Bệnh chảy nước mắt do tắc nghẽn lệ đạo Tắc hệ thống lệ đạo gây ra chứng chảy nhiều nước mắt. Bệnh thường gặp ở người lớn, song cũng xảy ra ở trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi. Phương pháp điều trị hiện nay là phẫu thuật túi lệ mũi, tạo một đường thoát mới cho nước mắt. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong “Bình thường, người ta chỉ chảy nước mắt khi xuất hiện cảm xúc thái quá như buồn bã, giận dữ, đau khổ hoặc hạnh phúc Ngược lại, khi không có cảm xúc nhưng nước mắt vẫn lưng tròng, thậm chí rơi thành giọt lã chã thường xuyên, thì đó là dấu hiệu của bệnh chảy nước mắt sống”, giáo sư Lê Minh Thông, Trưởng Khoa Tạo hình thẩm mỹ và thần kinh nhãn khoa, Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh, cho biết. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, bệnh viện này nhận điều trị khoảng 30-40 trường hợp bị tắc nghẽn hệ thống lệ đạo. Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ thống lệ đạo như người bệnh từng bị đau mắt hột, viêm mũi, viêm xoang, chấn thương vùng sống mũi Tuy nhiên cũng có trường hợp vô căn, chủ yếu ở phái nữ. Lý giải trường hợp này, người ta nghĩ nhiều đến khả năng xáo trộn nội tiết tố làm phình trướng hệ thống lệ đạo gây tắc nghẽn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chảy nước mắt sống thường trải qua tình trạng mắt ướt, nhìn mọi vật nhòe đi. Trường hợp nặng hơn, nước mắt có thể rơi xuống má. Lâu dài, sự tắc nghẽn lệ đạo làm ứ đọng chất nhờn gây viêm niêm mạc túi lệ và dẫn đến bệnh viêm túi lệ mãn tính. Lúc này, để có cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu, người bệnh thường dùng tay ấn vào vùng túi lệ để giải tỏa chất nhờn. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này sẽ dẫn tới những biến chứng như viêm túi lệ cấp, sưng tấy hốc mắt, thậm chí viêm màng não, nhiễm trùng huyết và tử vong. Giáo sư Thông cho biết, phần lớn bệnh nhân chảy nước mắt sống thường đến bệnh viện khi đã có mủ nhờn trong túi lệ. Lúc này, bác sĩ phải bơm nước muối vào xác định chẩn đoán. Cách thông lệ đạo không có tác dụng điều trị tắc lệ đạo ở người lớn mà chỉ có hiệu quả với ở trẻ em. Người bệnh không nên đi thông quá ba lần, vì thông nhiều sẽ làm hư lệ đạo, phẫu thuật sau này kém hiệu quả. Phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi, nghĩa là tạo một ra đường thoát mới giúp nước mắt chảy vào mũi trở lại. Hiện tượng chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh Hiện tượng mắt ướt xảy ra ở trẻ từ 1-2 tuần tuổi thường kèm theo viêm kết mạc. Thông thường đây là chứng tắc lệ đạo bẩm sinh - hiện tượng các van trong lệ quản chưa được thông hoàn toàn. Tuy nhiên, khoảng 60-70% số trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi do hiện tượng tắc nghẽn được giải tỏa một cách ngẫu nhiên. Để thúc đẩy quá trình này, các bà mẹ nên mát-xa góc trong mí 2-3 lần/ngày. Nếu sau vài tuần mát-xa mà trẻ vẫn tiếp tục chảy nước mắt sống hoặc bệnh viêm kết mạc tiến triển nặng hơn thì cần đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa để khám. Trường hợp đã dùng mọi cách mà bệnh của trẻ vẫn không khỏi, cần tính đến phẫu thuật. Lưu ý bệnh chảy nước mắt sống ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cần đưa trẻ đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tự dùng thuốc khiến trẻ bị hỏng mắt Vào dịp hè, số trẻ đến khám và nhập viện tại Bệnh Viện Mắt TƯ tăng đáng kể. Không chỉ các giường điều trị nội trú luôn kín chỗ mà ngay tại các phòng khám, trung bình mỗi ngày các bác sĩ đã phải khám 70 - 80 cháu. Các bệnh khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn) thường năm sau nhiều hơn năm trước. Đặc biệt, số trẻ bị tổn thương mắt do gia đình tự ý dùng thuốc, không có hướng dẫn của bác sĩ đang có chiều hướng tăng lên. Trẻ mắc bệnh về mắt thường rất nguy hiểm Bên cạnh các tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị của trẻ đang học phổ thông (tập trung nhiều ở bậc tiểu học) đang tăng nhanh (chiếm khoảng 80% trong các lớp chọn), các bệnh khác về mắt như do chấn thương, viêm màng bồ đào, glôcôm, đục thuỷ tinh thể đều rất nguy hiểm đối với trẻ. Các chấn