Chuyển ion vitamin C vào da - Một kỹ thuật làm đẹp Phương pháp điện di ion viotaliont xuất phát từ Nhật, do BS. Harue Suzuki - Giám đốc thẩm mĩ viện Suzuki và Giáo sư Nobuhiko Miwa, Khoa Nghiên cứu sinh Đại học Hiroshima nghiên cứu thành công đưa vào dùng năm 2002, hiện đã được áp dụng rất rộng rãi ở Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và ở các nước tiên tiến khác. Trong vài năm trở lại đây, phương pháp này đã được du nhập vào các thành phố lớn nước ta. Với phương pháp điện chuyển ion này, dùng vitamin C làm đẹp da có hiệu quả hơn và an toàn hơn cách dùng cũ. Vì sao cách dùng vitamin cổ điển không đem lại hiệu quả? Vitamin C có vai trò chống gốc tự do. Vì tan trong nước nên chống lại các gốc tự do ngay ở dịch gian bào mà không cho gốc tự do đi sâu vào tế bào. Dùng chống lão hóa trong đó có lão hóa da. Vitamin C có vai trò xúc tác trong việc tạo ra collagen (một chất chiếm 45% thành phần protein cấu tạo da). Dùng tái tạo làm đẹp da Hai tác dụng này được các hãng sản xuất vận dụng triệt để, chế ra các mỹ phẩm làm trẻ hóa da (chống ôxy hóa) tái tạo, làm đẹp da (sinh collagen). Tuy nhiên khó thực hiện, vì: - Vitamin C tan trong nước. Phần lớn mỹ phẩm làm trẻ hóa da, làm đẹp da là cream. Cho dù có trộn vào hỗn hợp lanolon, vaselin, dầu khoáng, dầu thực vật dưới dạng nhũ tương, thì hỗn hợp này cũng khó làm "chất dẫn" đưa vitamin C thấm vào da, càng không thể thấm sâu, đạt được nồng độ cao. - Muốn tái tạo da phải có protein chứa các acid amin cấu tạo nên collagen. Muốn tạo nên collagen không chỉ cần vitamin C liều cao mà còn nhiều yếu tố khác như vitamin A, E, B, các vi lượng (lưu huỳnh, selen, magne, iod) các chất béo. Để chống lão hóa trong đó có lão hóa da, cần có một hệ thống các chất chống ôxy hóa nội sinh và các chất chống ôxy hóa từ ngoài đưa vào như vitamin C, vitamin E, betacaroten, selenium. Trong thực tế, nhiều người đã dùng vitamin C ở liều cao mỗi ngày 500mg-1.000mg một mình hay kết hợp với các chất trên song hiệu quả làm trẻ hóa da, tái tạo làm đẹp thì không đạt hiệu quả rõ ràng. Khi dùng dạng uống với liều cao như vậy kéo dài thì vitamin C gây nhiều tai biến: làm cho cơ thể quen đi, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt; gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát dạ dày, tiêu chảy); gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, ở người thiếu men G6PD còn có thể bị tán huyết; có thể gây sỏi oxalat calci ở thận (do chuyển thành chất trung gian là acid oxalic). Gần đây có nhiều nghiên cứu cho rằng dùng thừa vitamin C làm "mất đi sự cân bằng vốn có của cơ thể" làm "tăng sự tích tụ" những phân tử kép có hại, sự tích tụ này có một vai trò nhất định trong các căn bệnh như ung thư, thấp khớp, xơ vữa động mạch. - Dưới tác dụng của tia tử ngoại, tế bào biểu mô tiết ra hắc tố melanin làm da sậm màu. Lúc ở chỗ tối sẽ có phản ứng ngược lại hủy bỏ melanin trả lại màu trắng cho da. Khi chịu nắng quá nhiều da bị xạm thì phải chờ ít nhất 80 ngày, tế bào biểu bì bị xạm tróc ra, thay thế bằng lớp tế bào khác hay dùng cách lột da (làm mất lớp biểu bì bị xạm, cơ thể sinh ra lớp tế bào mới nhưng dễ xạm lại nặng hơn nếu gặp nắng). Có trường hợp xạm da bệnh lý như bị bệnh suy thận mạn. Trong cả hai trường hợp, không thể dùng vitamin C tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch liều cao để chữa. Tiêm bắp sẽ gây kích ứng, đau, tiêm tĩnh mạch dễ gây dị ứng, có khi gây sốc nguy hiểm. Kỹ thuật mới đưa vitamin C vào da và hiệu quả Kỹ thuật mới chuyển vitamin C vào da là kỹ thuật điện chuyển ion (ionphotoresis) hay gọi là phương pháp điện di ion viotaliont. Chất dùng trong kỹ thuật này là provitamin C, một dung dịch vitamin C đã ion hóa, chứ không phải là dung dịch vitamin C thông thường. Thiết bị chuyên dùng tạo ra dòng điện đặc biệt. Dòng điện này "đẩy" provitamin C đi sâu vào da. Provitamin C sau khi vào da có 97-100% chuyển hóa thành vitamin C. Với kỹ thuật này, tại thượng bì nồng độ vitamin C đạt mức 2.240M và 3.890M tức là tăng khoảng hơn 1.000 lần, tại trung bì nồng độ vitamin C đạt mức 127M và 281M tức cao hơn 200 lần so với khi bôi cream ngoài da. Do vitamin C thẩm thấu mạnh, sâu, tạo ra nồng độ cao dưới da như vậy nên hoạt tính được tăng cường mà không một chế phẩm dùng ngoài nào sánh kịp. Có thể tóm tắt một số hiệu quả của kỹ thuật này: + Làm giảm sự gia tăng hắc tố melanin bất thường, điều trị được nám và các kiểu thâm da (do mụn nhọt, sẹo, phỏng, tắm nắng, lột da mặt). + Xúc tác trong việc tạo ra collagen ở lớp bên dưới da, làm đầy và căng lớp da bên trên, do đó làm giảm nếp nhăn, giảm sẹo lõm (do rỗ, mụn trứng cá). + Tác động vào các chuỗi nhiễm sắc thể, ngăn chặn quá trình lão hóa da. + Ngăn chặn tế bào chết do lipo-peroxit, từ đó hạn chế tiết bã nhờn. + Loại trừ oxygen hoạt tính, từ đó phối hợp với các kem chống nắng, hạn chế ảnh hưởng của tia tử ngoại. Ngay sau điều trị bằng điện chuyển ion, bề mặt da căng chắc, trên da đóng một lớp "muối" trắng (vitamin C), quá trình di chuyển vitamin C còn tiếp tục một vài giờ sau. Vì vậy không tẩy rửa vùng điều trị ngay. Để đạt hiệu quả mong muốn phải lặp lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau một hai tuần. Sau đó lặp lại duy trì hàng tháng. Trong kỹ thuật thẩm mỹ da còn nhiều công nghệ khác: siêu mài da, laser thế hệ mới, sóng RF. Kết hợp kỹ thuật điện chuyển ion vitamin C với các kỹ thuật này sẽ tạo ra một chuỗi kỹ thuật liên hoàn, khắc phục được hầu hết các khiếm khuyết trên da, làm trẻ hóa, đẹp da khá hoàn thiện. . Kỹ thuật mới chuyển vitamin C vào da là kỹ thuật điện chuyển ion (ionphotoresis) hay gọi là phương pháp điện di ion viotaliont. Chất dùng trong kỹ thuật này là provitamin C, một dung dịch. đã đư c du nhập vào c c thành phố lớn nư c ta. Với phương pháp điện chuyển ion này, dùng vitamin C làm đẹp da c hiệu quả hơn và an toàn hơn c ch dùng c . Vì sao c ch dùng vitamin c điển. đạt đư c nồng độ cao. - Muốn tái tạo da phải c protein chứa c c acid amin c u tạo nên collagen. Muốn tạo nên collagen không chỉ c n vitamin C liều cao mà c n nhiều yếu tố kh c như vitamin