1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 9) pps

5 424 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 217,65 KB

Nội dung

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 9) 4. Sàng lọc ung thư. Định nghĩa bệnh ung thư. Theo định nghĩa của Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế: “Ung thư là một nhóm trên 200 loại bệnh riêng biệt, khác nhau về nguyên nhân, lịch sử phát triển tự nhiên và cách thức điều trị nhưng lại cùng có chung một vài đặc trưng. Đó là sự tăng trưởng ác tính của các tế bào bất thường ở bất cứ mô nào của cơ thể. Các tế bào bất thường sinh sôi một cách tuỳ tiện, xâm lấn vào các mô rào cản tự nhiên, lan vào các mô xung quanh và các mô ở xa, sinh sản không ngừng, dẫn tới cái chết nếu không được điều trị kịp thời”. Sàng lọc ung thư là gì? Sàng lọc ung thư là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư trên những người khoẻ mạnh mà chưa hề có triệu chứng của bệnh. Sàng lọc ung thư không phải là phòng bệnh mà chỉ tìm những dấu hiệu sớm nhất có thể của một bệnh ung thư. Sàng lọc ung thư áp dụng trên nhóm nguời có yếu tố nguy cơ ( đối tượng sàng lọc) ví dụ áp dụng sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung cho những đối tuợng trên 35 tuổi. Sàng lọc ung thư cũng không phải là thực hiện chẩn đoán nhưng có nhiệm vụ nhận biết ra những người có khả năng mắc bệnh cao nhất. Mục tiêu của sàng lọc là phát hiện những dấu hiệu tiền ung thư, trong trường hợp tìm ra những đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư thì phải tiếp tục theo dõi, chẩn đoán và điều trị nếu cần. Sàng lọc ung thư chỉ có hiệu quả nếu tổ chức được hệ thống theo dõi và điều trị. Sàng lọc ung thư phải đảm bảo có độ che phủ cao nghĩa là sàng lọc cho ít nhất 80% số đối tượng cần sàng lọc. Thế nào là một test sàng lọc ung thư tốt? Có những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong sàng lọc ung thư, điều quan trọng nhất là test sàng lọc phải có tác dụng tìm ra những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư, chỉ có phát hiện sớm thì khi đó mới có khả năng chữa khỏi ung thư. Điều này giải thích tại sao chúng ta không áp dụng sàng lọc cho tất cả các loại ung thư. Một test áp dụng trong sàng lọc ung thư phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Không cho kết quả âm tính giả nghĩa là không được bỏ sót quá nhiều các trường hợp ung thư. - Không cho kết quả dương tính giả nghĩa là trong trường hợp bạn không bị ung thư nhưng test lại cho kết quả ngược lại. - Test đó phải thực sự dễ sử dụng và không gây phiền toái, nguy hiểm trong quá trình sàng lọc - Giá thành của test sàng lọc không quá cao. Trong thực tế chúng ta rất mong muốn độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm cao, nhưng khi độ nhạy tăng lên thì độ đặc hiệu sẽ giảm đi. Chính vì vậy, để 1 test có thể áp dụng vào sàng lọc thì phải đảm bảo độ nhạy và độ đặc hiệu trên 80%. Thực tế sàng lọc ung thư có tác dụng phát phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời khi đó sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền của so với phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn muộn. Khi thực hiện một chương trình sàng lọc ung thư phải dựa vào những yếu tố dưới đây: - Loại bệnh ung thư đó phải là vấn đề sức khoẻ chính của cộng đồng (mức độ thường gặp, mức độ nghiêm trọng của bệnh) - Bệnh ung thư đó phải có khả năng chữa trị được nếu phát hiện bệnh sớm. - Test sử dụng trong chương trình sàng lọc phải được chấp nhận của cộng đồng và đồng thời giá thành của các test này không quá đắt. - Sàng lọc phải có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong trong các thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên. - Sàng lọc mang lại tính hiệu quả về kinh tế trong việc kiểm soát ung thư. Loại test nào áp dụng để sàng lọc? áp dụng cho ai? Và sàng lọc khi nào? - Nói chung đối với một bệnh ung thư riêng lẻ thì không có quá nhiều test để sàng lọc. Mỗi loại ung thư có những test sàng lọc riêng dựa vào tính chính xác, mức độ tiện lợi cũng như giá thành của test được sử dụng. Ví dụ, dùng test PAP, VIA cho ung thư cổ tử cung, Test tìm máu trong phân áp dụng cho ung thư đại trực tràng. - Việc sàng lọc cho đối tượng nào sẽ căn cứ vào tuổi, giới, triệu chứng liên quan đến bệnh, tiến sử. Việc dựa vào tiền sử và triệu chứng được áp dụng để tìm ra những nguời có nguy cơ cao, vì khi đó khả năng bị ung thư sẽ cao hơn rất nhiều so với nhóm có nguy cơ thấp. - Test sàng lọc ung thư nên được lặp lại sau 1 khoảng thời gian xác định dựa vào lịch sử phát triển tự nhiên của bệnh ung thư. Nguy cơ tiềm ẩn ung thư có khả năng xuất hiện trong suốt cuộc đời mỗi người, chính vì vậy việc lặp lại các test sàng lọc này có tác dụng phát hiện những tổn thương tiền lâm sàng ở những thời điểm khác nhau. Thực tế sàng lọc ung thư có tác dụng phát phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời cho bệnh nhân, khi đó có thể chữa khỏi bệnh và chi phí điều trị sẽ giảm đi rất nhiều so với việc điều trị bệnh ở giai đoạn muộn. (còn nữa) . NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 9) 4. Sàng lọc ung thư. Định nghĩa bệnh ung thư. Theo định nghĩa của Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc. tìm những dấu hiệu sớm nhất có thể của một bệnh ung thư. Sàng lọc ung thư áp dụng trên nhóm nguời có yếu tố nguy cơ ( đối tượng sàng lọc) ví dụ áp dụng sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung. thời”. Sàng lọc ung thư là gì? Sàng lọc ung thư là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư trên những người khoẻ mạnh mà chưa hề có triệu chứng của bệnh. Sàng lọc ung thư không

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w