Chú Tư, con l ai (phà ần 4) Nằm cạnh Gấm, tôi vừa lơ mơ tưởng tượng cảnh chú cháu tôi sắp được ở ghe mới, vừa thấp thỏm đợi trời mau sáng. Kể như đây là chuyến đi làm ăn đầu tiên của tôi, hỏi sao không thấp thỏm hồi hộp. Nằm mãi không ngủ được, nhìn qua chỗ trống trên mui ghe thấy trời rất nhiều sao. Tiếng sóng dưới sông vỗ nhè nhẹ, càng về khuya nghe càng rõ ( ) Gần một năm sau khi tới kinh Xáng Tân Châu, sau khi Pốt bị đánh đuổi chạy re kèn, chú Tư lại dắt tôi trở lên Campuchia, tới ở xóm chài của người Việt ở sóc Vo Tiêu. Tới đâu chú cũng hỏi tin má và anh Hai, Som Bát, nhưng tuyệt nhiên không thấy. Xóm chài Việt kiều sóc Vo Tiêu có khoảng gần trăm chiếc xuồng chiếc ghe lớn nhỏ cập sát mép sông, nhìn lên là cánh đồng hoang với những đầm nước, những đìa cạn có vô số cây dại mọc lúp xúp. Chú cháu tôi lên đây bằng chiếc xuồng mà chú đã mua được hồi ở Vĩnh Xương, chiếc xuồng chú đã dạo cá ở kinh Ngũ Xã, sau đó khi Pốt đánh xuống thì chở chúng tôi chạy về kinh Xáng Tân Châu. Hai chú cháu ở xuồng không nổi, chú dựng tạm cái chòi trống huơ trống hoác trên bờ kinh, gió thổi vô thông thống như thổi trên cánh đồng. Chú thường nói với tôi ráng chịu để chú kiếm tiền mua ghe. Thường ngày tôi chỉ quanh quẩn trong chòi, hết nấu cơm rồi rửa chén, xong việc xuống ghe chơi với một con nhỏ mới quen tên là Gấm. Những lúc nhớ ba má, các anh và Som Bát tới mức không chịu nổi thì tôi chạy qua bờ đìa ngồi dúi vô một búi cây dại khóc, chỉ dám khóc thút thít thôi chớ đâu có dám khóc to vì lo chú Tư biết. Khóc thút thít đâu có đã, bởi vậy có lúc trời mưa to, tôi chạy ra mưa khóc rõ to, khóc to đã đời mà tiếng khóc vẫn lẫn vô mưa, không ai biết được. Trước khi lên hẳn Campuchia, chú Tư đã chở tôi về Vĩnh Xương, hỏi thăm khắp huyện nhưng không ai biết má tôi và anh Hai cùng Som Bát lưu lạc phương nào. Lúc ấy những người quen như ông Hai Phán hoặc ba con nhà anh Cháy cũng đều chưa trở về. Chú Tư luôn cưng chiều tôi, không sai tôi làm việc gì nặng nhọc, ý như để bù đắp cho tôi phải sống không cha không má. Chúng tôi ở trong chòi quá một năm, cho tới một hôm chú Tư trở về vui vẻ biểu: - Nhung ơi, mình sắp có ghe rồi con. Tôi chạy ra đón chú, reo lên: - Thiệt hả chú! Ghe bự bao nhiêu? - Ghe cũ của ông Năm, ổng mua ghe mới, chịu nhượng mình có một chỉ rưỡi. - Chú kiếm đâu ra một chỉ rưỡi chú Tư? - Chú bỏ ống được nửa chỉ rồi con, còn thiếu chú đi mượn. Năm nay ráng kiếm đủ là hoàn lại được ngay mà. - Làm thế nào để kiếm đủ, con muốn kiếm giúp chú quá. - Được lắm, khi nào xuống ghe ở rồi chú mượn tiền thả cặp heo, con cho heo ăn há. - Con nuôi heo được mà, con lớn hẳn rồi, phải không chú? - Phải, con lớn hơn nhiều rồi. Chú thấy quanh đây có rất nhiều rau muống, rau chai, con đi vớt về băm ra nấu với cá ươn cho heo ăn thì heo lớn nhanh lắm. - Vậy ha chú, mình nuôi heo ở đâu? - Ngay ở cái chòi này chớ ở đâu. Mình xuống ghe ở, biến cái chòi này thành chuồng heo. Heo ở cái chòi của chú cháu mình thì mát quá, sướng quá còn gì. - Vui quá, bao giờ mình lấy ghe về? - Mươi hôm nữa thôi. Ông Năm ổng cũng đợi lấy ghe mới về là chuyển cho mình ngay. Chú Tư ra mặt vui vẻ mừng rỡ. Mua được một chiếc ghe là việc quá