1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

3 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 409,5 KB

Nội dung

Kinh tế hiện nay: 1) Sau khi thống nhất đất nước, để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (12.1976) đề ra nhiệm vụ đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện tập thể hoá nông nghiệp, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế tư bản tư nhân, hợp tác hoá thợ thủ công, hạn chế kinh tế tư nhân trong sản xuất và thương mại. Mô hình đó vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp đã tỏ ra kém hiệu quả, nền kinh tế tăng trưởng chậm, trong những năm 1979 - 85 đã lâm vào khủng hoảng. Lạm phát cao, đời sống nhân dân rất khó khăn. Hội nghị Trung ương 6 (khoá IV) (9.1979) đã bắt đầu những cải cách kinh tế có giới hạn ở tầm vi mô (xí nghiệp, hợp tác xã) chỉ đem lại kết quả hạn chế, nhất thời. Tình hình kinh tế đòi hỏi những cải cách cơ bản hơn mới thoát khỏi khủng hoảng. 2) Giai đoạn đổi mới (1986 đến nay): Đại hội VI (12.1986) của Đảng đưa ra chủ trương đổi mới cơ bản, trước hết là đổi mới tư duy và cơ chế quản lí kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Qua Đại hội VII (6.1991), Đại hội VIII (6.1996), đến Đại hội IX (4.2001), nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khẳng định là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế là: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thông qua đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đổi mới kinh tế hợp tác, phát triển kinh tế cá thể, tư nhân và các loại hình sở hữu hỗn hợp thu hút đầu tư nước ngoài; điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế theo hướng "xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa"; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế đã có những chuyển biến quan trọng. a) Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: từ 1987 đến 2003, tăng trưởng bình quân 7%/năm; năm 2003 đạt 7,24%/năm. Lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi, từ 3 con số (1986) giảm xuống còn 1 con số. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển, sản xuất lương thực chuyển đổi cơ cấu sản lượng phù hợp với yêu cầu thị trường, từ 21,5 triệu tấn (1990) lên 37,5 triệu tấn (2003). Từ một nước thiếu lương thực trước 1989, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục, nhiều sản phẩm công nghiệp như điện, than, vải, thép, xi măng tăng nhanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, đời sống và xuất khẩu; chất lượng nhiều sản phẩm được nâng cao, bước đầu đã đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2003, điện 41.117 triệu kW.h, than sạch 18.962,7 nghìn tấn, dầu thô 17.690 nghìn tấn, xi măng 23.282,4 nghìn tấn, thép cán 2.682,2 nghìn tấn, phân hoá học 1.275,8 nghìn tấn, vải lụa 475,9 triệu mét, vv. b) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từng bước theo hướng tiến bộ: - Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng khu vực I giảm, khu vực II và III tăng. Cơ cấu GDP theo các khu vực I, II, III (%) năm 1987 là 40,56; 28,36; 31,08 thì năm 2003 là 21,8; 39,97; 38,23. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành không đều. Trong nông nghiệp, sự chuyển đổi có tiến bộ: tỉ trọng trồng trọt giảm, tỉ trọng chăn nuôi tăng (từ 17% năm 2000 lên 20% năm 2003). Thuỷ sản phát triển mạnh, đạt 1,15 triệu tấn nuôi trồng và 1,9 triệu tấn đánh bắt, khai thác (2004). Trong công nghiệp: công nghiệp tăng trưởng chủ yếu là dựa vào các ngành gia công nguyên liệu cho nước ngoài và ngành khai thác tài nguyên, khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt. Năm 2003, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp là trên 16% nhưng chỉ đóng góp 3,86% trong tốc độ tăng GDP 7,24%. - Cơ cấu các thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch từ chủ yếu là quốc doanh, hợp tác xã sang nhiều thành phần, nhưng tỉ trọng kinh tế quốc doanh vẫn còn cao. GDP do các doanh nghiệp tư nhân tạo ra ngày càng lớn, chiếm 35,9% (2003); đầu tư nước ngoài đóng góp 13,5% GDP. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh: năm 2003 so với 1996 tăng xấp xỉ 2,5 lần. - Cơ cấu vùng kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam và các vùng kinh tế có vai trò đầu tàu cho sự phát triển chung của cả nước với 68 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài và tư nhân trong nước. Đây là những mô hình mới trong nền kinh tế thời kì đổi mới ở nước ta. c) Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng về quy mô, đa dạng hoá hình thức và đa phương hoá thị trường. Năm 2003, có quan hệ buôn bán với 221 nước và vùng lãnh thổ ở cả năm châu lục, trong đó xuất khẩu tới 214 nền kinh tế, nhập khẩu từ 151 nền kinh tế. Quy mô xuất khẩu liên tục tăng và năm 2003 đạt mức cao nhất từ trước tới nay (19.880 triệu USD, gấp hơn 9,5 lần năm 1991). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 264,4 USD. Mặt hàng xuất khẩu đã gia tăng về số loại, số lượng và cơ cấu; đến năm 2003 đã có 17 mặt hàng chủ lực đạt trên 100 triệu USD, tỉ trọng hàng công nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp tăng, hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm. Song nhập siêu còn lớn và gia tăng. d) Cơ chế quản lí kinh tế mới đã bước đầu được hình thành. Trước đây Nhà nước quản lí kinh tế - xã hội chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính và kế hoạch hoá tập trung bằng hiện vật thì từ khi đổi mới đến nay, pháp luật quản lí đã sử dụng nhiều hơn các công cụ gián tiếp. Thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước thay thế thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây, đồng thời tạo cơ sở pháp lí cho việc đổi mới toàn diện đất nước. Tuy vậy cải cách còn chậm, các thể chế kinh tế thị trường chậm được hình thành, cải cách hành chính chưa đem lại hiệu quả. Tham nhũng lãng phí còn nghiêm trọng. Năng lực cạnh tranh còn thấp. Sau những năm đổi mới, nền kinh tế VN đã khởi sắc, đang đứng trước cơ hội lớn và nhiều thử thách. GDP tăng nhanh nhưng chưa đạt được 40 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 482 USD mới chỉ bằng 65% mức nghèo theo chuẩn mới (2 USD/ngày), theo sức mua tương đương chỉ đạt khoảng 2.200 USD đứng dưới thứ 130 thế giới, bằng trên 60% mức bình quân của khu vực, nghĩa là VN còn là một nước nghèo chậm phát triển, quy mô kinh tế nhỏ. Việt Nam . nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế đã có những chuyển biến quan trọng. a) Nền kinh tế đạt tốc độ tăng. Kinh tế hiện nay: 1) Sau khi thống nhất đất nước, để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (12.1976) đề ra nhiệm vụ. 1996 tăng xấp xỉ 2,5 lần. - Cơ cấu vùng kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam và các vùng kinh tế có vai trò đầu tàu cho sự phát triển

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w