http://ductam_tp.violet.vn/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 ĐỀ THI THAM KHẢO Môn Thi: LÝ – Khối A Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên :………………………………………………………… Câu 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm quả cầu có khối lượng m = 0,4kg gắn vào lò xo có độ cứng k. Đầu còn lại gắn vào một điểm cố định. Khi vật đứng yên, lò xo dãn 10cm. Tại vị trí cân bằng người ta truyền cho quả câu một vận tốc v 0 = 60cm/s hướng xuống. Lấy g = 10m/s 2 . Tọa độ quả cầu khi động năng bằng thế năng là A)0,424m B) ± 4,24cm C)- 0,42m D) ± 0,42m Câu 2: Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại mặt đất. Đưa đồng hồ lên độ cao 0,64km. Coi nhiệt độ tại hai nơi này là bằng nhau và lấy bán kính Trái Đất là R = 6400km. Sau một ngày đồng hồ chạy A)nhanh 8,64s B)nhanh 4,32s C)chậm 8,64s D)chậm 4,32s Câu 3: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m = 100g đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 31,4cm/s và gia tốc cực đại là 4m/s 2 . Lấy π 2 = 10. Độ cứng của lò xo là A)16N/m B)6,25N/m C)160N/m D)625N/m Câu 4: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, chiều dài tự nhiên l 0 = 125cm, treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, một đầu gắn với quả cầu nhỏ khối lượng m. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc O ở vị trí cân bằng của quả cầu. Quả cầu dao động điều hòa với phương trình x = 10sin(ωt – π/6)(cm). Trong quá trình dao động, tỉ số giữa độ lớn lớn nhất và nhỏ nhất của lực đàn hồi là 7/3. Tìm tần số góc và chiều dài lò xo tại thời điểm t = 0. Lấy g = 10m/s 2 , π 2 = 10. A)ω = π(rad/s), L = 145cm B)ω = 2π(rad/s), L = 145cm C) ω = 2π(rad/s), L = 125cm D) ω = π(rad/s), L = 125cm Câu 5: Khi một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây có nội dung sai? A)Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần. B)Khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên thì thế năng giảm dần. C)Khi vật ở vị trí biên thì động năng triệt tiêu. D)Khi vật qua vị trí cân bằng thì động năng bằng cơ năng. Câu 6: Con lắc đơn có chiều dài 1,44m dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = π 2 m/s 2 . Thời gian ngắn nhất quả nặng đi từ biên đến vị trí cân bằng là A)2,4s B)1,2s C)0,6s D)0,3s Câu 7: Sóng truyền dọc theo sợi dây căng ngang và rất dài. Biết phương trình sóng tại O có dạng u o = 3sin4πt(cm), vận tốc truyền sóng là v = 50cm/s. Nếu M và N là hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha với nhau và ngược pha với O thì khoảng cách từ O đến M và từ O đến N là A)25cm và 75cm B)37,5cm và 12,5cm C)50cm và 25cm D)25cm và 50cm Câu 8: Thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp S 1 và S 2 phát ra hai sóng có cùng biên độ 1cm, bước sóng λ = 20cm thì tại điểm M cách S 1 50cm và cách S 2 một đoạn 10cm sẽ có biên độ A)2cm B)0cm C) 2 cm D) 2 /2cm Câu 9: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây? A)Sóng cơ học có tần số 10Hz B)Sóng cơ học có tần số 30kHz C)Sóng cơ học có chu kỳ 2,0µs D)Sóng cơ học có chu kỳ 2ms. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng? A)Âm có cường độ lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “to” B)Âm có cường độ nhỏ thì tai ta có cảm giác âm “bé” C)Âm có tần số lớn thì tai có cảm giác âm đó “to” D)Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm Câu 11: Trong các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng? A)Hiệu điện thế. B)Cường độ dòng điện. C)Suất điện động. D)Công suất. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng? http://ductam_tp.violet.vn/ A)Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện. B)Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. C)Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện. D) Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A)Hiệu điện thế biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là hiệu điện thế xoay chiều. B)Dòng điện có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. C)Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều. D)Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng tỏa ra nhiệt lượng như nhau. Câu 14: Thiết bị nào sau đây không có khả năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều? A)Một điốt chỉnh lưu. B) Hai vành bán khuyên cùng chổi quét trong máy phát điện. C) Bốn điốt chỉnh lưu. D)Hai vành khuyên cùng chổi quét trong máy phát điện. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A)Cảm ứng từ do ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có độ lớn không đổi. B)Cảm ứng từ do ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có phương không đổi. C)Cảm ứng từ do ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có hướng quay đều. D)Cảm ứng từ do ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có tần số quay bằng tần số của dòng điện. Câu 16: Một máy phát điện xoay chiều có công suất 10MW. Dòng điện phát ra sau khi tăng thế lên đến 500kV được truyền đi xa bằng dây tải có điện trở 50Ω. Tìm công suất hao phí trên đường dây tải A)20W B)80W C)20kW D)40kW Câu 17: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, u AB = U 2 sin2πft(V). cuộn dây thuần cảm có độ tụ cảm L = 5/3π(H). Tụ điện có điện dung C = 10 -3 /24π(F). Hiệu điện thế tức thời u MB và u AB lệch pha nhau 90 0 . Tần số f của dòng điện xoay chiều có giá trị là A)50Hz B)60Hz C)100Hz D)120Hz Câu 18: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm. Điện trở thuần R =300Ω, tụ điện có dung kháng Z C =200Ω. Hệ số công suất của mạch AB là cosφ = 2 /2. Cuộn dây có cảm kháng Z L là A)250 2 Ω B)500Ω C)300Ω D)200Ω Câu 19: Cho mạch điện xoay chiều gồm R, cuộn dây thuần cảm L = 0,159H và C 0 = 100/π(µF). Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế u = U 0 sin100πt(V). Cần mắc thêm tụ C có giá trị thế nào và có giá trị bao nhiêu để mạch có cộng hưởng điện? A)Mắc nối tiếp thêm tụ C = 100/π(µF). B)Mắc nối tiếp thêm tụ C = 2.10 -4 /π(F). C)Mắc song song thêm tụ C = 100/π(µF). D)Mắc nối tiếp thêm tụ C = 2.10 -3 /π(F). Câu 20: Nguời ta dùng cách nào sau đây để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó? A)Đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều. B)Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế một chiều. C)Dùng máy phát dao động điện từ điều hòa. D)Tăng thêm điện trở của mạch dao động. Câu 21: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A)Sóng điện từ là sóng ngang. B)Sóng điện từ mang năng lượng. C)Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. D)Sóng điện từ không truyền được trong chân không. Câu 22: Khi mắc tụ điện có điện dung C 1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ 1 = 60m; khi mắc tụ có điện dung C 2 với cuộn L thì thu được sóng có bước sóng λ 2 = 80m. Khi mắc nối tiếp C 1 với C 2 thì mạch thu R L C r = 0 M B A L R C B A http://ductam_tp.violet.vn/ được sóng có bước sóng bao nhiêu? A)λ = 48m B) λ = 70m C) λ = 100m D) λ = 140m Câu 23: Cho mạch dao động điện từ LC đang dao động tự do, độ tự cảm L = 1mH. Nguời ta đo hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 10V Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 1mA. Tìm bước sóng của sóng điện từ mà mạch này cộng hưởng. Cho c = 3.10 8 m/s A)100m B)200m C)188,5m D)300m Câu 24: Cho một hệ gồm hai thấu kính O 1 và O 2 có cùng trục chính. Thấu kính O 1 có tiêu cự f 1 = 20cm, thấu kính O 2 có tiêu cự f 2 = -10cm. Hai thấu kính đặt cách nhau một khoảng L.Chiếu chùm sáng song song bất kỳ vào thấu kính O 1 thấy chùm tia ló ra khỏi O 2 song song với nhau. Xác định khoảng cách L. A)20cm B)30cm C)10cm D)40cm Câu 25: Vật sáng đặt song song cách màn (M)1,8m. Một thấu kính hội tụ nằm trong khoảng giữa vật và màn (M) có trục chính vuông góc với màn và có tiêu