lớn, giống như trên bờ người ta mua được một cái nhà. Có ghe, chú Tư và tôi không phải ở cái chòi móp này nữa, sẽ nhường nó cho lũ heo. Hai chú cháu mải mê nói chuyện mãi tôi mới chợt nhớ con Gấm có rủ tôi đi vớt ốc. - Sớm mai chú cho con đi vớt ốc với con Gấm nghe chú. - Vợt ốc là phải đi xa lắm đó, phải dậy từ sớm, con chịu nổi không. - Được mà chú, con lớn rồi. - Ờ, con bé này coi được quá rồi. Ảnh minh họa Internet Tôi qua ngủ với con Gấm. Gấm là con ông bà Mười, có hai người anh, anh Hai đã đi bộ đội, còn anh Ba tên là Din. Tôi và Gấm dính với nhau lắm, cùng ăn cùng ngủ luôn. Theo anh em con Gấm đi vớt ốc một ngày cũng kiếm vài chục ký, đem bán cho thương lái cũng được ít tiền phụ cho chú Tư. Nằm cạnh Gấm, tôi vừa lơ mơ tưởng tượng cảnh chú cháu tôi sắp được ở ghe mới, vừa thấp thỏm đợi trời mau sáng. Kể như đây là chuyến đi làm ăn đầu tiên của tôi, hỏi sao không thấp thỏm hồi hộp. Nằm mãi không ngủ được, nhìn qua chỗ trống trên mui ghe thấy trời rất nhiều sao. Tiếng sóng dưới sông vỗ nhè nhẹ, càng về khuya nghe càng rõ. Đến khi tôi vừa chợp mắt thì đã giật mình nghe con Gấm gọi: - Nhung ơi, dậy đi mày. Tôi bật dậy, nhảy ngay qua xuồng. Trời còn tối, gió thổi mát lạnh, ngôi sao mai xanh biếc lấp lánh trên bầu trời phía Đông. Anh Din đứng chống sào phía đuôi, tôi và Gấm ngồi ở mũi xuồng, thay nhau bơi. Chúng tôi phải bơi hơn bốn cây số trên kinh mới vô tới đìa. Bầu trời đầy sao đã nhạt dần, ánh ngày càng sáng rõ, chúng tôi đã nhìn thấy mặt nhau. Mùa này ốc ở trong đìa nhiều lắm, ốc to ốc nhỏ bám đầy vô cỏ và rau chai, chỉ cần lấy vợt lùa xuống dưới vớt trở lên, mỗi lần cũng được gần chục con. Mùi nước đìa hoi hoi thúi, mùi rau chai và mùi ốc ngai ngái tanh ám vô đầu tóc, quần áo chúng tôi. Vớt được vợt nào chúng tôi lùa vô xuồng, tiếng ốc đổ lên nhau nghe lộc cộc thiệt vui. Có nhiều con thè lưỡi bám vô mạn xuồng bò linh tinh, con Gấm cầm vợt gạt chúng rớt trở lại. Khi mặt trời đã lên cao, nước ở mặt đìa bốc hơi nóng thì ốc cũng ít dần. Chúng tôi cũng đã vớt được ngang ngang lòng xuồng. Anh Din biểu: - Về thôi tụi bay. Xuồng khẳm (1) rồi. Về tới nhà Gấm bày tôi nhặt ốc bươu ra ốc bươu, ốc bằng ra ốc bằng bởi ốc bằng được giá hơn. Tôi trông lái quá chừng, chưa bao giờ tôi trông như hôm nay, đã quá trưa nhiều rồi mà sao họ chưa tới. Người lái thường lấy cá nhà con Gấm là một người đàn bà trắng trẻo, phốp pháp, ăn nói tia lia. Hôm nay sao bả tới trễ quá vậy. Mãi khi dịu nắng, mặt trời chuyển sang màu đỏ in lên mặt sông thì ghe bả mới đủng đỉnh tới. Bả đưa mắt nhìn xuồng ốc rồi hỏi cộc lốc: - Có bây nhiêu thôi hả? Anh Din trả lời: - Hôm nay là trúng đó, cứ cân thử coi bao nhiêu. Tôi nhảy cẫng reo lên sung sướng khi biết chúng tôi đã vớt được ngót bẩy chục kí. Con Gấm biểu như vậy là nhiều. Thoắt cái nó tính ngay ra bao nhiêu tiền. Anh em Gấm chia hẳn cho tôi một nửa, tôi cầm xấp tiền trong tay mà sướng muốn khóc. Tôi rối rít kêu chú Tư: - Chú Tư ơi, con kiếm được nè, con phụ cho chú nè. Chú Tư kéo tôi vô xoa đầu: - Của con làm ra, con cứ bỏ ống. Qua mùa cá đìa, tới mùa nước nổi con phụ chú đi giăng lưới là được. Kể từ hôm đó tôi thường đi vớt ốc với Gấm. Nhiều hôm anh Din không