Tìm hiểu kem chống nắng Trên thực tế, thời gian bảo vệ da của kem chống nắng thường ngắn hơn nhiều so với con số ghi trên hộp, bởi ít khi bạn bôi đủ số lượng cần thiết. Khả năng bảo vệ của kem chống nắng được đo bằng chỉ số SPF (sun protection factor), nó cho biết khoảng thời gian bạn được an toàn. Chẳng hạn, nếu trung bình da bạn chịu nắng được khoảng 10 phút thì loại kem có chỉ số SPF30 sẽ giúp bạn được bảo vệ trong 10 x 30 = 300 phút, tức 5 giờ. Tuy nhiên, để kem chống nắng phát huy tối đa hiệu quả, bạn phải bôi đều một lớp dày 2mm, điều mà thực tế ít người thực hiện. Đó là chưa kể lớp kem dễ bị trôi đi do mồ hôi, va quệt Do đó, các chuyên gia da liễu vẫn khuyến cáo bạn nên bôi lại 2 tiếng một lần. Bạn nên chọn các sản phẩm có thể ngăn cả 2 loại tia cực tím: Tia UVB gây bỏng da, đen sạm và tăng nguy cơ ung thư da, nhưng bị chặn lại phần lớn bởi các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao. Còn UVA phá hủy các sợi đàn hồi của da, làm da nhăn nheo; chỉ số ngăn tia này được ký hiệu bằng chữ PA, và thường thấp hơn chỉ số SPF. Sản phẩm giúp ngăn UVA thường chứa ôxit kẽm và ôxit titan (ZnO, TiO2). Bạn nên chọn loại kem chống nắng (yếu tố bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời). Chúng ta cần những loại kem có chỉ số cao vì đa số mọi người bôi kem không đúng cách hoặc không đủ thường xuyên. Sản phẩm chống nắng có nhiều dạng: Dạng kem: Là hình thức phổ biến nhất, dễ dùng, độ bám cao. Dạng xịt: Đem lại cảm giác dễ chịu do ít gây dính rít, bóng nhờn, nhưng thời gian duy trì tác dụng thường không dài. Dạng khăn lau: Chất chống nắng được tẩm sẵn trong khăn giấy ướt, rất thuận tiện, giúp bạn thoa nhanh, cả ở những vùng khó như gáy và lưng. Nhược điểm của nó là tính bảo vệ không cao. Nếu đi bơi hay tắm biển, bạn nên chọn loại kem chống thấm nước, chống trôi (có chữ water-resistant hoặc tốt hơn là waterproof). Và ngay cả với những sản phẩm này, bạn vẫn nên thoa lại sau vài tiếng đồng hồ. Nhiều loại mỹ phẩm như kem dưỡng ngày, phấn nền, son môi, dưỡng thể vẫn có thành phần chống nắng, nhưng chỉ số không cao. Mặt khác, với những mỹ phẩm này, bạn thường chỉ thoa lên mặt một lớp rất mỏng nên khả năng bảo vệ trước tia cực tím không đáng kể. Do đó, nếu không có một lớp kem chống nắng riêng, bạn nên che mặt cẩn thận bằng khăn hoặc khẩu trang khi ra ngoài nắng. . Tìm hiểu kem chống nắng Trên thực tế, thời gian bảo vệ da của kem chống nắng thường ngắn hơn nhiều so với con số ghi trên hộp, bởi. loại kem chống nắng (yếu tố bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời). Chúng ta cần những loại kem có chỉ số cao vì đa số mọi người bôi kem không đúng cách hoặc không đủ thường xuyên. Sản phẩm chống nắng. của kem chống nắng được đo bằng chỉ số SPF (sun protection factor), nó cho biết khoảng thời gian bạn được an toàn. Chẳng hạn, nếu trung bình da bạn chịu nắng được khoảng 10 phút thì loại kem