cự f = 0,25m. Để có ảnh rõ nét trên màn, thấu kính đặt cách vật đoạn bằng. A)1,2m B)1,5m C)0,3m D)Câu b, c đúng. Câu 26: Điều kiện để có tia ló đối với góc tới i là A)i ≥ i 0 với sini 0 = nsin(A – i gh /2) B) i ≥ i 0 với sini 0 = nsin(A – i gh ) C) i ≥ i 0 với sini 0 = 1/n D) i ≤ i 0 với sini 0 = nsin(A – i gh ) Câu 27: Chiếu một tia sáng đơn sắc vuông góc với mặt bên cua lăng kính có chiết suất n = 2 , góc chiết quang A = 45 0 cho tia ló ra ngoài không khí từ mặt bên còn lại. Góc lệch giữa tia tới và tia ló bằng A)135 0 B)45 0 C)90 0 D)120 0 Câu 28: Một người nhìn một vật ở đáy chậu theo phương gần thẳng đứng. Đổ nước vào chậu, người này nhìn thấy vật gần mình thêm 5cm, nước có chiết suất 4/3. Chiều cao của lớp nước đã đổ vào chậu là: A)20cm B)25cm B)15cm D)10cm Câu 29: Một chùm tia sáng hẹp đi từ không khí vào khối thủy tinh có chiết suất n = 3 dưới góc tới i = 60 0 . một phần của ánh sáng bị phản xạ, một phần bị khúc xạ. Góc hợp bởi tia phản xạ và khúc xạ bằng A)120 0 B)90 0 B)100 0 D)80 0 Câu 30: Mắt bình thường có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc bằng 15mm. Điểm cực cận cách mắt 25cm. Tiêu cự của mắt biến đổi trong khoảng: A)Từ 9,375mm đến 15mm B) Từ 14,15mm đến 15mm C) Từ 14,35mm đến 16mm D) Từ 15mm đến 15,95mm Câu 31: Một người phải đặt sách gần nhất cách mắt 40cm mới nhìn rõ chữ. Nguời này muốn đọc sách gần nhất cách mắt 20cm, cần đeo sát mắt A)Kính hội tụ có tiêu cự 40cm B)Kính phân kỳ có tiêu cự 40cm C)Kính hội tụ có tiêu cự 13,3cm D) Kính hội tụ có tiêu cự 20cm Câu 32: Trên vành kính lúp có ghi X5. Tiêu cự của kính này bằng A)10cm B)8cm C)5cm D)20cm Câu 33: Một kính lúp có tiêu cự f = 4cm. Mắt đặt sau kính 2cm. Tìm vị trí đặt vật mà tại đó độ phóng đại bằng độ bội giác. Biết điểm cực cận cách mắt 22cm. A)5cm B)3cm C)2,5cm D)3,3cm Câu 34: Ưu điểm tuyệt đối của phép phân tích quang phổ là A)phân tích được thành phần cấu tạo của các vật rắn, lỏng được nung nóng sáng. B)Xác định được tuổi của các cỗ vật, ứng dụng trong ngành khảo cổ học. C)xác định được sự có mặt của các nguyên tố trong một hợp chất. D)xác định được nhiệt độc cũng như thành phần cấu tạo bề mặt của các ngôi sao trên bầu trời. Câu 35: Tia tử ngoại có bước sóng A)lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. B)nhỏ hơn bước sóng của tia X. C)nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím. D)không thể đo được Câu 36: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ còn thiếu: Nguyên tắc của máy quang phổ dựa trên hiện tượng quang học chính là hiện tượng nào và bộ phận để thực hiện tác dụng trên là http://ductam_tp.violet.vn/ A)giao thoa ánh sáng, hai khe Young. B)tán sắc ánh sáng, ống chuẩn trực. C)giao thoa ánh sáng, lăng kính. D)tán sắc ánh sáng, lăng kính. Câu 37: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc λ 1 = 0,51µm và λ 2 . Khi đó thấy tại vị trí vân sáng bậc 4 của bức xạ λ 1 trùng với một vân sáng của bức xạ λ 2 . Tính λ 2 . Biết λ 2 có giá trị từ 0,6µm đến 0,7µm. A)0,64µm B)0,65µm C)0,68µm D)0,69µm Câu 38: Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 0 , có chiết suất đối với ánh sáng trắng thay đổi từ n đỏ = 2 đến n tím = 3 . Tìm điều kiện của góc tới i 1 của tia sáng trắng đến gặp mặt bên của lăng kính từ phía đáy đi lên và không ló ra khỏi mặg bên còn lại (tính gần đúng, hơn kém 0,5 0 ) A)i 1 < 21,5 0 B)i 1 > 21,5 0 C)i 1 < 30 0 D)i 1 > 30 0 Câu 39: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm ba bức xạ đỏ, lục, lam để tạo thành ánh sáng trắng. Bước sóng của ánh sáng xạ đỏ, lục, lam theo thứ tự là 0,64µm, 0,54µm, 0,48µm. Vân trung tâm là vân sáng trắng ứng với sự chồng chập của ba vân sáng bậc k = 0 của các bức xạ đỏ, lục, lam. Vân sáng trắng đầu tiên kể từ vân trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của ánh sáng đỏ? A)24 B)27 C)32 D)2 Câu 40: trong hiện tượng quang điện