1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiến thức lớp 11 Tự tình – Hồ Xuân Hương-phần 5 docx

27 599 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 171,04 KB

Nội dung

Kiến thức lớp 11 Tự tình – Hồ Xuân Hương-phần 5 TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 1/ Xung quanh những bài thơ nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương, hai luồng ý kiến "khen" và "chê" tồn tại dai dẳng − có lẽ đã từ rất lâu, và có thể đoán rằng ngay từ khi những bài thơ ấy xuất hiện và bắt đầu sống trong trí nhớ của các thế hệ công chúng − có một điểm đụng độ nhau kịch liệt. Ấy là chỗ mà người ta gọi là cái "tục và dâm": Có phải là có cái "tục và dâm" trong những bài thơ ấy? ý nghĩa của nó ra sao? Luồng ý kiến "chê" đương nhiên khẳng định sự có mặt của cái đó trong những bài thơ ấy, và đấy là căn cứ cho một sự đánh giá phủ định, nhân danh lợi ích của những điều được xem như là thuần phong mỹ tục, là sự giáo hóa đạo đức. Luồng ý kiến "khen", để có thể tự đứng vững, đã phải viện đến nhiều thứ, nào giá trị sáng tạo ngôn ngữ và hình tượng, nào giá trị trong lĩnh vực văn học trào phúng, v.v… và dường như khá lâu về sau, thời thế mới xui khiến người ta nêu thêm phương diện "chống phong kiến", phương diện thể hiện cái đẹp và sức sống tự nhiên của đời sống con người. Tuy thế những người chia sẻ luồng ý kiến này dường như khó tự thuyết phục trong thâm tâm rằng không hề có yếu tố gọi là "tục và dâm" trong những bài thơ ấy, và từ đây, cái thiện chí của họ đành phải lao vào những phiêu lưu: hoặc là lớn tiếng bảo: dám làm thơ như thế là "đại cách mạng", hoặc là khiêm nhường biện hộ cho từng chữ, từng bài, hoặc nữa, − khiêm nhường hơn nhưng cũng ít hiệu quả hơn, − làm những cuộc kiểm kê, những sự loại trừ (hẳn là với ý đồ "giảm thiểu" cái đã bị coi là tục và dâm) trong một tình hình "văn bản" hầu như rất ít có sở cứ rành rọt. Thói thường, chính những người có thiện tâm thiện chí, có mẫn cảm đúng lại rất hay đuối lý trong các cuộc đôi co! Thế nhưng, vấn đề là, nếu để cãi lại những người phản bác mình mà lại dùng đúng những cách gọi tên cùng những hàm nghĩa như phía họ đề xuất thì tức là đã vô tình tự đặt mình vào thế bị động! Đã mặc nhiên thừa nhận việc gọi những chuyện kia trong những bài thơ ấy là "tục và dâm" theo hàm nghĩa tiêu cực, theo đánh giá phủ định (coi đó là xấu, là có hại ít nhiều) thì khó lòng gỡ ra được. 2/ Trong những bài thơ được truyền tụng của Hồ Xuân Hương chứa đựng những gì khiến người ta gọi là "tục và dâm"? Phải chăng là việc mô tả − trực tiếp hoặc ám chỉ, từ nghĩa đen hoặc thông qua nghĩa bóng − hoạt động giao hoan nam nữ, bộ phận sinh dục của cả hai phía, nhất là "cái giống" của người đàn bà? Tựu trung, có lẽ là như vậy. Và dù với một mỹ cảm siêu thoát đến đâu cũng không thể thành thực để có thể phủ nhận sự hiện diện của những cái đó ở phần di sản đáng giá nhất của nữ thi sĩ họ Hồ. Trong cách đọc của người bản ngữ (và là người lớn, người trưởng thành) thì những "con cò mấp máy suốt đêm thâu", "một