Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
454,14 KB
Nội dung
481 Góc thứ 9 trong ngôi nhà 14/04/2008, 03:37 (GMT+7) Theo thuyết Tây Tạng, mỗi nhà được chia thành 9 'góc' (hoặc vùng). 'Góc' thứ 9 nằm ở trung tâm nhà và nó có mối liên hệ đến sức khỏe của những người sống trong ngôi nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, bất kỳ nơi nào có dòng chảy năng lượng, ở đó là vùng khỏe mạnh. Nếu khu vực trung tâm này không lộn xộn, năng lượng xuyên suốt tự do thì người cư trú sẽ cảm thấy tốt hơn. Ngược lại, nếu nhà bạn chất đầy đồ trang trí lặt vặt hay những trang trí nội thất lớn, kềnh càng, luồng khí sẽ bị cản trở và sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng. Lời khuyên Đừng tiếc rẻ, hãy dẹp bỏ các thứ không cần dùng đến. Chiến lược rộng rãi và sạch sẽ nên áp dụng ở cả phòng ngủ cũng như nhà bếp. Phòng ngủ phải rộng rãi và thoáng mát. Trong phòng ngủ, lý tưởng là đầu giường nên dựa vào tường và chân nên đưa vào tường bên kia, không nên để giường nhìn ra cửa sổ cũng như cửa cái, vì theo thuyết phong thủy, gió và năng lượng từ bên ngoài thông qua những nơi này sẽ làm lạnh đôi chân người nằm, làm dễ bị cảm lạnh. Nếu không thể thay 482 đổi, hãy dùng vải dày để che âm khí. Bếp cũng không nên để lộn xộn, mà phải ấm áp và mời gọi (dùng tông màu vàng và mùi hương hấp dẫn). Một điều lưu ý là: Bếp không bao giờ đối diện với cửa (các chuyên gia phong thủy cho rằng, người nấu bếp sẽ bị lo lắng và phân tâm vì không biết được điều gì xảy ra phía sau). Nếu bạn không thể thay đổi vị trí của bếp, hãy dùng một cái kính, để bạn có thể thấy được phía sau lưng. Có 5 vị trí sắp xếp nhanh được đề nghị như sau: - Thêm cây: để tạo một môi trường trong nhà nhiều an lành và tránh năng lượng xấu, nên thêm cây xanh và hoa tươi vào nhà (tránh cây khô hoặc hoa giả). - Dùng màu sắc dễ chịu, loại bỏ bớt ánh sáng neon. - Dùng kiếng: nếu bạn để kiếng trên giường ngủ, hãy bỏ nó ngay lập tức. Người ta nói rằng năng lượng tạo bởi kiếng ở không gian này có thể làm khó ngủ. Thay vào đó hãy chuyển kiếng ra phòng ăn. - Đóng cửa phòng ngủ của bạn: bước đơn giản này giúp giường ngủ của bạn như được bọc trong một cái kén che chở, tạo cảm giác yên tâm. - Một chùm đèn thủy tinh ở giữa nhà có tác dụng thúc đẩy vòng tròn năng lượng, tốt cho sức khỏe. 483 484 Phong thủy Phong thủy trong Kiến trúc và Quy hoạch Xây dựng: Mê tín hay khoa học ? 24/03/2008, 11:57 (GMT+7) Phong thủy lâu nay vẫn được coi là một lĩnh vực “nhạy cảm”, rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người, vậy nên Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) được coi là khá mạnh bạo khi lần đầu tiên tổ chức hội thảo “Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng” (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc). Và cũng chính vì sự nhạy cảm của chủ đề mà Ban tổ chức đã đưa ra đầu bài: Hội thảo tập trung đề cập đến phần “dương trạch” quan hệ đến kiến trúc (KT) và quy hoạch xây dựng (QHXD)… Khái niệm đa chiều Có rất nhiều ý kiến định dạng phong thủy (PT) được đề cập tại hội thảo. Theo Ths.KTS Phan Đăng Trình, PT là một hiện tượng văn hóa có từ thời cổ đại, là thuật số đón lành, tránh dữ, phong tục dân gian lưu truyền sâu rộng, là quan niệm về mối quan hệ giữa con người với môi trường. PGS Lê Kiều thì “định nghĩa”: PT là địa thế, địa hình, là đất và nước quanh ta. PT là môi trường sống mà con người tồn tại trong đó. PT còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên văn, sao trời, vũ trụ trái đất, khí tượng, địa thế làm nhà, đặt mồ mả nên PT vừa gần gũi vừa xa lạ với con người… 485 Còn KTS Lý Thái Sơn thì đưa ra nhận định: PT là nơi đan xen nhiều chiều (không chỉ về không gian địa lý, lịch sử, chủng tộc, dân tộc), phức tạp giữa các yếu tố khoa học tự nhiên và