Giải mã những cơn đau như bể bụng ppt

6 318 0
Giải mã những cơn đau như bể bụng ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải mã những cơn đau như bể bụng Nếu bạn bất chợt cảm thấy đau nhiều ở bụng và cơn đau tăng dần đến mức gập người quằn quại, sờ vào vùng bụng dưới thấy như có một khối u căng, đập mạnh theo nhịp mạch… thì hãy coi chừng, nhiều khả năng bạn đang bị phình động mạch chủ bụng. Nếu không kịp thời điều trị, động mạch sẽ vỡ toang và nguy cơ tử vong là khó tránh khỏi. Theo hiệp hội phẫu thuật mạch máu quốc gia Mỹ, động mạch được gọi là phình khi đường kính động mạch đo được qua chụp động mạch cắt lớp bằng điện toán lớn hơn đoạn động mạch bình thường chỗ bên trên 1,5 lần. Ở Việt Nam, đường kính trung bình của động mạch chủ bụng là 1,9cm ở phụ nữ và 2,2cm ở đàn ông. Động mạch chủ được gọi là phình khi đường kính trên 3cm, tới 4cm là phình rõ và trên 5cm là phình lớn, có chỉ định mổ nếu không sẽ bị vỡ đột ngột và tử vong. Đa phần người bệnh là nam giới Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, ở độ tuổi từ 60 trở lên có ít nhất 5% số người bị phình động mạch chủ bụng và bệnh này đứng thứ mười về các nguyên nhân gây tử vong ở nam giới trên 55 tuổi. Tần suất mắc bệnh ở nam giới cũng cao hơn gấp bốn lần nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi thọ, càng lớn tuổi nguy cơ phình động mạch chủ bụng càng cao. Những nghiên cứu mới nhất trong thời gian gần đây còn cho thấy số người bị phình động mạch chủ bụng ở nhóm hút thuốc lá cao gấp tám lần so với nhóm không hút thuốc. Trong số các ca phình động mạch chủ bụng, có đến 40% bị cao huyết áp và nguyên nhân do xơ vữa động mạch chiếm 95%. Một số trường hợp khác có nguyên nhân hiếm gặp hơn như nhiễm trùng mạch máu, bóc tách động mạch chủ mạn, bệnh tự miễn Takayasu, giang mai, nấm, chấn thương hoặc bẩm sinh trong hội chứng Marfan Thực tế điều trị cho thấy, khoảng 2/3 số người bệnh bị phình động mạch chủ bụng đã nhập viện vì một bệnh lý khác hoặc phát hiện ra bệnh rất tình cờ do đi khám một bệnh hoàn toàn không liên quan gì đến bệnh mạch máu. Khi khám bụng bác sĩ thấy có một khối u, đập theo nhịp tim hoặc trong lúc làm siêu âm bụng, phẫu thuật bụng đã tình cờ phát hiện ra. Những trường hợp này gọi là thể không có triệu chứng của phình động mạch chủ bụng. Chính vì không có hay rất ít có triệu chứng như vậy nên người bệnh rất chủ quan và chưa hiểu hết tác hại của bệnh. Dễ nhầm với đau dạ dày Triệu chứng thường gặp nhất của phình động mạch chủ bụng là đau bụng. Đau từ thượng vị và đau lan ra sau lưng, đôi khi xuống mông hoặc bẹn làm nhiều người tưởng là đau dạ dày và tự đi mua thuốc về uống, có lúc đỡ lúc không. Nếu đau đột ngột tăng lên hoặc trở nên liên tục thì phải coi chừng khả năng vỡ của túi phình. Ngoài ra cũng cần để ý một số triệu chứng về tình trạng thiếu máu mãn tính của hai chân như đi lặc cách hồi, hoại tử đầu chi, vọp bẻ, tắc động mạch nuôi chi cấp tính… Và quan trọng nhất là sự xuất hiện của khối u ở bụng, giới hạn nhiều khi cũng không rõ ràng và đập mạnh theo nhịp mạch. Cũng cần chú ý trường hợp bệnh nhân bị hẹp môn vị, dạ dày căng to cũng tạo cho ta cảm giác khối đập theo nhịp mạch. Một số bệnh nhân vào bệnh viện trong tình trạng cấp cứu, mạch tăng nhanh, huyết áp hạ, tay chân lạnh, bụng đau dữ dội… Một biến chứng thường gặp của phình động mạch chủ bụng chính là kết quả của sự tiến triển tự nhiên của bệnh này: vỡ túi phình. Chỗ vỡ có thể ra sau phúc mạc và tạo thành lỗ dò, biến chứng vỡ của phình động mạch chủ có thể được báo trước bằng cơn đau kịch phát. Ngoài ra phình động mạch chủ bụng còn có thể vỡ vào các cơ quan nội tạng khác nhau như: vỡ vào tá tràng gây nôn ra máu ồ ạt, vỡ vào tĩnh mạch chủ dưới gây dò động tĩnh mạch và người bệnh sẽ tử vong vì suy tim cấp. Một số biến chứng khác ít gặp và không trầm trọng bằng như thiếu máu cấp tính hai chi dưới, hoặc chèn ép vào các cơ quan khác như chèn vào tá tráng gây hẹp môn vị, niệu quản trái… gây cơn đau quặn thận và ứ nước thận trái. Nhập viện càng sớm, khả năng sống càng cao Phình động mạch chủ bụng trong mọi trường hợp đều phải mổ để lấy đi toàn bộ túi phình và thay vào đó là một đoạn động mạch nhân tạo. Tuy nhiên khi chỉ định phẫu thuật cũng cần phải cân nhắc đến các yếu tố nguy cơ và các bệnh đi kèm mà người bệnh mắc phải do tuổi tác lớn. Trong trường hợp túi phình bị vỡ, việc chỉ định mổ cấp cứu là bắt buộc. Nếu bị vỡ trong bệnh viện, việc phát hiện sớm có thể giúp cho phẫu thuật viên cứu sống được bệnh nhân. Chỉ đáng lo ngại là những trường hợp vỡ động mạch chủ bụng tại nhà do phát hiện trễ, thời gian chuyển viện kéo dài nên khi đến phòng phẫu thuật thì tình trạng đã rất nặng, mạch nhanh, huyết áp hạ. Có khi bác sĩ vừa phải bơm máu qua đường động mạch, vừa mổ nhưng cũng chỉ cứu sống được chừng 50% số ca bệnh dạng này. Có một số trường hợp bị phình động mạch chủ bụng có thể trì hoãn phẫu thuật được với điều kiện phải điều trị nội khoa tích cực và theo dõi sát diễn tiến của túi phình. Đó là những người có túi phình không có triệu chứng cơ năng, kích thước của túi phình đo được trên siêu âm không quá 5cm, người bệnh có một số bệnh đi kèm nặng như thiếu máu cơ tim, tâm phế mạn, ung thư giai đoạn cuối… . Giải mã những cơn đau như bể bụng Nếu bạn bất chợt cảm thấy đau nhiều ở bụng và cơn đau tăng dần đến mức gập người quằn quại, sờ vào vùng bụng dưới thấy như có một khối. nhầm với đau dạ dày Triệu chứng thường gặp nhất của phình động mạch chủ bụng là đau bụng. Đau từ thượng vị và đau lan ra sau lưng, đôi khi xuống mông hoặc bẹn làm nhiều người tưởng là đau dạ. siêu âm bụng, phẫu thuật bụng đã tình cờ phát hiện ra. Những trường hợp này gọi là thể không có triệu chứng của phình động mạch chủ bụng. Chính vì không có hay rất ít có triệu chứng như vậy

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan