Bệnh kiết lị vào mùa Cứ đến tháng 6, 7 hàng năm là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị. Đây là căn bệnh rất dễ lây truyền qua đường ăn uống, qua vật trung gian như: chó, mèo, ruồi, nhặng… có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như hiện nay. Triệu chứng của bệnh kiết lị Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do nhiễm thể Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lị cấp tính. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim. Người bị kiết lị thường đau bụng ở manh tràng (hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ lầm với loét dạ dày). Bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, tiêu lỏng và nhầy máu, kèm theo sốt cao. Ðiều trị bệnh kiết lị như thế nào? Trẻ em là đối tượng dễ mắc kiết lị nhất. Theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc - Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM: “Những ngày gần đây, khoa liên tục tiếp nhận các em bị tiêu chảy cấp dạng kiết lị là chủ yếu”. Có hai loại thuốc là diệt kiết lị amibe và diệt kiết lị do mầm bệnh shigella sử dụng trong điều trị bệnh này. Loại thuốc diệt lị amibe: gồm có Émétine (do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày); Metronnidazole (thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương) và Dehydro-émétine (loại này ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày). Lọai thuốc diệt kiết lị do mầm bệnh shigella: gồm có Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine và Bactrim. Phòng ngừa bệnh kiết lị Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để phòng bệnh kiết lị Hiện đang mùa hè, khí hậu nóng ẩm nên chúng ta cần chú ý nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, thực hiện và nhắc nhở mọi người phải rửa sạch tay trước khi ăn, rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị kịp thời, cách ly hợp lý tránh lây lan cho người thân và cộng đồng. Bài thuốc dân gian trị lị - Rau sam tươi 250g hoặc 50gkhô, sắc với 600ml nước còn 100ml. Trẻ nhỏ dưới 1/2 tuổi, uống 4 laafb/ngày, mỗi lần 5ml. Trẻ 1/2 đến 1 tuổi, ngày 4 lần, mỗi lần 10ml. Trẻ 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5 ml. - Sầu (thầu) đâu (xoan) rừng, mỗi ngày 10-14 quả (có thể tới 20 quả), tán nhỏ, làm thành viên 0,10g (toàn quả) hoặc 0,02g (nhân). Uống liên tục 3- 4 ngày đến 1 tuần. Thường chỉ 1-2 ngày là khỏi nhưng nên uống liều 5- 7 ngày cho khỏi hẳn. - Hoàng Liên, tán bột. Ngày uống 4-6g. Chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7-15 ngày. - Hoàng Đằng, tán bột, làm thành viên 0,10g. Ngày uống 10-20 viên. - Măng Cụt, 10 vỏ (quả), cho vào nồi đất hoặc nồi đồng (tránh dùng nồi sắt hoặc tôn), thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3-4 chén thuốc. - Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 6g, hạt thì là 6g, nước 1200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn 600ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 120ml. . Bệnh kiết lị vào mùa Cứ đến tháng 6, 7 hàng năm là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị. Đây là căn bệnh rất dễ lây truyền qua đường ăn uống,. hóa, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM: “Những ngày gần đây, khoa liên tục tiếp nhận các em bị tiêu chảy cấp dạng kiết lị là chủ yếu”. Có hai loại thuốc là diệt kiết lị amibe và diệt kiết lị do mầm bệnh. lầm với loét dạ dày). Bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, tiêu lỏng và nhầy máu, kèm theo sốt cao. Ðiều trị bệnh kiết lị như thế nào? Trẻ em là đối tượng dễ mắc kiết lị nhất. Theo bác sĩ