5 ngộ nhận về chất chống nắng Các tia nắng có thể tấn công da gây ung thư. Để đối phó, nhiều người sử dụng chất chống nắng. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng vẫn quan niệm sai về sản phẩm này. Cách thức tác dụng của các chất chống nắng là như nhau SAI – đúng là các chất chống nắng đều ngăn chặn được tia tử ngoại A (UVA) và B (UVB) của mặt trời (tia tử ngoại C không đến được mặt đất), nhưng chất chống nắng được chia thành hai nhóm tuỳ theo tác dụng của chúng: 1) Nhóm tác dụng vật lý: phản chiếu hoặc phân tán tia UV trước khi nó có thể xâm nhập vào da. 2) Nhóm tác dụng hoá học: hấp thu tia UV trước khi nó có thể gây tổn thương da. Nhìn chung, sử dụng chất chống nắng nhóm nào cũng được, nhưng trong một số trường hợp thì cần dùng đúng, chẳng hạn để bảo vệ vùng da quanh lỗ tai và quanh mắt, sử dụng chất chống nắng dạng vật lý thích hợp hơn. Sử dụng chất chống nắng thì có thể yên tâm bảo vệ da 100% SAI – không có loại chất chống nắng nào có thể ngăn chặn được 100% tia UV. Đó là chưa kể tác dụng bảo vệ của chất chống nắng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng và cách thoa lên da, dạng sử dụng, độ ẩm của da, sự tiếp xúc vùng da với nước, Để bảo vệ da tốt nhất, nên: – Che chắn da bằng cách mặc áo tay dài, đeo găng tay, khẩu trang, đội nón rộng vành, đeo kính mát màu đậm có kiểu ôm kín cả chân mày và đuôi mắt. – Sử dụng chất chống nắng thường xuyên với số lượng đầy đủ, trước khi ra ngoài trời 30 phút (để chất chống nắng thẩm thấu vào da và tạo ra bức tường bảo vệ) và thực hiện lại sau mỗi hai giờ hay khi thấy cần thiết. Cần sử dụng chất chống nắng ngay cả khi trời râm mát, có mây vì lúc này tia UV vẫn có thể đi xuyên qua mây xuống mặt đất. Nếu cần ra nắng ngay, thay vì thoa chất chống nắng bạn nên thoa sản phẩm có oxit kẽm. Chất chống nắng không có tác dụng phụ SAI – chất chống nắng có thể gây ra một số tác dụng phụ như mụn, đỏ da, phát ban ngoài da, bóng nước, cảm giác châm chích… Những biểu hiện này sẽ biến mất sau khi ngưng sử dụng nên không cần điều trị. Ngược lại, cho đến nay không có nghiên cứu nào chứng minh chất chống nắng gây ra lão hoá da, sinh ung thư. Trẻ em không cần sử dụng chất chống nắng SAI – trẻ em trên 6 tháng tuổi là phải sử dụng chất chống nắng và sử dụng tích cực hơn người lớn vì hệ thống da của chúng chưa hoàn thiện, rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng cho trẻ những chất chống nắng có thành phần cồn (vì có thể làm trẻ say!). Không cần lưu ý gì khi sử dụng chất chống nắng ở người già SAI – nếu sử dụng chất chống nắng ở người già phải lưu ý đến yếu tố calcium vì chất chống nắng có thể ngăn chặn vitamin D trong ánh nắng hấp thu vào da, mà vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng bộ xương khoẻ mạnh. Trong khi đó, ở người già tình trạng loãng xương lại hết sức phổ biến. . 5 ngộ nhận về chất chống nắng Các tia nắng có thể tấn công da gây ung thư. Để đối phó, nhiều người sử dụng chất chống nắng. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng vẫn quan niệm sai về. chất chống nắng là như nhau SAI – đúng là các chất chống nắng đều ngăn chặn được tia tử ngoại A (UVA) và B (UVB) của mặt trời (tia tử ngoại C không đến được mặt đất), nhưng chất chống nắng. Sử dụng chất chống nắng thì có thể yên tâm bảo vệ da 100% SAI – không có loại chất chống nắng nào có thể ngăn chặn được 100% tia UV. Đó là chưa kể tác dụng bảo vệ của chất chống nắng còn