7 bước để có được sự lãnh đạo bằng tính nhân vǎn Ông Alfred Herrhausen làm việc cho Ngân hàng Deutsche Bank đã từng nói: "Tựu trung lại, tất cả những vấn đề của nền kinh tế đều xuất phát từ vấn đề của các nhân viên." Bài học đó đang là hiện thực ngày nay và điều ngược lại của nó cũng đúng: Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách tốt nhất trong môi trường toàn cầu nếu họ có những nhân viên nǎng động và giàu động lực Tính nhân vǎn là chìa khoá để đối phó với hầu hết những trở ngại trong doanh nghiệp do phần lớn những trở ngại này đều xuất phát từ việc con người được đối xử như thế nào trong doanh nghiệp. Mặc dù hoạt động - cả chuyên môn và cá nhân - đều phải là trung tâm của các biện pháp chiến lược có liên quan đến con người, các hình mẫu kinh doanh mới đòi hỏi vai trò chiến lược của bộ phận quản lý nguồn nhân lực: đầu tư vào con người chứ không phải chỉ là lấp đầy những vị trí còn trống. Đối với những công ty muốn vượt qua những trở ngại đến từ nhân tố con người, có 7 phẩm chất cơ bản cần phải xem xét: 1. Các hoạt động của doanh nghiệp phải dựa trên một hệ thống giá trị. Những giá trị này phải sống, tạo được sự trung thành trong một dạng mới. Sự liên tục của những giá trị vǎn hoá chung sẽ trở nên quan trọng hơn đối với những công ty vì sự liên tục ngày nay không còn được đảm bảo bởi một nhiệm kỳ dài của một viên chức quản trị cấp cao. 2. Trở thành một hình mẫu đòi hỏi sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động cũng như khuyến khích và nâng đỡ những người theo sau. Sự phát triển của một nền vǎn hoá thống nhất hướng về khách hàng trong toàn bộ tổ chức là tối quan trọng đối với sự tồn tại. Nǎng lực về xã hội đến một cách tự nhiên nhất là từ những tính cách của doanh nghiệp với tính cách, sự giáo dục và một kiến thức rộng rãi về cuộc sống. 3. Nền vǎn hoá thống nhất hướng về khách hàng bắt đầu từ những viên chức quản trị cao nhất sau đó là xuống tới từng nhân viên được đào tạo. 4. Với một phong cách lãnh đạo đúng đắn, một doanh nghiệp đi theo hướng sử dụng nhiều công nghệ sẽ tự chuyển mình thành một doanh nghiệp hướng vào thị trường và khách hàng. 5. Các công ty phải đầu tư vào con người, vào kỹ nǎng và kiến thức của họ. Họ phải không chỉ đặt quyền lợi của con người vào vị trí thích hợp mà còn phải hỗ trợ những nỗ lực khuyến khích sự phát triển cá nhân và chuyên môn. 6. Sự lãnh đạo thành công với mức độ trách nhiệm cao đối với tất cả các cấp lãnh đạo đòi hỏi sự mở rộng. Chỉ có sự mở rộng, sự thay đổi mới được hiểu thấu, chấp nhận và điều khiển một cách chủ động. 7. Sự sáng tạo chỉ nở rộ trong tự do. Những nhà quản trị phải tạo cho con người trong doanh nghiệp khoảng trống tự do để sáng tạo, phát triển sự độc đáo và chấp nhận rủi ro (chẳng hạn các đội dự án theo chiều ngang) Sự sẵn sàng thay đổi có lẽ không bị giới hạn trong cấp lãnh đạo cao nhất và thứ 2; nó phải thấm nhuần vào tất cả nhân viên. Vǎn hoá này phát triển khi con người trong doanh nghiệp được nhận biết, tôn trọng và phát triển với chính bản chất, sự sáng tạo và độc đáo của mình. Để đạt được điều đó, tất cả các doanh nghiệp nên đánh giá lại con người của họ như những người tiếp nhận kiến thức, như nguồn sáng tạo và động lực của sự thay đổi.(st) . 7 bước để có được sự lãnh đạo bằng tính nhân vǎn Ông Alfred Herrhausen làm việc cho Ngân hàng Deutsche Bank đã từng. khích sự phát triển cá nhân và chuyên môn. 6. Sự lãnh đạo thành công với mức độ trách nhiệm cao đối với tất cả các cấp lãnh đạo đòi hỏi sự mở rộng. Chỉ có sự mở rộng, sự thay đổi mới được. ngang) Sự sẵn sàng thay đổi có lẽ không bị giới hạn trong cấp lãnh đạo cao nhất và thứ 2; nó phải thấm nhuần vào tất cả nhân viên. Vǎn hoá này phát triển khi con người trong doanh nghiệp được