suốt đâm ngang thích thích mau" (Dệt cửi), những cành thông "lắt lẻo" trong "cơn gió lốc", thậm chí cả những chày kình ("chày kình tiểu để suông không đấm") và cán cân tạo hóa (”cán cân tạo hóa rơi đâu mất") ở những ngữ cảnh cụ thể của từng bài thơ, đều ám chỉ cái "của quý" ở thân thể kẻ nam nhi. Cũng như vậy, không cần đợi đến những mô tả trực tiếp một cô gái đang nằm ngủ "lược trúc chải cài trên mái tóc / yếm đào trễ xuống dưới nương long / đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm / một lạch đào nguyên suối chửa thông"; không cần đợi đến những tiếng lóng dân gian goi bộ phận kia là "vông hay trốc", "cuống với đầu", người ta (người bản ngữ) nhận ngay ra sự ám chỉ cái "tỉnh tình tinh" trên cơ thể người đàn bà (ca dao: người dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn!) qua những câu thơ về cái quạt "một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa /…/ chành ra ba góc da còn thiếu / khép lại đôi bên thịt vẫn thừa", về một quả mít "da nó sù sì múi nó dầy", về cái bánh trôi nước "thân (em) vừa trắng lại vừa tròn", về cái giếng nước "cầu trắng phau phau đôi ván ghép / nước trong leo lẻo một dòng thông / cỏ gà lún phún leo quanh mép / cá diếc le te lách giữa dòng", về mặt trăng "giữa in chiếc bích khuôn còn méo / ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm", và đặc biệt là những bài thơ về hang động! Không phải chỉ có từ "hang hầm" đầy ẩn ý được đưa ra để đối đáp với chàng Chiêu Hổ, trong thơ Hồ Xuân Hương còn có vô số hang động được hình dung như là "cái ấy": một động Hương Tích… "khéo khéo phòm / nứt ra một lỗ hỏm hòm hom", một hang Cắc Cớ "trời đất sinh ra đá một chòm / nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom / kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn", một hang Thánh Hóa chùa Thầy "lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp / lách khe nước rỉ mó lam nham", một hang gì đó nữa ở đèo Ba Dội "cửa son đỏ loét tùm hom nóc / bậc đá xanh rì lún phún rêu", một cảnh trí Kẽm Trống "ở trong hang núi còn hơi hẹp / ra khỏi đầu non đã rộng thùng"… Các thế hệ công chúng thưởng thức thơ Hồ Xuân Hương đã đọc ra nghĩa ám chỉ, nghĩa thứ hai − sự miêu tả bộ phận sinh dục của con người, nam và nữ, và hoàn toàn không phải họ cố tình hoặc thậm chí "bệnh hoạn" gán cho thơ bà cái nghĩa ám chỉ ấy, mặc dù trong sự cảm thụ này, trong sự "nhận biết đặc biệt" này, người ta có thể phải huy động đến một sự từng trải nhất định, một kinh nghiệm sống nhất định, một kinh nghiệm tình dục nhất định, đã có được ở đời sống cá thể. Nhưng ngay ở khía cạnh này, thơ Hồ Xuân Hương tuyệt nhiên không làm chức năng "giáo khoa" về sinh lý ở những thời mà con người kinh qua cuộc sống vợ chồng trong trạng thái còn gần như là "vô giáo dục" về tình dục. Rồi chúng ta sẽ nói tới những ngọn nguồn văn hóa và ý nghĩa văn hóa của sự mô tả ám chỉ này. Nhưng ở đây, từ khía cạnh sáng tác văn học, cần ghi nhận rằng Hồ Xuân Hương công nhiên coi là bình thường, là hợp lẽ cái việc đem thơ ca mô tả