Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
221,8 KB
Nội dung
Bấm huyệt để làm đẹp Bấm huyệt chữa bệnh không còn xa lạ với mọi người. Thế nhưng bạn có biết rằng đây cũng là một cách làm đẹp? Mời bạn tham khảo một số kỹ thuật dưới đây để duy trì vẻ đẹp của mình. Bên cạnh các loại mỹ phẩm, máy móc hỗ trợ việc giữ gìn nhan sắc, xu hướng làm đẹp tự nhiên, không dùng đến dao kéo, hóa chất đang quay trở lại. Trong đó bấm huyệt là cách dễ thực hiện, không gây đau đớn và ít tốn kém. Bấm huyệt và những điều bạn cần biết Trên cơ thể con người có hàng trăm điểm nhạy cảm (huyệt đạo). Những đường kính nối các điểm nhạy cảm có liên hệ với nhau. Đây được xem là những đường dẫn truyền đưa năng lượng của vũ trụ vào lưu thông và phân bố đều trên cơ thể. Khi những đường dẫn truyền này bị tắc sẽ gây ra bệnh tật cho cơ thể. Tác động thường xuyên vào các huyệt đạo sẽ giải tỏa bế tắc, giúp cơ thể khỏe mạnh. Kỹ thuật: dùng sức mạnh của ngón tay và lòng bàn tay ấn vào các huyệt đạo và day theo chiều kim đồng hồ. Để đạt được hiệu quả tối đa, khi bấm huyệt, bạn nên ngồi trên ghế tựa hay trên sàn, hai chân thả lòng. Nhớ thực hiện ở nơi yên tĩnh, tránh bị quấy rầy, mặc quần áo thoải mái. Để bấm huyệt ở ống chân hay bàn chân, tay cần phải duỗi thẳng. Khi bấm huyệt ở trán hoặc thái dương, hai khuỷu tay khuỳnh ra. ở các vị trí khác, chú ý dùng sức của toàn bộ cẳng tay. Có thể dùng một ngón cái, hai ngón cái hay phối hợp hai hoặc ba ngón với nhau khi ấn. Ngón tay phải cong và ấn bằng phần mềm ở đốt đầu ngón tay, không ấn bằng đầu ngón. Ngón tay sẽ tác động lên một phần khá rộng nên dù chỉ bấm vào sát bên huyệt đạo, vẫn đạt được kết quả. Bạn có thể bấm huyệt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TP HCM, ấn và day huyệt là những phương pháp dễ thực hiện, lại có hiệu quả cao trong việc giữ gìn sức khỏe và tinh thần của phái nữ cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, ngoài việc tiến hành bấm và day huyệt một cách kiên trì, đều đặn bạn cần phải có chế độ ăn uống thích hợp. Đồng thời, nên duy trì một đời sống tinh thần lành mạnh, tập luyện thể lực đều đặn thì mới thu được kết quả như mong muốn. 1. Bách hội: Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng giữa hai chân mày ra sau gáy. Công dụng: Ngăn ngừa rụng tóc, giải tỏa cảm giác bi quan, chán chường. 2. Tiền đình: Vị trí: Nằm trên đường thẳng nối huyệt bách hội với điểm giữa hai đường chân mày, cách huyệt bách hội chừng hai đốt ngón tay. Công dụng: Giữ cho tinh thần của bạn luôn sảng khoái, giảm đáng kể các triệu chứng sưng nặng mặt, sưng phù cơ thể. 3. Thông thiên: Vị trí: Hai huyệt nằm trên đường thẳng nối hai tai, cách huyệt bách hội khoảng một đốt ngón tay. Công dụng: Thúc đẩy máu huyết trên da đầu lưu thông, khắc phục chứng rụng tóc. 4. Đồng tử liêu: Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía ngoài hốc mắt, cách đuôi mắt gần một đốt ngón tay. Công dụng: Giảm nếp nhăn quanh đuôi mắt. 5. Tinh minh: Vị trí: Hai huyệt nằm ở chỗ lõm giữa khóe mắt và sống mũi, di động đầu ngón tay lên xuống có cảm giác đau trong mũi. Công dụng: Tiêu trữ sự khó chịu quanh mắt, giúp tinh thần sảng khoái. 6. Quyền liêu: Vị trí: Nằm bên dưới chỗ gồ lên của xương gò má. Công dụng: Giúp da mặt căng láng, giảm nếp nhăn ở trán và đuôi mắt. 7. Nhân nghinh: Vị trí: Hai huyệt đối xứng và cách trái khế nơi yết hầu chừng hai đốt ngón tay. Công dụng: Chữa trị các triệu chứng vàng da, vàng mặt… 8. Quan nguyên: Vị trí: Nằm trên đường thẳng chạy dọc giữa bụng và cách rốn chừng ba đốt ngón tay về phía dưới. Công dụng: Cải thiện tình trạng béo phì hoặc gầy ốm, mụn tuổi dậy thì. 9. Đại Chùy: Vị trí: Huyệt này nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất Công dụng: Khắc phục chứng đau nửa đầu, nổi mụn dậy thì, mụn nhọt, chứng rụng tóc. 10. Hợp cốc: Vị trí: nằm trên mu bàn tay, ở "ngã ba" giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ. Công dụng: Giảm mụn tuổi dậy thì, tàn nhang, rụng tóc. 11. Dương trì: Vị trí: Nằm gần chính giữa khớp cổ tay trên mu bàn tay, hơi lệch về phía ngón cái. Công dụng: Chữa trị các triệu chứng do cơ thể quá mệt mỏi, tàn nhang, mụn tuổi dậy thì, rụng tóc. 12. Thái uyên: Vị trí: Nằm phía dưới chỗ xương gồ cao lên tại gốc ngón tay cái trên lòng bàn tay. Công dụng: Trị tàn nhang, rụng tóc, nhức mỏi mắt. 13. Phế du: Vị trí: Đây là hai huyệt đối xứng nhau qua đốt sống lưng và cách đốt sống ngực thứ ba gần hai đốt ngón tay. Công dụng: Chữa nổi mụn dậy thì, thân thể mệt mỏi, vàng da. 14. Thận du: Vị trí: Hai huyệt đối xứng và cách đốt sống eo thứ hai khoảng hai đốt ngón tay, ngang với đầu mút xương sườn dưới cùng. Công dụng: Cải thiện tình trạng mất ngủ, tàn nhang. 15. Túc tam lý: Vị trí: Nằm phía ngoài xương ống chân, phía dưới đầu gối chừng ba đốt ngón tay. Công dụng: Tăng cường tuổi thọ, tăng sức hoạt động của toàn cơ thể. 16. Thừa sơn: Vị trí: Nằm trên đường trung tâm phía sau cẳng chân, ngay phía dưới bắp chân. Công dụng: Giảm mỡ đùi, chân, mang lại sự thon chắc cho cẳng chân. 17. Tam âm giao: Vị trí: Nằm ven mé sau xương cẳng chân, cách mép trên mắt cá trong chân chừng ba đốt ngón tay. Công dụng: Tăng cường sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. 18. Thái Khê: Vị trí: Nằm giữa chỗ lõm phía sau mắt cá trong chân. Công dụng: Khắc phục chứng mẩn ngứa, tàn nhang, mất ngủ. 19. Thương khâu: Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía trướcvà bên dưới mắt cá trong chân, giữa đường nối từ lồi xương thuyền và chỗ nhọn mắt cá trong chân. . Bấm huyệt để làm đẹp Bấm huyệt chữa bệnh không còn xa lạ với mọi người. Thế nhưng bạn có biết rằng đây cũng là một cách làm đẹp? Mời bạn tham khảo một. đây để duy trì vẻ đẹp của mình. Bên cạnh các loại mỹ phẩm, máy móc hỗ trợ việc giữ gìn nhan sắc, xu hướng làm đẹp tự nhiên, không dùng đến dao kéo, hóa chất đang quay trở lại. Trong đó bấm huyệt. hiệu quả tối đa, khi bấm huyệt, bạn nên ngồi trên ghế tựa hay trên sàn, hai chân thả lòng. Nhớ thực hiện ở nơi yên tĩnh, tránh bị quấy rầy, mặc quần áo thoải mái. Để bấm huyệt ở ống chân hay