đi, chỉ có hai đứa chúng tôi thay nhau đứa vớt đứa bơi xuồng. Có những lúc lái không tới, chúng tôi đem gọng ốc lại, gọng lâu ốc chết thúi phải đổ bỏ, tiếc lắm nhưng không làm sao được. Ngày chú Tư nhận ghe về thiệt vui như ngày tết. Chú kêu tôi cùng đi với chú, hai chú cháu lên ghe chèo về. Chú chiều tôi, khéo léo cập ghe kế bên ghe nhà Gấm, hai ghe liền nhau, tôi nhảy tưng tưng qua lại. Chú Tư dọn hết đồ đạc trên chòi xuống, có gì đâu, độc một cái mùng vá mấy miếng, cái chăn mỏng hôi sì, ít chén dĩa (2) sứt mép và mấy cái nồi nhôm móp. Tôi thấy chú lặng lẽ cất rất cẩn thận một cái bọc vô trong lòng ghe. Chiều tới chú chụm bếp nướng hai con cá lóc, kêu tôi luộc thêm mớ ốc bằng, lôi ra từ đâu không biết nào ớt, nào hành và một xị đế. Chú kêu ông Mười sang nhậu, hai người ngồi xếp bằng đợi ông Năm. Khi tia nắng cuối ngày vừa tắt thì xuồng ông Năm ghé tới. Ông nhảy lên ghe, kêu tôi tới đưa mấy trái xoài xanh. - Mày đem gọt đi con, nhậu cái này với cá lóc là hết chê nổi. Họ cụng ly mừng chú Tư mua được ghe. Tôi và Gấm ngồi riêng một góc, chúng tôi cũng có một dĩa ốc luộc còn nóng hổi chấm với nước mắm me, kế bên ba người đàn ông chuốc nhau vui vẻ lắm. Ông Mười vỗ vào lưng ông Năm nói: - Tôi chắc ông có thuốc lá ngon, sao không đem ra mời tụi tôi xài đi! Ông Năm có chút xíu ngập ngừng nhưng rồi cũng móc trong túi áo ra một cái gói con bọc ni lông. Ông đặt xuống sàn ghe, từ tốn mở gói ny lông, bên trong lớp ny lông là một lớp gói giấy báo, mở tiếp lớp giấy báo lại tới một lớp ny lông, mở tiếp lớp ny lông ấy mới thấy bao thuốc lộ ra. Ông Mười kiên nhẫn dòm ông Năm mở hết ngần ấy lớp bao gói, tay rờ lên cằm rồi nói chọc ông Năm: - Mình chờ tới mọc râu mà ông Năm chưa mở được bao thuốc đó Tư. Ông Năm cười hiền lành: - Thuốc tôi quý lắm, mình chịu ướt được chớ không thể để thuốc ướt, bởi vậy phải bao cẩn thận. Ông Mười xoay qua biểu chú Tư: - Tao quen tính nết ổng lắm, người chi ly cẩn thận có tiếng ở Vô Tiêu mà sao lần này nhượng cho mày chiếc ghe dễ dàng quá thế. Ông Năm ngửa mặt cười hềnh hệch, tự hào: - Anh em giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn mà ông Mười, có chi đâu. Họ cụng chén chuốc rượu nhau tới số luôn, vừa uống rượu lại vừa hút thuốc rồi kể chuyện quê hương. Một lúc sau trăng lên, ánh trăng sáng loáng trên mặt sông bao la. Những chiếc xuồng qua lại dưới sông sáng trăng mờ mờ ảo ảo trong sương lạnh. Từ trong ghe cà phê của dì Tám vọng lên tiếng ai ca, điệu ca buồn não ruột. Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về quê mẹ mà không có đò. (Còn nữa) Thăng Sắc . rít kêu chú Tư: - Chú Tư ơi, con kiếm được nè, con phụ cho chú nè. Chú Tư kéo tôi vô xoa đầu: - Của con làm ra, con cứ bỏ ống. Qua mùa cá đìa, tới mùa nước nổi con phụ chú đi giăng lưới là được. Kể. - Chú kiếm đâu ra một chỉ rưỡi chú Tư? - Chú bỏ ống được nửa chỉ rồi con, còn thiếu chú đi mượn. Năm nay ráng kiếm đủ là hoàn lại được ngay mà. - Làm thế nào để kiếm đủ, con muốn kiếm giúp chú. lũ heo. Hai chú cháu mải mê nói chuyện mãi tôi mới chợt nhớ con Gấm có rủ tôi đi vớt ốc. - Sớm mai chú cho con đi vớt ốc với con Gấm nghe chú. - Vợt ốc là phải đi xa lắm đó, phải dậy từ sớm, con chịu