Nước và mỹ phẩm Tại Nhật Bản, giá thành nước uống là 1,5 USD/tấn nhưng sẽ có trị giá khoảng 1.000 - 2.000 USD/tấn khi biến thành mỹ phẩm. Tất cả các loại mỹ phẩm dưỡng da, tóc, thân thể đều có hàm lượng nước từ 15-95%, phần còn lại là một số phụ gia và hoạt chất vi lượng. Vì vậy, đối với nhà sản xuất mỹ phẩm, công nghệ xử lý nước là một kỹ thuật sống còn, “nước” ở trong ngành mỹ phẩm là một dược chất, một nguyên liệu đắt tiền. Một là chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào chất lượng nước sử dụng, các phản ứng liên hoàn trong công nghệ có xảy ra được như ý muốn hay không tùy thuộc trước hết vào chất lượng nước. Hai là nguồn nước nguyên liệu tốt sẽ giúp cho sản phẩm có độ bền cao, không bị hư hỏng do nấm và vi khuẩn gây ra. Chính vì thế việc quản lý chất lượng nước trong ngành mỹ phẩm có một ý nghĩa cơ bản, và hầu hết đều phải đầu tư khá đắt tiền vào lĩnh vực này. Điều lý thú là những công ty xử lý nước uống nổi tiếng trên thế giới như Vichy, Vittel (Pháp), Shiseido, Kanebo (Nhật) lại là những nhà sản xuất mỹ phẩm cao cấp. Ở Tokyo hay Paris ngày nay, nước tinh khiết còn được cung cấp cho gia đình không những để uống hay nấu ăn mà còn để sử dụng vào vệ sinh cá nhân vì họ cho rằng giá nước tinh khiết vẫn còn rẻ hơn các loại thuốc phòng chống bệnh da liễu do trong chất lượng nước máy không còn bảo đảm được những tiêu chuẩn hóa lý. Trên thị trường thế giới, nhiều loại mỹ phẩm hay nước hoa lấy nước làm nguyên liệu thay cho các loại dầu mỡ, alcohol hay các họ chất thơm. Nước rửa mặt khi tẩy trang, nước dưỡng da hay nước hoa, hoặc nước tạo thơm là những sản phẩm khá phổ biến. Một sản phẩm hóa học làm “đẹp” nhanh chắc chắn sẽ có hại vì nó đi ngược lại quy luật phát triển của da. Do đó, việc làm đẹp của người phụ nữ cũng phải dựa trên sự vận động của cơ thể, trong đó nước là một động lực (từ trong sản phẩm cũng như từ trong cơ thể) có quan hệ vô cùng mật thiết. Khi chọn mỹ phẩm, hầu hết bạn gái thường có tâm lý đòi hỏi “phải đẹp ngay” hay “phải hết nám, hết mụn ngay” thì mới gọi là “sản phẩm có hiệu quả”. Điều đó không hoàn toàn đúng. Bởi làm đẹp là một quá trình chăm chút, săn sóc về mọi phương diện, chứ không thể đẹp ngay với một lọ kem hay một vài ngày “thoa thoa” qua quýt để rồi thất vọng quá sớm. Những sản phẩm dưỡng da cơ bản này trên thị trường nhiều nước được chia làm nhiều loại khác nhau, thường là Hydratrante Moisturizer (chống khô, làm ẩm da), Anti UV (chống tia cực tím), Revitalizer (hoạt hóa tế bào da), Rénergie (sinh động trở lại), Facial Treatment (xử lý mặt), Anti Age (chống lão hóa Những sản phẩm này tập trung vào việc gìn giữ và giúp cho da chống lại các hiện tượng lão hóa hay phục hồi trạng thái của da theo một đặc trưng nào đó mà khách hàng đang cần. Khó tìm thấy một nhà sản xuất nổi tiếng nào sản xuất một loại mỹ phẩm “dưỡng da” đa năng cùng lúc chống được khô, nhờn, mụn, nám, nhăn như chúng ta có thể tìm thấy tại “chợ trời” ở TP. Hồ Chí Minh với đủ loại nhãn hiệu mà chẳng rõ xuất xứ. Trên thực tế, các loại máy lọc nước gia đình hay hệ thống xử lý nước ở thành phố có thể dùng tốt ở nơi này nhưng chưa chắc đã thích hợp với nơi khác. Mỹ phẩm cũng vậy, nhất là các loại mỹ phẩm để bảo vệ làn da. Mỹ phẩm loại này có hiệu quả cho người da trắng ở vùng ôn đới với khí hậu lạnh, khô, nhưng không thích hợp cho người da vàng hay người ở vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiều bạn gái đã hỏi chúng tôi về một loại kem khá nổi tiếng sử dụng ở châu Âu có thể dùng được tại Việt Nam hay không? Câu trả lời khách quan và chính xác nhất là phải xem loại kem đó có thích hợp, có chống lại sự thâm nhập của tia cực tím (UV), có chứa những độc tố hay hoạt chất lột tẩy (là nguyên nhân gây bệnh cho da) hay không? Mọi phụ nữ đều ngại làn da bị “lão hóa” nhưng nguyên nhân gây ra các chứng này của mỗi nơi lại khác nhau (do môi trường và các điều kiện sinh hoạt ). Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ những hoạt chất được sử dụng làm mỹ phẩm phù hợp với thể trạng của mình là rất quan trọng. Trong số hơn 76.000 khách đã đến soi da và trả lời các câu hỏi về kinh nghiệm trong việc sử dụng mỹ phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, có hơn 65% đã dùng qua một loại sản phẩm dưỡng da nào đó của Thái Lan, Đài Loan hay không rõ xuất xứ, chỉ có khoảng 5% là dùng sản phẩm của châu Âu. Với thực tế qua 3 năm theo dõi những triệu chứng trên da mặt của số người nói trên, chúng tôi thấy số bị cháy nám (vì hóa chất của các loại mỹ phẩm lột da) hay sạm vùng má (do phấn hồng) chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 60-65%; số người da bị khô do dùng các loại xà phòng có tính kiềm lớn hay uống trụ sinh chiếm tỷ lệ 8-12%, đặc biệt là trong mùa mưa. Ngoài ra, còn có nhiều người bị khô da, mụn do những vấn đề về tiêu hóa. Rất nhiều phụ nữ bị mụn cho rằng “trong mình bị nóng” vì thức ăn hoặc quy cho bệnh “gan”, từ đó tìm mua loại thuốc chữa đau gan, làm “mát gan” một cách tùy tiện, không nghĩ rằng nguyên nhân mụn rất có thể do một mỹ phẩm nào đó gây ra! Với những trường hợp này, tốt nhất là đến bác sĩ để xác định nguyên nhân trước khi chữa bệnh. Tâm lý nóng vội “muốn đẹp ngay” rất nguy hiểm và đó là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp đau buồn không thể đền bù lại được. . Nước và mỹ phẩm Tại Nhật Bản, giá thành nước uống là 1,5 USD/tấn nhưng sẽ có trị giá khoảng 1.000 - 2.000 USD/tấn khi biến thành mỹ phẩm. Tất cả các loại mỹ phẩm dưỡng. lượng nước từ 15-95%, phần còn lại là một số phụ gia và hoạt chất vi lượng. Vì vậy, đối với nhà sản xuất mỹ phẩm, công nghệ xử lý nước là một kỹ thuật sống còn, nước ở trong ngành mỹ phẩm. lọc nước gia đình hay hệ thống xử lý nước ở thành phố có thể dùng tốt ở nơi này nhưng chưa chắc đã thích hợp với nơi khác. Mỹ phẩm cũng vậy, nhất là các loại mỹ phẩm để bảo vệ làn da. Mỹ phẩm