ngoài vận tốc ban đầu của electron quang điện bật ra khỏi kim loại có giá trị lớn nhất ứng với electron hấp thu A)toàn bộ năng lượng của phôtôn. B)nhiều phôtôn nhất. C)được phôtôn có năng lượng lớn nhất. D)phôtôn ngay ở bề mặt kim loại. Câu 41: Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi thay đổi cường độ chùm sáng kích thích thì sẽ làm thay đổi A)động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện. B)hiệu điện thế hãm. C)cường độ dòng quang điện bão hòa. D)động năng ban đầu cực đại của electron quang điện và cường độ dòng quang điện bão hòa . Câu 42: Giới hạn quang điện λ 0 của natri lớn hơn giới hạn quang điện ' 0 λ của đồng vì A)natri dễ hấp thu phôtôn hơn. B)phôtôn dễ xâm nhập vào natri hơn đồng. C)để tách một electron ra khỏi bề mặt kim loại làm bằng natri thì cần ít năng lượng hơn khi tấm kim loại làm bằng đồng. D)các electron trong miếng đồng tương tác với phôtôn yếu hơn là các electron trong miếng natri. Câu 43: Catốt của một tế bào quang điện có công thoát A = 2,9.10 -19 J, chiếu vào tế bào quang điện ánh sáng có bước sóng λ = 0,4µm. Tìm điều kiện của hiệu điện thế giữa anốt và catốt để cường độ dòng quang điện triệt tiêu. Cho h = 6,625.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s; e = 1,6.10 -19 C. A)U AK = 1,29V B) U AK = - 2,72V C) U AK ≤ - 1,29V D) U AK = -1,29V Câu 44: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là U = 18.200V. Bỏ qua động năng của các electron khi bức khỏi catốt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra. Cho e = -1,6.10 -19 C; h = 6,625.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s A)68pm B)6,8pm C)34pm D)3,4pm Câu 45: Cho phản ứng hạt nhân MeV25,3nHeHH 1 0 4 2 2 1 2 1 ++→+ . Biết độ hụt khối của H 2 1 là ∆m D = 0,0024u và 1u = 931MeV/c 2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân He 4 2 là A)7,7188MeV B)77,188MeV C)771,88MeV D)7,7188eV Câu 46: Một nguồn phóng xạ nhân tạo có chu kỳ bán rã 2 giờ, có độ phóng xạ lớn hơn mức độ an toàn cho phép 64 lần. Hỏi sau thời gian tối thiểu bao nhiêu để làm việc an toàn với nguồn này? A)6 giờ B)12giờ C)24giờ D)128 giờ Câu 47: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử? A)Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn. B)Số nuclon bằng số khối A của hạt nhân. C)Số nơtron N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z. D)Hạt nhân trung hòa về điện. Câu 48: Một khối chất phóng xạ I 131 53 sau 24 ngày thì độ phóng xạ giảm bớt 87,5%. Tính chu kỳ bán rã của I 131 53 A)8 ngày B)16 ngày C)24 ngày D)32 ngày http://ductam_tp.violet.vn/ Câu 49: Hạt nhân mẹ X đứng yên phóng xạ hạt α và sinh ra hạt nhân con Y. Gọi m α và m Y là khối lượng của hạt nhân α và hạt nhân con Y; ∆E là năng lượng do phản ứng tỏa ra, K α là động năng của hạt α. Tính K α theo ∆E; m α và m Y . A) E m m K Y ∆= α α B) E mm m K Y ∆ + = α α α C) E m m K Y ∆= α α D) E mm m K Y Y ∆ + = α α Câu 50: Hạt nhân α bắn vào hạt nhân Be 9 4 đứng yên và gây ra phản ứng CnHeBe 12 6 1 0 4 2 9 4 +→+ . Phản ứng này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng(tính ra MeV)? Cho m Be = 9,0122u; m α = 4,0015u; m C =12,0000u; m n = 1,0087u; u = 932MeV/c 2 . A)Thu 4,66MeV B)Tỏa 4,66MeV C)Thu 2,33MeV D)Tỏa 2,33MeV. . hạt nhân nguyên tử? A)Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn. B )Số nuclon bằng số khối A của hạt nhân. C )Số nơtron N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z. D)Hạt nhân trung hòa về điện. Câu. phương trình x = 10sin(ωt – π/6)(cm). Trong quá trình dao động, tỉ số giữa độ lớn lớn nhất và nhỏ nhất của lực đàn hồi là 7/3. Tìm tần số góc và chiều dài lò xo tại thời điểm t = 0. Lấy g = 10m/s 2 ,. độ đủ lớn, tai có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây? A)Sóng cơ học có tần số 10Hz B)Sóng cơ học có tần số 30kHz C)Sóng cơ học có chu kỳ 2,0µs D)Sóng cơ học có chu kỳ 2ms. Câu 10: Phát