1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Ghi điểm với sếp pptx

5 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 156,93 KB

Nội dung

Ghi điểm với sếp Nếu làm theo 8 cách sau, chẳng những bạn được sếp tôn trọng mà có thể còn hơn thế nữa. Điều tối quan trọng: Phải tập trung làm việc Hết mình với công việc tạo cho bạn một tác phong chuẩn mực. Chat trong giờ làm việc, tán gẫu với đồng nghiệp là những điều cấm kỵ mà bạn chớ dại gì phạm phải trong công sở. Đừng nghĩ sếp bận quá nên không để ý! Bạn có thể bị “ghi sổ đen” bất cứ lúc nào đấy. Nhớ nhé, đến công ty, bạn chỉ biết công việc, công việc và công việc. Mầm cây cơ hội sẽ đến khi bạn tạo được lòng tin với cấp trên của mình, lẽ nào sếp lại lấy cớ để gây chiến tranh với bạn. Khoe tài bằng miệng chẳng được ích lợi gì Những người lãnh đạo luôn có đủ kinh nghiệm để đánh giá khả năng của từng nhân viên. Vì thế, hãy thể hiện và chứng minh bằng hành động. Những thành quả tốt trong công việc có giá trị gấp nhiều lần lời nói suông. Tránh thông báo những tin xấu cho sếp Khi bạn đang giải quyết công việc, có những trục trặc nảy sinh ngoài ý muốn, đừng ngay lập tức cầu cứu sếp.Trước hết, hãy tự gỡ rối mọi khúc mắc. Chỉ khi nào công việc cần đến những quyết định hoặc ý kiến của người có trách nhiệm, mới thông báo cho cấp trên. Nếu than thở nhiều, sếp sẽ nghĩ bạn thiếu năng lực. Ngoài ra, đừng bao giờ nói xấu hay đổ lỗi cho người khác về thất bại của bạn trước mặt sếp. Tự giác và tự nguyện trong nhiều trường hợp Đừng đợi đến khi sếp ra lệnh, bạn mới bắt đầu làm, hoặc luôn miệng nói “đó không phải là việc của tôi” mỗi lúc sếp vô tình giao không đúng việc. Có khi bạn phải tình nguyện nhận nhiều trách nhiệm để chứng tỏ bản lĩnh và sự hợp tác của mình. Nói nhỏ: sếp rất dễ trọng dụng những ai luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác. Đối xử tử tế với tất cả mọi người trong công ty Các đồng nghiệp sẽ có những lời đồn đại chẳng mấy hay ho, nếu bạn cư xử “hơi bị tệ” với họ. Biết làm việc hòa thuận với tập thể, tươi cười với cả nhân viên tạp vụ, giúp đỡ đồng nghiệp khi họ không tự giải quyết vấn đề một mình hoặc gặp chuyện buồn tất cả đều là những cách để bạn chứng tỏ lối cư xử tế nhị và giao tiếp tốt của mình. Hãy cho sếp thấy bạn không những là nhân viên giỏi mà còn có “hạnh kiểm” tốt. Hài hước để công việc giảm căng thẳng Những mẩu chuyện vui sẽ giúp công việc như mối quan hệ đồng nghiệp thoải mái hơn. Ngay cả khi sếp phê bình, sự hóm hỉnh và tiếng cười sẽ giải nguy cho bạn. Nhưng hãy nhớ, hài hước chứ không phải bỡn cợt và thiếu nghiêm túc đâu nhé! Đừng thở dài và hãy yêu công việc của bạn Khi đứng trước vấn đề nan giải hay một điều bất mãn, nhiều người thường có thói quen thở dài hay kể lể. Đó là thái độ khiến sếp không hài lòng và thiếu niềm tin vào nhân viên. Bạn nên nhận nhiệm vụ với phong thái tiến lên phía trước. Có thể bạn không hoàn thành nhiệm vụ vì một số nguyên nhân khách quan. Thế nhưng, nếu nỗ lực hết mình, sếp vẫn đánh giá cao về bạn. Hơn nữa, tình yêu đối với công việc giúp bạn luôn lạc quan và phấn kích. Năng động và luôn đưa ra những ý tưởng mới Sự ù lì của nhân viên khiến người làm chủ cảm thấy đồng lương họ bỏ ra là không xứng đáng, thiếu hiệu quả. Cho nên, họ rất dễ siêu lòng trước những nhân viên luôn ở trong tư thế “sẵn sàng chiến đấu”. Sự sáng tạo được khơi nguồn từ một đầu óc năng động. Đôi khi, trong những lần tranh luận, ý tưởng hay của bạn cũng khiến sếp lùi một bước đấy! Theo Tiếp Thị và Gia Đình . Ghi điểm với sếp Nếu làm theo 8 cách sau, chẳng những bạn được sếp tôn trọng mà có thể còn hơn thế nữa. Điều tối quan trọng: Phải tập trung làm việc Hết mình với công việc. xử tử tế với tất cả mọi người trong công ty Các đồng nghiệp sẽ có những lời đồn đại chẳng mấy hay ho, nếu bạn cư xử “hơi bị tệ” với họ. Biết làm việc hòa thuận với tập thể, tươi cười với cả nhân. tạo được lòng tin với cấp trên của mình, lẽ nào sếp lại lấy cớ để gây chiến tranh với bạn. Khoe tài bằng miệng chẳng được ích lợi gì Những người lãnh đạo luôn có đủ kinh nghiệm để đánh giá

Ngày đăng: 10/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN