76 CHƯƠNG 5: CẦU THANG 5.1 Khái niệm chung 5.1.1 Các bộ phận cơ bản của cầu thang Có hai bộ phận chính : Thân thang và chiếu nghỉ ( hoặc chiếu tới) ( dán hình 1) 1/ Thân thang - Tương tự như một loại sàn gác đặt nghiêng trên xây bậc để đi lại - Thành phần : + Dầm thang : có thể hình chữ nhật, hình răng cưa + Bậc thang : vuông góc hoặc xéo góc với tường bao quanh hoặc dầm thang. Bậc thang có thể hình chữ L hay hình tam giác. Bậc thang để đi lại an toàn phải làm lan can + Trần thang : yêu cầu phải mỹ quan, vệ sinh dán hình 2 2/ Chiếu nghỉ - Trên 1 thân thang số bậc liên tục không nên quá 18 bậc cũng không được ít hơn 3 bậc. Khi vượt quá 18 bậc cần thiết kế chiếu nghỉ - Chiếu nghỉ có kết cấu tương tự như sàn với hình thức bản dầm dán h3 77 - Đối với cầu thang dùng chủ yếu cho thoát người, chiếu nghỉ không được thiết kế các bậc hình quạt 5.1.2 Xác định kích thước cơ bản của cầu thang 1/ Chiều rộng thân thang - Khoảng rộng cần để một người đi lên xuống - Có tay vịn 2 bên : 0.6 m - 1 bên có tay vịn, 1 bên tường : 0.7 m - 2 bên là tường : 0.8 m 0.6m 0.7 m 0.8m - Trong nhà ở : Thông thường rộng 0.9 m cho một hộ sử dụng, 1.10 m cho nhiều hộ sử dụng - Trong nhà công cộng : căn cứ vào tình toán thoát người , thường rộng 1.4- 2m 2/ Độ dốc - Độ dốc cửa cầu thang phụ thuộc vào hai yếu tố : chiều rộng (b) và chiều cao (h) của bậc thang - Ta có các mối liên hệ sau : tg i = h/b ; 2h + b = 600 mm - h=140-200mm, b = 220-320 mm tương ứng h vẽ với i= 20 0 -45 0 - h = 150-180 mm, b = 240-300 mm tương ứng với i= 26 0 -33 0 đây là các thông số tương đối hợp lý - h/b = 150/300-160/280 là tốt nhất, tương ứng với i= 26,34’ 0 -29 0 ,45’ 3/ Chiếu nghỉ : Chiều rộng của chiếu nghỉ luôn luôn lớn hơn hoặc bằng chiều rộng của thân thang 4/ Lan can tay vịn Cầu thang dốc ít yêu cầu lan can cao, và ngược lại cầu thang dốc nhiều thì lan can thấp hơn, chiều cao của lan can được tính từ tâm mặt bậc thang trở lên là 0,80-1 m 5/ Khoảng chách đi lọt Độ cao thông thuỷ cần đảm bảo cho người đi lại bình thường là 2m 78 5.2 Cầu thang bê tông cốt thép 5.2.1 Cầu thang bê tông cốt thép toàn khối 1/ Đặc điểm - ưu điểm : Độ cứng và ổn định cao, không bị hạn chế bởi tiêu chuẩn hoá, hình thức đa dạng thoả nãn mọi yêu cầu thẩm mỹ của kiến trúc - Nhược điểm : Tốn cốt pa, tốc độ thi công và đưa vào sử dụng chậm 2/ Hệ thống kết cấu chịu lực Có hai loại : bản và dầm - Cầu thang hình thức bản : thân thang là 1 bản phẳng chịu toàn bộ tải trọng tác dụng lên cầu thang, bản tựa lên tường hoặc tựa trên đỡ chiếu nghỉ và chiếu tới dán hình 4 - Cầu thang hình thức bản dầm : Kết cấu chụi lực gồm 2 phần : bản và dầm nghiêng ( dầm limong ). Bản và bậc thang có thể cấu tạo thành 1 khối, lúc này bậc thang giống như 1 dầm nhỏ tựa trên dầm nghiêng, dầm nghiêng tựa lên dầm chiếu nghỉ Bản, bậc có thể đặt ở phía trên dầm hoặc ở phía dưới hoặc ở giữa dầm. Có trường hợp dầm nghiêng kiêm cả chức năng lan can. 79 3 - 3 3 4 - 4 4 3 4 1 1 1 - 1 2 - 2 2 2 H 5 a và b 5.2.2 Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép 1/ Đặc điểm Các cấu kiện kết cấu được chế tạo sẵn trong nhà máy hay tại công trường, sau khi cấu kiện đủ khả năng chịu lực thì đem đến vị trí lắp ghép . Ưu điểm : Thi công nhanh, tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá xây dựng. 2/ Phân loại 80 Tuỳ theo trong lượng cấu kiện người ta chia ra thành cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép cấu kiện nhỏ, cấu kiện trung binh và lớn. a/ Cầu thang lắp ghép cấu kiện nhỏ Chỉ lắp ghép các bản bậc thang với các hình thức : chữ nhật, chữ L, bản bậc tam giác ( đặc hoặc rỗng ). Các bản được kê trực tiếp lên tường hay dần nghiêng để tại chỗ. Loại này chỉ cần dùng thủ công để lắp ghép và chỉ nên áp dụng cho nhà 2 tầng vì nhiều cấu kiện, nặng nề, lắp ghép chậm, gầm cầu thang bị tối. Dán H6 B/ Cầu thang lắp ghép cấu kiện trung bình : Cầu thang hình thức cấu kiện trung bình : + Chiếu nghỉ : giống như kết cấu sàn gác ( panen chữ U, panen hộp , bản ) + Thân thang : gác trực tiếp lên chiếu nghỉ, sàn tuỳ theo sự làm việc có thể chia thân thang thành các giải có chiều rộng 30-60 cm Cầu thang hình thức bản dầm : phân ra 3 loại cấu kiện chính : + Bậc thang : giống cấu tạo bậc thang ở cấu kiện nhỏ. Các bản bậc thang có thể tựa trên tường hoặc dầm + Chiếu nghỉ : giồng như sàn gác ( panen hình chữ U , panen hộp, bản ) được kê trực tiếp lên tường chịu lực hoặc dầm + Dầm thang : có hai loại Dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới ( tiết diện hình chữ nhật hoặc chữ L) Dầm thân thang ( lầm limông) : chính là dầm nghiêng ở hai bên thân thang. Tiết diện dầm thân thang : Hình chữ nhật, hình răng cưa. Đối với dầm hình răng cưa dùng bậc là bản phẳng, còn dầm hình chữ nhật thì bậc hình tam giác. Mỗi thân thang có thể có 1 hoặc 2 dầm nghiêng . trường hợp mỗi thân thang chỉ có một dầm nghiêng nên bó trí ở giữa thân thang. . chuẩn hoá, hình thức đa dạng thoả nãn mọi yêu cầu thẩm mỹ của kiến trúc - Nhược điểm : Tốn cốt pa, tốc độ thi công và đưa vào sử dụng chậm 2/ Hệ thống kết cấu chịu lực Có hai loại : bản. 0.6m 0.7 m 0.8m - Trong nhà ở : Thông thường rộng 0.9 m cho một hộ sử dụng, 1.10 m cho nhiều hộ sử dụng - Trong nhà công cộng : căn cứ vào tình toán thoát người , thường rộng 1.4- 2m. 240-300 mm tương ứng với i= 26 0 -33 0 đây là các thông số tương đối hợp lý - h/b = 150/300 -160 /280 là tốt nhất, tương ứng với i= 26,34’ 0 -29 0 ,45’ 3/ Chiếu nghỉ : Chiều rộng của chiếu