thân thể người đàn bà, mô tả ngay cả những bộ phận thân thể mà người ta chỉ nên che đậy lại cho đúng với sinh hoạt văn minh, thế nhưng lại có cả một ý thức hệ muốn quên hẳn đi, xóa hẳn đi trong cách hình dung con người. Hồ Xuân Hương coi thân thể và cả bộ phận sinh dục trên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiên vậy. Đã thế "quyền" miêu tả nó trong văn chương cũng là cả một quyền năng tự nhiên. Chỉ có thể quan niệm và sáng tạo theo tâm niệm như thế khi mà hoặc là người ta chưa biết đến hoặc là người ta chủ tâm bước qua, chủ tâm vi phạm những sự răn đe, cấm đoán nào đó ngược hẳn tâm niệm này, chẳng hạn, những răn đe nhân danh một chủ nghĩa cấm dục hà khắc, nhân danh sự sợ hãi mọi cách thức phô bày thân thể, giống như sợ hãi phô bầy tư tưởng. Thật lý thú nếu có thể tìm hiểu xem ý niệm về "hang", "hang động" trong ký ức cổ xưa của người Việt (và của cư dân nhiều nơi khác) thường gợi lên những hàm nghĩa gì, và kèm theo đó, thử hiểu vì sao trong vô số những cách ám chỉ "cái ấy" ở người đàn bà, thơ Hồ Xuân Hương lại thường hay nói tới hang động đến như vậy? Dụng ý chăng? Hay chỉ là ngẫu nhiên, do "trực quan", do lợi dụng thể tài thơ vịnh cảnh? Một điểm khác, đáng lưu ý nữa trong lối "tức cảnh" khá đặc biệt − luôn bao gồm hai nghĩa này, − là những chỗ nhà thơ không mỹ hóa, không "làm đẹp" đối tượng (những hình dung từ đỏ loét, tùm hum, phòm, hỏm hòm hom, rậm rạp, lam nham, v.v và v.v…. cực kỳ gợi tả và hết sức độc đáo, nhưng không "đẹp" theo kiểu phổ biến mà người ta vẫn thấy ở thơ ngâm vịnh thù tạc, vốn thường là chỗ để người ta thi vị hóa cái nên thơ nên hoạ của đối tượng ngâm vịnh). Tiếng cười trào lộng đã làm biến đổi cách hình dung sự vật, và sự miêu tả ở đây trở nên gần gũi với các nguyên tắc miêu tả của nghệ thuật nghịch dị (grotesque): sự chuyển hóa các bộ phận thân thể con người với các sự vật tự nhiên, sự phóng đại quá cỡ, lối "làm méo" cố ý các tỷ lệ thông thường, v.v. (Có lẽ sẽ không phải là không nghiêm túc nếu đi vào nghiên cứu nghệ thuật nghịch dị trong các bộ môn văn nghệ ở ta từ cổ xưa mà một trong những đại diện rõ rệt của văn học là Hồ Xuân Hương). (1) Đã không chút ngần ngại mô tả những chỗ kín của thân thể con người, nữ sĩ họ Hồ cũng không ngần ngại mô tả hoạt động giao hoan, và cũng hình dung nó như một cái gì rất tự nhiên, thiên nhiên. Các thế hệ công chúng truyền tụng thơ bà không chỉ nhạy bén nhận ra "chuyện ấy" qua những trò nói lái "đá đeo", "lộn lèo", "đếm lại đeo", "đáo nơi neo", "suông không đấm", qua những cụm từ đầy ngụ ý "tra hom ngược", "rút nút xuôi"; thậm chí qua những câu thơ rất mực trữ tình "Mảnh tình san sẻ tỉ con con", hay là "Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng / nửa mạn phong ba luống bập bềnh ". Trong những xúc tiếp suồng sã của người Việt ngày nay, ta vẫn thấy có trò nói lỡm nhau xung quanh những chữ nghĩa, những sự vật có thể gợi lên ý niệm về "cái ấy", "chuyện ấy" − chẳng rõ đây là những nét di truyền từ xa xưa mà ở thời mình Hồ Xuân Hương đã biết sử