di dân (Còn tăng trưởng chung tính đến cả lượng di dân). Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. Tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu: Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Tốc độ tăng nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa. Lạm phát giá Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi. Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Trong thực tế, bất kỳ quốc gia nào dù có phát triển đến đâu cũng không tránh khỏi lạm phát. Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá hàng hóa chung tăng lên mà tiền lương danh nghĩa của các công nhân không tăng, do đó tiền lương thực tế của họ giảm đi. Để tồn tại, các công nhân sẽ đấu tranh đòi tăng lương, làm cho sản xuất trì trệ, nền kinh tế gặp khó khăn,tăng trưởng GDP giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, suy thoái sẽ làm thâm hụt ngân sách và đó là điều kiện, nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP tác động qua lại lẫn nhau. Tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. 3- Xây dựng mô hình lý thuyết: Qua lý thuyết kinh tế thực nghiệm được trình bày ở trên, Nhóm đã xác định mô hình toán học của mẫu nghiên cứu là mô hình tuyến tính-lôgarit hay mô hình bán lôga, cụ thể như sau:
Y i = β 1 + β 2 X 2i + β 3 X 3i + β 4 X 4i + β 5 X 5i + β 6 X 6i +U i Trong đó Y là tốc độ tăng GDP, X 2i là tốc độ tăng dân số; X 3i là tốc độ tăng xuất khẩu; X 4i là tốc độ tăng nhập khẩu, X 5i là tỷ lệ thất nghiệp, X 6i là lạm phát giá. Mô hình trên sẽ nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của biến phụ thuộc Y theo sự thay đổi tuyệt đối của các biến độc lập X 2 , X 3, X 4, X 5, X 6 hay nói cách khác là sự thay đổi một đơn vị của biến độc lập X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6 sẽ cho biết phần trăm thay đổi của Y. II- Thực trạng: 1- Theo kết quả chạy từ Eview, ta được mô hình hồi quy: i Y ∧ = 4.185289998 + 1.273452753*X 2i - 0.1351681874*X 3i + 0.1956350423*X 4i - 0.2160331923*X 5i - 0.1290397479*X 6i + e i 2. Tính thống kê mô tả: III-GIẢI PHÁP: Theo kết quả chạy lại mô hình hồi quy từ Eview, ta được: Kết luận về đề tài: Hạn chế của đề tài: Do số lượng mẫu còn nhỏ nên kết quả nghiên cứu còn chưa đạt hiệu quả cao. Do hạn chế về thời gian nên mô hình cũng như các biến mà Nhóm chọn lựa cũng còn nhiều hạn chế. Với năng lực còn nhiều hạn chế, trên đây chỉ là Ứng dụng của đề tài trong thực tiễn: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố: tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng nhập khẩu, tốc độ tăng xuất khẩu, lạm phát giá, tỷ lệ thất nghiệp đến tốc độ tăng trưởng GDP của 32 nước trên thế giới năm 2010. Ta thấy, tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhất mô tả tình hình tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố trên đến tốc độ tăng trưởng GDP để biết được nguyên nhân tăng (giảm) GDP của một số nước (mà nhóm nghiên cứu). Từ đó để các quốc gia hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước mình, nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng GDP như mong muốn.
BẢNG PHỤ LỤC 1. Bảng tên biến trong mô hình: STT TÊN BIẾN LOẠI ĐỊNH NGHĨA ĐƠN VỊ ĐO GHI CHÚ 1 Y Phụ thuộc Tốc độ tăng GDP % 2 X 2 Độc lập Tốc độ tăng dân số % 3 X 3 Độc lập Tốc độ tăng xuất khẩu % 4 X 4 Độc lập Tốc độ tăng nhập khẩu % 5 X 5 Độc lập Tỷ lệ thất nghiệp % 6 X 6 Độc lập Lạm phát giá % . 2 .Tổng hợp số liệu sử dụng trong mô hình: STT TÊN NƯỚC TỐC ĐỘ TĂNG GDP(Y) TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ(X2) TỐC ĐỘ TĂNG XUẤT KHẨU(X3) TỐC ĐỘ TĂNG NHẬP KHẨU(X4) TỶ LỆ THẤT NGHIỆP(X5) LẠM PHÁT GIÁ(X6) 1 Ả RẬP XÊ ÚT 0.13 2.36 56.79 35.44 10.5 5.4 2 ÁC HEN TI NA 9.16 0.87 22.26 15.76 7.3 10.9 3 AI CẬP 5.18 1.75 21.29 28.2 8.92 10.3 4 ÁO 1.96 0.23 50.53 45.99 4.2 2.3 5 BRAZIL 7.49 0.88 10.25 11.16 5.3 5.91 6 CANADA 3.07 1.09 29.72 30.43 2.4 2.4 7 HAN QUOC 6.16 0.26 49.9 45.9 3.6 2.78 8 HOA KY 2.85 0.66 11.24 13.99 9.4 1.5 9 MÔNG CỔ 6.14 1.62 56.81 66.38 3.6 14.3 10 NA UY 0.45 1.16 42.37 27.57 2.7 2.8 11 NAM PHI 2.84 1.35 25.54 27.12 24 3.5 12 NGA 4.03 -0.07 28.67 20.46 7.2 8.8 13 NHẬT 5.12 -0.08 12.64 13.33 4.9 0 14 NIU-DI-LÂN 2.5 1.2 28.2 26.53 6.8 4 15 PAKISTAN 4.36 1.8 19.2 18.98 5.95 15.46 16 PA-RA-GOAY 15.27 1.76 55.78 58.81 6.1 7.2 17 PÊ RU 8.79 1.08 23.88 20.06 7.7 2.08 18 PHẦN LAN 3.12 0.46 37.37 34.91 7.9 2.9 19 PHÁP 1.48 0.52 23.27 25.23 9.6 1.8 20 RUMANI 0.95 -0.18 23.49 29.76 7.3 8 21 SINGAPORE 14.47 1.77 211.06 183.61 2.2 4.6 22 TÂY BAN NHA -0.14 0.38 23.38 25.53 20.33 3 23 THÁI LAN 7.8 0.6 71.3 63.89 0.68 3 24 THỖ NHĨ KỲ 8.95 1.25 23.18 26.21 11.4 6.4
25 THỤY ĐIỂN 5.54 0.86 48.8 41.89 7.4 2.3 26 THỤY SỸ 2.55 1.05 51.68 40.74 3.5 0.5 27 TRUNG QUỐC 10.3 0.51 29.45 24.79 4.1 4.6 28 UCRAINA 4.2 -0.4 46.71 48.89 9.1 9.1 29 VÊ-NÊ-XU-Ê- LA -1.91 1.57 18.11 12.66 6.5 27.2 30 VIỆT NAM 6.78 1.05 70.72 82.56 7.1 11.75 31 XRILANCA 8.01 0.92 18.91 26.5 4.5 6.9 32 Ý 1.3 0.48 23.99 24.39 8.3 1.9
123doc.vn