kỹ thuật (kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, môi trường sinh thái, nghệ thuật tạo hình và tổ chức không gian) và khoa học xã hội nhân văn (tâm lý cư trú cá nhân, cộng đồng tín ngưỡng dân tộc, cách tư duy, kiểu sống) giữa vật thể và phi vật thể… Câu hỏi đặt ra là, vì sao lâu nay PT vẫn được coi là lĩnh vực nhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi cho biết: PT phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch. Dương trạch nghiên cứu về thế giới “dương”, nơi con người sống và làm việc, đó là nhà ở, công sở, đô thị. Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “âm”, nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ… Một lý do khác khiến PT càng trở nên “nhạy cảm” là vì “việc lãnh hội thi hành PT khó, nên lâu nay hình như ta chỉ nhìn nhận PT qua khía cạnh “pháp thuật” (ý kiến của ông Nguyễn Cảnh Mùi). Hay “Lý luận cơ bản của PT (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rất trừu tượng, thuật ngữ sử dụng khác xa so với ngôn từ dùng hàng ngày… tạo ra một vẻ bí hiểm. Đọc và nghe về PT thấy một không khí sống chết đan xen, trời đất hòa hợp, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng có thể tin, có thể không tin nhưng cũng sợ (PGS Lê Kiều). Đơn giản hơn do “thiếu nghiên cứu, thiếu tư liệu, PT đã được xem như là một lĩnh vực huyền bí, siêu thực (GS.TS Nguyễn Bá Đang). Sức hấp dẫn của phong thủy 486 Chính vì không được nhìn nhận một cách công khai nên trong các công trình xây dựng công cộng hay tư nhân, nếu có tham khảo PT thì cũng chỉ là tự phát, tùy tiện, dựa cách ngẫu nhiên vào lòng tin của chủ công trình với một thầy phong thủy nào đó mà không qua bất cứ hội đồng kiểm nghiệm, đánh giá nào. Ông Nguyễn Văn Vịnh nêu một thực tế là giờ đây vào bất cứ nhà sách nào cũng có thể tìm thấy hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng, kiến trúc, sắp sếp nội thất, ngoại thất theo phong thủy… Nhiều sách đến mức những người iét kinh nghiệm chẳng biết mua sách nào cho phù hợp mục đích sử dụng. Theo ông Vịnh, tình hình này chứng tỏ hai vấn đề. Thứ nhất, PT được thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng. Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật PT. Còn theo ghi nhận của giới báo chí, hội thảo thu hút hàng trăm kiến trúc sư trong cả nước tham dự. 24 người đã gửi bài tham luận, trong đó có những bài tham luận dày cộm, thể hiện quá trình nghiên cứu công phu. Các diễn giả diễn thuyết say sưa, tranh luận đến cùng… Tất cả các yếu tố này cho thấy giới làm nghề kiến trúc đặc biệt hứng thú, quan tâm đến phong thủy. Thái độ nào dành cho phong thủy? Cho dù cách tiếp cận vè PT còn khác nhau, cách hiểu cũng chưa hẳn đồng nhất nhưng các ý kiến tại hội thảo có điểm có điểm chung là nghiên cứu, nhìn nhận PT theo hướng khoa học. TS.KTS Lê Đình Tri cho rằng: “Nếu nhìn trên khía cạnh khoa học, PT chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe sinh lý con người”. PGS.TS Nguyễn Minh Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: PT không thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao siêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra. PT chỉ đơn giản là phương cách để chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn. Ths. KTS Phan Đăng Trình đồng tình: “Lý luận PT về dương trạch có nhiều yếu tố hợp lý đáng để chúng ta tam khảo khi xây dựng, sửa chữa nhà ở”. 487 Đến đây, vấn đề mà các đại biểu quan tâm là có thể ứng dụng, tham khảo PT trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng như thế nào? Ông Nguyễn Cảnh Mùi cho rằng: PT theo cách của kiến trúc hiện đại là phải đáp ứng những nguyên tắc như có cảnh quan tự nhiên đẹp, địa thế hài hòa, cao ráo, kết cấu vững chắc, ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, nguồn nước sạch sẽ, không có tiếng động, ồn ào, giao thông thuận lợi. Cảnh quan nhân văn thuận theo đạo lý tự nhiên… TS Doãn Quốc Khoa thì bày tỏ quan điểm cá nhân: Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa nói chung, những giá trị của PT có thể học tập, kế thừa trong QH xây dựng chủ yếu ở khía cạnh nhận thức và phương pháp. Cụ thể, đó là phương pháp tư duy tổng hợp; tính biện chứng trong nhận thức về cấu trúc của không gian xây dựng; giá trị nhận thức về mối quan hệ tác động con người – môi trường xây dựng, giá trị về vận dụng triết lý Phương Đông trong tổ chức không gian; giá trị về tính linh hoạt, không giáo điều trong vận dụng các nguyên tắc tổ chức không gian. Giá trị về tính hài hòa, cân bằng. Giá trị về kiến trúc – quy hoạch xây dựng nhiệt đới Việt Nam. Phát biểu hội thảo, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn kết luận: PT là một loại hình văn hóa được xã hội, người dân Châu Á nghiên cứu, xem xét, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, PT cũng đã bắt đầu tràn sang các nước Châu Âu, bằng chứng là nhiều KTS Châu Âu đã đặt vấn đề nghiên cứu PT trong các dự án đô thị, nhà ở. Các bài tham luận tại hội thảo đều cho rằng PT là khoa học, có giá trị ứng dụng trong thực tế cuộc sống, giúp con người có môi trường sống tốt hơn. Do vậy, nên chăng PT cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để nhận dạng bản chất khoa học và nếu thực sự PT là khoa học thì cũng nên chăng cần được nghiên cứu ứng dụng trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng và đưa vào giáo trình đào tạo kiến trúc sư. 488 489 490 Nhà ở hành Kim 04/06/2007, 10:39 (GMT+7) Hình dáng của hành Kim trong ngũ hành là tròn, phương vị là phía tây và biểu trưng thời tiết là mùa thu. Hành Kim sinh hành Thủy và được hành Thổ sinh. Ngược lại, Kim khắc chế Mộc và bị Hỏa khắc. Với những đặc trưng gần như tương phản với hành Mộc, hành Kim cần vận dụng trong nhà ở sao cho hài hòa, phát huy hiệu quả. Một hồ nước hình tròn hay bầu dục đều thuộc hành kim. Ảnh: Vietaa Những đặc tính thuộc về kim loại như sự chuyển động, cứng rắn, phản chiếu ánh sáng khá phù hợp với những công trình có tính chất sản xuất và thương mại như máy móc, xưởng Trong khi đó, không gian nhà ở lại thiên về tính che chở, nuôi dưỡng, chăm sóc mỗi ngày (thuộc hành Mộc) nên hành Kim trong nhà ở thường được dùng hạn chế. Đất có dạng đồi tròn, mặt bằng khuôn viên tròn (hiếm gặp), các hồ nước, vườn hoa hình tròn hay bầu dục đều là những đặc trưng hành Kim. Những hình thế đất như vậy thường thích hợp cho các công trình công cộng như rạp hát, khách sạn hơn là không gian để ở. Để cân bằng âm dương - ngũ hành cần xem xét kỹ đất hành Kim để chọn lựa công trình phù hợp. Trên các đỉnh đồi tròn, người ta thường hay bố trí công trình mang tính nhấn mạnh nổi bật như nhà thờ, trạm [...]... trưng hành Thủy là những đường uốn khúc, ngoằn ngoèo Có thể thấy trong thiên nhiên hay cơ thể con người, ít có những đường thẳng tắp theo kiểu nhân tạo mà luôn là những đường cong uốn lượn mềm mại Ý nghĩa của chữ Thủy trong Phong thủy chính là tính tự nhiên, thuận theo quy luật thì sẽ tồn tại Trên thực tế quy hoạch đô thị, ta thường thấy hình dáng uốn lượn của hành Thủy ở giao thông thủy hoặc bộ Những... trưng hành Thủy là những đường uốn khúc, ngoằn ngoèo Có thể thấy trong thiên nhiên hay cơ thể con người, ít có những đường thẳng tắp theo kiểu nhân tạo mà luôn là những đường cong uốn lượn mềm mại Ý nghĩa của chữ Thủy trong Phong thủy chính là tính tự nhiên, thuận theo quy luật thì sẽ tồn tại Trên thực tế quy hoạch đô thị, ta thường thấy hình dáng uốn lượn của hành Thủy ở giao thông thủy hoặc bộ Những... mại cho không gian nhà ở 493 Nhà đất hành Thủy 20/ 06 /200 7, 04:35 (GMT+7) Ngôi nhà ở mà thiếu hành Thủy thì xem như mất đi một phần năng lượng quan trọng bổ sung, nuôi dưỡng cho hành Mộc Thủy giúp giảm bớt Hỏa và được Kim sinh ra, gặp hành Thổ thì khắc chế bớt và đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống Trong mô hình không gian ngũ hành, hành Thủy được quy định về phương bắc, màu chủ đạo... khách và bếp ăn lên cao hơn 491 Nhà đất hành Thủy 20/ 06 /200 7, 04:35 (GMT+7) Ngôi nhà ở mà thiếu hành Thủy thì xem như mất đi một phần năng lượng quan trọng bổ sung, nuôi dưỡng cho hành Mộc Thủy giúp giảm bớt Hỏa và được Kim sinh ra, gặp hành Thổ thì khắc chế bớt và đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống Trong mô hình không gian ngũ hành, hành Thủy được quy định về phương bắc, màu chủ đạo... dùng hành Thủy một cách vừa phải, kết hợp đường uốn khúc và đường thẳng, sẽ vừa tránh "trực xung" thẳng hàng lại vừa tạo cảnh quan hài hòa với môi trường thiên nhiên Có thể đưa hành Thủy vào những không gian nghỉ ngơi, giải trí, tham gian như một yếu tố chủ chốt giúp làm dịu đi các góc cạnh tăng tính Mộc (che chở, Thủy sinh Mộc) Hành Thủy trong bài trí nhà ở Hành Thủy thể hiện ở dạng bể cá trong nội... dùng hành Thủy một cách vừa phải, kết hợp đường uốn khúc và đường thẳng, sẽ vừa tránh "trực xung" thẳng hàng lại vừa tạo cảnh quan hài hòa với môi trường thiên nhiên Có thể đưa hành Thủy vào những không gian nghỉ ngơi, giải trí, tham gian như một yếu tố chủ chốt giúp làm dịu đi các góc cạnh tăng tính Mộc (che chở, Thủy sinh Mộc) 494 Hành Thủy trong bài trí nhà ở Hành Thủy thể hiện ở dạng bể cá trong nội... nhiều Họ xem loài cá này là cá Phong thủy Vảy của nó có màu bạc và lấp lánh ánh hồng, tượng trưng cho tài lộc Khi cá lớn có thể dài đến 90cm 502 Cá kim long được xem là cá phát tài Cho cá kim long ăn sâu nước, cá nhỏ để chúng phát triển và ra nhiều vảy hồng mang lại tài lộc Trong văn phòng của doanh nhân nên nuôi một con cá kim long Không cần trang trí cây cỏ, sỏi cát trong bể cá Cá kim long sẽ ăn bất... đầu nuôi cá, bạn nên tham khảo cách xây bể ở những loại sách dạy nuôi cá cảnh để công việc được thuận lợi và đạt hiệu quả hơn 503 7 điều nên tránh trong phòng ngủ 07/06 /200 7, 10:38 (GMT+7) Phòng ngủ là căn phòng giữ vị trí quan trọng trong ngôi nhà, nơi bạn nghỉ ngơi, thư giãn để lấy lại sức khỏe sau cả ngày làm việc căng thẳng Phải chú ý tới những yếu tố Phong thủy trong phòng ngủ Ảnh: Westelm Tuy nhiên,... là tốt nhất) 498 Con số, màu sắc, cây và cá cảnh 13/06 /200 7, 01:57 (GMT+7) Nếu có dịp vào nhà người Hoa và để ý tới cách bài trí nhà cửa cũng như việc sử dụng các vật dụng trang trí, bạn sẽ phát hiện được một số quy tắc cần được áp dụng trong Phong thủy, từ việc lựa chọn các con số, màu sắc tới trồng cây, nuôi cá… Các con số may mắn Theo Phong thủy, mỗi con số đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó về mặt... cây có gai nhọn, đặc biệt không nên đặt những loại cây xương rồng trong văn phòng Theo Phong thủy, gai xương rồng phát ra năng lượng xấu và sẽ tích lũy theo thời gian, gây ra nhiều điều không tốt trong hoạt động kinh doanh và cho công việc của bạn Trưng bày xương rồng trong nhà cũng đem lại những ý nghĩa không tốt cho các thành viên trong gia đình Tuy nhiên, đặt chậu cây hoặc trồng cây xương rồng ở . 483 484 Phong thủy Phong thủy trong Kiến trúc và Quy hoạch Xây dựng: Mê tín hay khoa học ? 24/03 /200 8, 11:57 (GMT+7) Phong thủy lâu nay vẫn được coi là một lĩnh vực “nhạy. tập, kế thừa trong QH xây dựng chủ yếu ở khía cạnh nhận thức và phương pháp. Cụ thể, đó là phương pháp tư duy tổng hợp; tính biện chứng trong nhận thức về cấu trúc của không gian xây dựng; giá. trúc Hà Nội) được coi là khá mạnh bạo khi lần đầu tiên tổ chức hội thảo Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc). Và cũng chính vì sự nhạy cảm của chủ đề