dụng, hay là cái trò chơi này đã tự bà mà ra? Có phải bà đã luyện cho con mắt người Việt nhìn đâu cũng dễ hình dung ra "chuyện ấy"? Nhìn vào khung cửi thì thấy tư thế "hai chân đạp xuống năng năng nhắc / một suốt đâm ngang thích thích mau"; nhìn lên mái lều thì thấy "xỏ kẽ kèo tre đốt ngẳng ngheo"; nhìn cảnh đèo núi thì thấy "lắt lẻo cành thông cơn gió lốc / đầm đìa lá liễu giọt sương gieo", nhìn cảnh đánh đu ngày xuân thì thấy "trai du gối hạc khom khom cật / gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng" và "hai hàng chân ngọc duỗi song song" (một sự mô tả biểu cảm có thể khiến ta liên tưởng đến các tư thế của ba-lê và trượt băng nghệ thuật hiện đại!), để rồi nghĩ đến ngày vui sẽ hết thì lại hình dung cái cảnh ngụ ý khá thô bạo: "cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không". Quả là không thể giúp gì được cho những ai vẫn muốn "bênh vực" thơ Hồ Xuân Hương theo lối cố tình giảm nhẹ cái ý ám chỉ chuyện giao hoan trai gái. Bởi cái nghĩa thứ hai, nghĩa ám chỉ "chuyện ấy" nó lộ liễu quá. Đã từng trách ai đó "còn thú vui kia sao chẳng vẽ" thì đến lượt mình, bà đã vẽ, bằng ngôn ngữ, bằng tiếng Việt. Đối với bà, đó là chuyện tự nhiên của "người ta lúc trẻ [...]... khi lại gợi dục "ướt át" hơn cả Hồ Xuân Hương!) Chỗ gặp gỡ của Hồ Xuân Hương với nhiều tác giả đương thời là ở cảm hứng giải phóng đời sống tình cảm, trước hết là tình cảm yêu đương đôi lứa, và chính chỗ gặp gỡ này, cái điểm tương đồng này là một trong những yếu tố tạo nên tinh thần phục hưng trong văn học đương thời Nhưng đi xa trong cái lĩnh vực "cắc cớ" của mình thì Hồ Xuân Hương vẫn cứ là đơn độc... những tình cảnh trái tự nhiên như của đám quan thị − đành coi "chuyện ấy" không còn có thể là chuyện của mình mà chỉ còn là của người ta − "rúc rích thây cha con chuột nhắt / vo ve mặc mẹ cái ong bầu", − hay là tình cảnh của các vị tu hành "chày kình tiểu để suông không đấm"… Hồ Xuân Hương hoàn toàn "thông cảm" thậm chí đồng cảm với cái "thú vui " − "chồn chân mỏi gối vẫn còn ham", "mỏi gối chồn chân... ta nên hiểu nó theo tinh thần một triết lý tự nhiên tự phát hơn là gán cho nó cái hàm nghĩa hiện đại của "cách mạng tình dục" 3/ Quả là không thể − và đã thế thì chẳng nên − giảm nhẹ hay làm ngơ cho Hồ Xuân Hương về việc đã mô tả − trực tiếp hoặc ám chỉ − bộ phận sinh dục và hoạt động giao hoan nam nữ Giải thích điều này bằng cách phỏng đoán về một cuộc đời tình ái không thỏa mãn, về một "căn tính dâm",... văn của người Việt Nhưng cho đến trước thời Hồ Xuân Hương (và sau bà rất lâu nữa, thậm chí đến thời chúng ta) văn học thành văn của người Việt vẫn thiên về những vẻ đẹp siêu thoát, thanh cao, khắc dục.