thương gia tăng nhiều trong dịp hè như bị que chọc vào mắt, ngã, bị kim đâm đều gây nên những tổn hại nặng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả lớn. Viêm màng bồ đào thường bùng phát dữ dội thành dịch vào khoảng tháng 9, 10 là thời gian chuyển mùa và thường nguy hiểm do gia đình hay bị nhầm với bệnh viêm mắt đỏ. Viêm màng bồ đào hay còn gọi là viêm mủ nội nhãn là bệnh do vi trùng xâm nhập vào mắt, gây mủ trong dịch mắt; đa số là viêm màng bồ đào nội sinh, vi trùng từ các ổ vi trùng răng miệng, tai, mũi, họng, viêm màng não mủ theo đường máu truyền lên mắt, tập trung nhiều ở trẻ từ 6 tháng đến 1, 2 tuổi. ở độ tuổi này, sức đề kháng của trẻ còn kém, các cơ quan thành mạch của mắt chưa phát triển ổn định nên những tổn thương mắt sẽ rất lớn. Triệu chứng của viêm màng bồ đào là mắt trẻ đỏ, chói, nhức, có thể sốt nhẹ và thường bị nhầm với viêm mắt đỏ. Từ khi trẻ có triệu chứng đến khi phát bệnh rất nhanh, chỉ 1-2 ngày, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm mủ toàn nhãn cầu dẫn đến hỏng võng mạc, teo nhãn cầu và trẻ sẽ không thể phục hồi được chức năng thị giác. Ngay cả khi được cấp cứu, số trẻ được chữa khỏi hoàn toàn cũng chỉ chiếm 50%. Nguyên nhân phát sinh các ổ vi trùng một phần do trẻ thiếu dinh dưỡng, phần lớn là do trẻ nhiễm giun sán, đặc biệt là giun đũa, đã làm giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch của trẻ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập và phát triển. Đục thuỷ tinh thể sơ sinh, glôcôm (thiên đầu thống) bẩm sinh của trẻ thường nặng hơn người lớn rất nhiều. Do mắt trẻ chưa phát triển toàn diện nên võng mạc rất dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến mù hoặc co giật nhãn cầu. Trẻ bị glôcôm bẩm sinh, các lớp màng mắt chưa ổn định nên mắt trẻ thường lồi to gấp 2 bình thường, dù có mổ, khả năng phục hồi cũng rất ít. Cảnh báo dùng thuốc tự do - nguyên nhân gây mù cho trẻ BS-TS Lê Kim Xuân - Phó trưởng khoa Mắt trẻ em (Viện Mắt TƯ) cho biết: Bên cạnh bệnh glôcôm bẩm sinh, hiện nay số trẻ bị glôcôm do dùng thuốc có chứa cortisol đang có chiều hướng gia tăng. Hiện nay trong khoa Mắt trẻ em, số trẻ đang điều trị bệnh glôcôm do dùng thuốc tuy chỉ chiếm 10-20 trẻ, nhưng số trẻ bị mắc năm sau đã cao hơn năm trước và sẽ còn tăng. Vào thời gian có dịch viêm kết mạc mùa xuân (thường bắt đầu từ tháng 3, 4 và kéo dài đến khoảng tháng 10) là bệnh mắt dị ứng do thời tiết cũng là thời gian bệnh glôcôm do dùng thuốc gia tăng. Các gia đình thường hay mua những loại thuốc nhỏ mắt có chứa cortisol như polydexa để sử dụng. Lúc đầu khi dùng thuốc, bệnh có vẻ giảm nhưng đó chỉ là dấu hiệu tạm thời, sử dụng đến lần thứ 2, thứ 3 sẽ không những không chữa được bệnh viêm kết mạc mùa xuân mà còn có tác hại rất lớn. Thuốc có cortisol sẽ gây xơ hoá vùng bè các mô mắt của trẻ, dẫn đến nhãn áp tăng và gây mù. Thậm chí, trẻ chỉ bị viêm giác mạc nhẹ, xước nhẹ giác mạc, nếu sử dụng thuốc có cortisol sẽ gây thủng giác mạc ngay sau khi dùng. Chữa trị glôcôm do dùng thuốc rất phức tạp, phải dùng thuốc chống chuyển hoá (chống gây xơ hoá) như 5FU, phối hợp cắt kẹp bè, nhưng những trẻ bị glôcôm do dùng cortisol thường rất nặng, làm teo dây thần kinh thị giác và không thể phục hồi. Các bậc cha mẹ thường hay chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần mua thuốc nhỏ mắt là dùng được mà không cần hỏi ý kiến bác sĩ, và không coi trọng lắm mỗi khi trẻ bị đau mắt. Chính sự chủ quan, sơ sót của cha mẹ đã là một nguyên nhân không nhỏ khiến cho số trẻ bị mù do dùng thuốc ngày càng gia tăng . Bệnh chảy nước mắt do tắc nghẽn lệ đạo Tắc hệ thống lệ đạo gây ra chứng chảy nhiều nước mắt. Bệnh thường gặp ở người lớn, song cũng xảy ra ở. phình trướng hệ thống lệ đạo gây tắc nghẽn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chảy nước mắt sống thường trải qua tình trạng mắt ướt, nhìn mọi vật nhòe đi. Trường hợp nặng hơn, nước mắt có thể rơi xuống. lớn bệnh nhân chảy nước mắt sống thường đến bệnh viện khi đã có mủ nhờn trong túi lệ. Lúc này, bác sĩ phải bơm nước muối vào xác định chẩn đoán. Cách thông lệ đạo không có tác dụng điều trị tắc