(2) Nhiều tác giả đương thời bà đã làm mềm đi những màu vẻ khắc dục ấy, đem nhu cầu yêu đương đôi lứa, đem chuyện tình yêu làm đề tài và nội dung văn học Hồ Xuân Hương, quyết liệt hơn, đã đem cả những... chất liệu và tinh thần của văn hóa phồn thực vào văn học, giải phóng văn học khỏi xu hướng khắc dục Đây là một phương diện quan trọng của tình thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương Bản thân việc thơ của bà − trong số đó có những bài thơ hai nghĩa ám chỉ "cái ấy", "chuyện ấy" − được nhiều thế hệ công chúng thích thú và truyền tụng cũng chứng tỏ các yếu tố của văn hóa phồn thực cổ xưa vẫn còn sống trong... phủ định thuần túy Hồ Xuân Hương không "hạ bệ" theo lối xóa sổ, xóa sạch đối với bất cứ cái gì; bà chỉ − bằng tiếng cười − kéo tất cả về cõi tục, về đời sống tự nhiên thông thường mà biểu hiện là đời sống tính dục Tinh thần này rất gần gũi với điều mà Bakhtin goi là "tiếng cười lưỡng trị" (ambivalent) vừa chôn vùi vừa tái sinh của văn học phục hưng Yếu tố vật dục-xác thịt ở Hồ Xuân Hương là phương... cầm đũa gắp Lồn sạch chi mà anh mó thẳng tay?" Kể ra, những ví dụ tương tự cũng không ít (4) M.M Bakhtin, Sáng tác của Franҫois Rabelais và văn hóa dân gian trung đại và Phục hưng, Moskva, 19 65 (sách chữ Nga) Bài viết này của tôi nếu có một phụ đề thì đó là: Thử đề cập thơ Hồ Xuân Hương dưới ánh sáng các quan điểm của M.M Bakhtin (5) Xem M.M Bakhtin Sđd ... trong sự khẳng định đầy hân hoan cái đẹp trần tục, tự nhiên ở cơ thể người đàn bà), một vài câu thơ khơi gợi những ám ảnh xa xôi về chuyện lứa đôi ân ái trong Chinh phụ ngâm, Sơ kính tân trang và nhất là Cung oán ngâm khúc; kiểu như: "cái đêm hôm ấy đêm gì / bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng / chồi thược dược mơ mòng thụy vũ / đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu" (bù lại cái ước lệ và chất "trướng gấm... ở sáng tác Hồ Xuân Hương Bà đã đưa vào văn học cả một vỉa ngôn ngữ trào lộng suồng sã dân gian, tạo ra một phương hướng đối trọng với cái phương hướng đang ngày càng trở nên chủ đạo và tuyệt đối trong văn học thành văn là ra sức noi theo thậm chí bắt chước không phải tất cả mà chỉ một loại mẫu mực của văn học lớn phương Bắc Trong số những tác gia lớn của văn học Việt Nam đương thời, Hồ Xuân Hương dân... Việt Có vẻ như Hồ Xuân Hương khá lẻ loi so với đương thời trong cái tạm gọi là "xu hướng" sáng tác nêu trên Nhìn thật chăm chú, gom nhặt thật chắt chiu trong văn học thành văn đương thời thì người ta có thể nêu ra được một câu thơ Nguyễn Du tả nàng Kiều lúc tắm − "dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên" (tính ước lệ của ngôn từ ở đây không xóa được sự đồng cảm giữa tác giả Truyện Kiều với Hồ Xuân Hương trong . Kiến thức lớp 11 Tự tình – Hồ Xuân Hương-phần 5 TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 1/ Xung quanh những bài thơ nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương, hai luồng ý kiến. dục "ướt át" hơn cả Hồ Xuân Hương!). Chỗ gặp gỡ của Hồ Xuân Hương với nhiều tác giả đương thời là ở cảm hứng giải phóng đời sống tình cảm, trước hết là tình cảm yêu đương đôi lứa, và. triết lý tự nhiên tự phát hơn là gán cho nó cái hàm nghĩa hiện đại của "cách mạng tình dục". 3/ Quả là không thể − và đã thế thì chẳng nên − giảm nhẹ hay làm ngơ cho Hồ Xuân Hương

Ngày đăng: 10/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN