Giáo trình quản trị học căn bản 10 docx

9 380 1
Giáo trình quản trị học căn bản 10 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

80 Kỹ thuật dự báo Delphi Kỹ thuật dự báo Delphi (phương pháp chuyên gia) là một công cụ hỗ trự dự báo trên cơ sở nhất trí của tập thể các chuyên gia. Phương pháp dự báo này được thực hiện bằng cách đề nghị các chuyên gia đưa ra ý kiến của họ và qua nhiều lần lấy ý kiến cho tới khi họ đạt được sự nhất trí. Ngày nay, kỹ thuật Delphi đã được công nhận như một công cụ quan tr ọng hỗ trợ cho hoạch định chiến lược. Các bước cơ bản của kỹ thuật Delphi: Bước 1: Chuẩn bị bảng câu hỏi để gửi tới các chuyên gia. Bảng câu hỏi yêu cầu họ cho điểm đánh giá về một công nghệ cụ thể nào đó hoặc những khả năng có thể xảy ra đối với thị trường. Bước này, đòi hỏi đưa ra nhữ ng kỳ hạn dự kiến và phân bố xác suất đối với mỗi cơ hội thị trường. Bước 2: Tập hợp ý kiến của các chuyên gia thành báo cáo tóm tắt. Bản báo cáo trình bày số điểm trung bình, mức độ khác biệt giữa các câu trả lời. Cùng với bảng câu hỏi, bản báo cáo này được gửi tới các chuyên gia tham gia lần thứ nhất. Lần thứ hai, các chuyên gia được yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hay giữ nguyên ý ki ến ban đầu. Bước 3: Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần thứ hai. Bảng tổng hợp này thường cho thấy mức độ nhất trí tăng lên. Phương pháp này thường chỉ tiến hành tới vòng thứ ba. Mô hình dự báo mô phỏng Dự báo mô phỏng tình huống là một sự minh họa về một hệ thống thực tế dưới hình thức định lượng hoặc định tính. Trong phương pháp mô phỏng thường có một số biến số như lợi nhuận, thị phần hay phẩm cấp chất lượng mà chúng thường thay đổi tùy theo sự thay đổi của một số biến số khác như tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi giá bán của đối thủ cạnh tranh hay tỷ lệ thất nghiệp. Phương pháp mô phỏng thường được sử dụng bằng máy tính, trên cơ sở những câu hỏi và biến số đi ển hình. Phương pháp giả định tình huống có thể giúp các nhà hoạch định giải quyết các loại câu hỏi chiến lược sau: d. Các phương pháp dự báo định lượng Dự báo định lượng là việc dùng các loại mô hình toán học trong việc sử dụng các dữ liệu đã qua và các biến số nhân quả để tính kết quả dự báo về nhu cầu. Có nhiều phương pháp dự báo định lượng như: Bình quân đơn giản, bình quân di động, san bằ ng số mũ, định hướng theo xu hướng. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, gọi là mối liên hệ giữa các biến số hoặc các yếu tố nào mà có thể ảnh hưởng đến khối lượng được dự báo vào trong một mô hình. 6.5.2. Quản trị theo mục tiêu Quản trị theo mục tiêu (MBO - Mangement by Objectives) là một triết lý và phương pháp tiếp cận quản trị nhằm chỉ đạo quá trình hoạch định bằng cách giúp các nhà quản trị kết hợp giữa các kế hoạch chiến lược và chiến thuật. Đặc biệt, MBO cung cấp những phương tiện để biến các mục tiêu và chiến lược của tổ chức thành những kế hoạch và hoạt động chiến thuật. MBO thể hiện một triết lý tích cực về con người và phong cách quản trị. MBO có những thuộc tính sau: - Giải quyết những vấn đề chung giữa các cá nhân và nhóm tại tất cả các cấp của tổ chức. - Truyền thông mở và sự tin cậy. Chú trọng đến các mối quan hệ dựa vào lòng tin, trên tất cả các phương diện thông qua sự hợp tác. - Khen thưởng và thăng chức trực tiếp dựa trên cơ sở những thành tự u và thành tích của nhóm và của cá nhân trong công việc. - Sử dụng tối thiểu những áp lực, tiểu xảo trong quản trị. Thiết lập một cơ cấu quản trị năng động, hiệu quả và thúc đẩy nền văn hoá của doanh nghiệp. 81 Hình 6.3 phác thảo những nét đại cương về quá trình của quản trị theo mục tiêu gồm có bảy pha gắn liền nhau. Đặc trưng đáng chú ý của MBO là việc thiết lập và liên kết các mục tiêu đối với toàn công ty, các khối và các SBU của công ty, các bộ phận, các tổ - nhóm và công việc của các cá nhân. Những mục tiêu này chỉ rõ chất lượng và số lượng những k ết quả kỳ vọng trong một khoảng thời gian nào đó. Từ pha 1 đến pha 3 của tiến trình nhằm trả lời hai câu hỏi cơ bản “Tại sao chúng ta ở đây?” và “Nếu vậy thì chúng ta nên thực hiện công việc gì?”. Những pha này đòi hỏi có sự tham gia của các nhà quản trị, các đội - nhóm và các nhân viên thuộc tất cả các cấp của tổ chức. a) Sứ mệnh của tổ chức Trong pha 1, sứ mệnh và các mụ c tiêu chung của tổ chức được thiết lập. Công việc này thường do các quản trị gia cao cấp và Hội đồng quản trị đảm nhiệm. Các nhân tố này chỉ rõ bản chất của tổ chức và những mục đích mà tổ chức cần đạt đến. Pha này tương ứng với phần hoạch định chiến lược đã đề cập trong Chương 4. b) Các mục tiêu chiến lược Trong pha 2, các nhà quản tr ị phát triển những mục tiêu chiến lược cụ thể. Những mục tiêu này thường mang tính định lượng hơn các mục tiêu chiến lược chung và được ghi rõ thời gian hoàn thành chúng. Chẳng hạn, mục tiêu chiến lược của công ty A là gia tăng lợi nhuận 20% trong ba năm tiếp theo. c) Các mục tiêu của bộ phận, nhóm và công việc Trong pha 3, các quản trị gia cấp trung gian phát triển các mục tiêu chiến thuật cho các phòng ban, bộ phận và các nhóm. Những mục tiêu này phục vụ cho các mục tiêu chiến lược. Triết lý và phong cách quản trị Pha 1: Sứ mệnh của tổ chức Pha 5: Lập kế hoạch hành động Pha 3: Các mục tiêu của bộ phận, nhóm và công việc Pha 4: Sự tham gia của các nhóm và cá nhân có liên quan Pha 2: Các mục tiêu chiến lược Pha 6: Thực hiện và kiểm soát Pha 7: Đánh giá thành tích Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến thuật H6.3. Tiến trình MBO điển hình 82 d) Mục đích và tiêu chuẩn để thiết lập mục tiêu Các mục tiêu tạo ra những tiêu chuẩn để có thể đo lường và đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp. Chẳng hạn, các mục tiêu của một Giám đốc kinh doanh là tăng thị phần 15%, giữ chi phí quảng cáo bằng năm trước. Những mục tiêu này là những tiêu chuẩn định lượng rõ ràng, dùng để đo lường thành tích của bộ phần kinh doanh. Tiến trình thiế t lập các mục tiêu bao gồm việc nhận diện những phạm vi cụ thể của nhóm hay trách nhiệm thuộc công việc và tiêu chuẩn về thành tích. 6.5.3. Phương pháp sơ đồ mạng lưới Hạt nhân của phương pháp sơ đồ mạng lưới được sử dụng rộng rãi trong hoạch định là sơ đồ PERT (Program Evalution and Review Technique). Nó là một kỹ thuật đặc biệt được trình bày bằng biểu đồ về sự phối h ợp các hoạt động và sự cần thiết để đạt được mục tiêu chung của một dự án. PERT gồm bốn yếu tố: - Mạng lưới PERT là một biểu đồ biểu diễn tính liên tục và các mối quan hệ của những công việc và sự kiện cần thiết để hoàn thanhf một dự án hay kế hoạch tổng thể. - Đường găng của dự án là con đường có thời gian dài nh ất để xác định độ dài thời gian của toàn dự án. - Phân bố các nguồn lực. Để thực hiện những công việc cần thiết, các nhà quản trị cần đến nhiều nguồn lực khác nhau. Các nhà quản trị cần phải ước tính về chủng loại và khối lượng nguyên liệu, thiết bị, công cụ , cũng như nguồn nhân lực cần thiết càng chính xác càng tốt. - Chí phí và thời gian. Giá tr ị của phương pháp sơ đồ mạng lưới PERT đối với các nhà quản trị là khả năng nó có thể cho phép làm giảm chi phí và thời gian thực hiện các dự án. TÓM TẮT Khái niệm hoạch định Xét về mặt bản chất, lập kế hoạch là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nét bản chất này là cái phân biệt sự hoạt động có ý thức của con người v ới sự hoạt động theo bản năng của loài vật. Do đó, kế hoạch hoá là yêu cầu của chính quá trình lao động của con người và gắn liền với quá trình đó. Mục đích của kế hoạch - Nghiên cứu và quản lý sự thay đổi. - Vạch ra những con đường phát triển gắn bó. - Cải thiện hiệu năng của doanh nghiệp. - Hợp thành phương tiện qu ản lý. Vai trò của công tác kế hoạch trong quản trị - Lập kế hoạch cho biết hướng đi của doanh nghiệp. - Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. - Đối với nhà quản trị, khả năng lập kế hoạch chính là yếu tố quan trọng nhất phản ánh trình độ năng lực, nó quyết định rằng anh ta có điều hành được hay không. Mô hình kế ho ạch hay là các loại kế hoạch được phân loại dựa vào các tiêu thức sau: Căn cứ vào bản chất của kế hoạch hóa bao gồm bốn lĩnh vực bộ phận: 83 Căn cứ vào độ dài thời kỳ kế hoạch, hệ thống kế hoạch bao gồm: Căn cứ vào mối quan hệ gắn bó giữa các loại hoạt động kế hoạch hoá trong phạm vi doanh nghiệp Theo phạm vi hoạt động, kế hoạch của doanh nghiệp bao gồm có: Kế hoạch chiến lược Kế hoạch chiến lược chỉ rõ những hoạt động sẽ được tiế n hành để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Nó ít sử dụng những con số mà mang tính chất định tính. Kế hoạch chiến lược phải sự kiến các loại công nghệ, các biện pháp Marketing, nguồn tài chính, nhân lực sẽ được sử dụng, cơ cấu tổ chức, kỹ năng quản trị sẽ được áp dụng. Kế hoạch tác nghiệp Mục đích của kế hoạch tác nghi ệp để thực hiện kế hoạch chiến lược.Kế hoạch hoá chiến thuật(tác nghiệp) cho phép biểu thị kế hoạch hoá chiến lược bằng những chương trình cụ thể , chi tiết và lượng hoá bằng những con số.Nó chính là công cụ để kiểm tra kế hoạch chiến lược. Những căn cứ của hoạch định Thứ nhất, các định hướng phát triển, các chính sách của Nhà n ước, của ngành Thứ hai, kết quả điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường Thứ ba, kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về các khả năng và nguồn lực có thể khai thác Thứ tư, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật Thứ năm, kết quả nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của tiến bộ kỹ thuật - công ngh ệ, hợp lý hoá sản xuất. Các bước của hoạch định - Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức - Phân tích những cơ hội và đe dọa, những điểm mạnh, yếu của tổ chức - Xây dựng các kế hoạch chiến lược dự thảo để lựa chọn - Triển khai kế hoạch Phương pháp lập k ế hoạch Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp lập kế hoạch như: Phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động, phương pháp tỉ lệ, phương pháp toán kinh tế, phương pháp dự báo, Các kỹ năng dự báo Dự báo vừa là nghệ thuật và là khoa học tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai. Nghệ thuật dự báo được thể hiện ở cả chiề u rộng, cả chiều sâu của tư duy, kinh nghiệm về kinh doanh, cũng như khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp ước đoán theo từng tình thế cụ thể của sự việc xảy ra trong thời gian tới. Dự báo là hoạt động cần thiết và không thể thiếu được của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Các phương pháp dự báo định tính: Dự báo theo kịch bản; Kỹ thuậ t dự báo Delphi;Mô hình dự báo mô phỏng Các phương pháp dự báo định lượng Dự báo định lượng là việc dùng các loại mô hình toán học trong việc sử dụng các dữ liệu đã qua và các biến số nhân quả để tính kết quả dự báo về nhu cầu. Có nhiều phương pháp dự báo 84 định lượng như: Bình quân đơn giản, bình quân di động, san bằng số mũ, định hướng theo xu hướng - các phương pháp này được gọi là mô hình chiếm thời gian mà nội dung chủ yếu của nó là kết quả của dự báo dựa vào những gì đã xảy ra trong thời gian qua và dùng một loạt các dữ liệu đã qua để dự báo. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, gọi là mối liên hệ giữa các biến số hoặ c các yếu tố nào mà có thể ảnh hưởng đến khối lượng được dự báo vào trong một mô hình. Quản trị theo mục tiêu Quản trị theo mục tiêu (MBO - Mangement by Objectives) là một triết lý và phương pháp tiếp cận quản trị nhằm chỉ đạo quá trình hoạch định bằng cách giúp các nhà quản trị kết hợp giữa các kế hoạch chiến lược và chiến thuật. Đặc biệt, MBO cung cấp những phương tiện để biến các mục tiêu và chiến lược của tổ chức thành những kế hoạch và hoạt động chiến thuật. Phương pháp sơ đồ mạng lưới Hạt nhân của phương pháp sơ đồ mạng lưới được sử dụng rộng rãi trong hoạch định là sơ đồ PERT (Program Evalution and Review Technique). Nó là một kỹ thuật đặc biệt được trình bày bằng biểu đồ về sự phối hợp các hoạt động và sự cần thiết để đạt được mục tiêu chung của một dự án. PERT gồm bốn yếu tố: Mạng lưới PERT; Đường găng của dự án;Phân bố các nguồn lực.;- Chí phí và thời gian. Phân tích hòa vốn Để quản lý tốt các hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị cần dự kiến trước lợi nhuận và chi phí của các dự án sản xuất. Một công cụ hữu hi ệu thường được sử dụng trong hoạch định là phương pháp phân tích hoà vốn (break-eren analysis). CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Khái niệm hoạch định và mục đích của hoạch định? 2. Trình bày vai trò của công tác kế hoạch trong quản trị? 3. Phân tích và so sánh kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp? 4. Phân tích những những căn cứ của hoạch định? 5. Trình bày các bước của hoạch định? 6. Trình bày các kỹ năng dự báo ? 7. Phân tích các phương pháp dự báo định tính? 8. Phân tích các phương pháp dự báo định lượng? 9. Phân tích nội dung quản trị theo mục tiêu? 10. Trình bày phương pháp sơ đồ mạng lưới? 11. Trình bày phương pháp phân tích hòa vốn? 85 CHƯƠNG 7. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC TRONG QUẢN TRỊ GIỚI THIỆU Mục đích yêu cầu Sau khi học xong chương này, sinh viên phải nắm được các vấn đề sau: - Thế nào là công tác tổ chức, mô hình tổ chức bộ máy quản trị. - Yêu cầu của việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị. - Các loại mô hình tcơ cấu tổ chức quản trị hiện đang được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo tính đặc thù của nó. Nội dung chính: - Khái quát về tổ chức và mô hình tổ chức - Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức - Các mô hình và cấu trúc của cơ cấu tổ chức quản trị - Các phương pháp hình thành cơ cấu bộ máy quản trị doanh nghiệp NỘI DUNG 7.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC 7.1.1. Công tác tổ chức và lý thuyết tổ chức Tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực nhằm xác định cơ cấu và liên kết hoạt động của hai hay nhiều người với nhau Lý thuyết tổ chức đưa ra những đề xuất có thể kiểm nghiệm được trong thực tế. Các chủ đề của công tác tổ chức bao gồm: - Mục tiêu và các hệ thống qu ản trị; - Sử dụng công nghệ và kiến thức trong tổ chức; - Xác định cơ cấu tổ chức; - Những mối quan hệ chính thức và không chính thức; - Tách biệt và liên kết các hoạt động; - Động cơ của các thành viên trong tổ chức; - Động lực nhóm trong tổ chức; - Quyền lực và quyền hạn trong tổ chức; - Chiến lược và chiến thuật của tổ chức; - Sự ổn định và đổi mới trong tổ chức; - Phạm vi ranh giới của tổ chức; - Triết học quản lý và văn hoá của tổ chức. 86 7.1.2. Cơ sở của công tác tổ chức a) Chuyên môn hoá theo chiều dọc Đối với các tổ chức lớn, người ta thường phân chia một cách rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp bậc từ trên xuống dưới. Trong hệ thống quản trị, các cá nhân tuân theo chỉ dẫn của người giám sát trên lĩnh vực trách nhiệm đã được vạch rõ trong sơ đồ cơ cấu tổ chức. Lý thuyết quản trị truyền thống cho rằng mỗi cá nhân chỉ có một thủ trưởng, mỗi đơn vị có một người lãnh đạo. Đây chính là tính trực tuyến của cơ cấu. b) Sự kiểm soát trong tổ chức Kiểm soát là một tập hợp các cơ chế dùng để giữ cho các hành động và đầu ra trong khuôn khổ các giới hạn đã được xác định. Các tổ chức cho dù có quy mô như thế nào đi chăng nữa cũng có quy tắc, chính sách và thủ tục nhất đị nh. Chúng được sử dụng để xác định các mục tiêu chung cho nhân viên, để vạch ra các phương pháp tốt nhằm thực hiện một nhiệm vụ nào đó. 7.1.3. Các nguyên tắc tổ chức quản trị a) Cơ cấu tổ chức quản trị phải gắn với phương hướng, mục đích của doanh nghiệp Phương hướng và mục đích của doanh nghiệp sẽ chi phối cơ cấu doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp mà mục tiêu, phương hướng của nó có quy mô lớn thì cơ cấu của doanh nghiệp cũng phải có quy mô tương ứng; còn nếu quy mô cỡ vừa phải với đội ngũ , trình độ, nhân cách các con người tương ứng. Một doanh nghiệp có mục đích hoạt động dịch vụ thì rõ ràng cơ cấu quản trị của nó cũng phải có những đặc thù khác một doanh nghiệp có mục đích hoạt động sản xuất v.v b) Nguyên tắc chuyên môn hoá và cân đối Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải được phân công phân nhiệm các phân hệ chuyên ngành, với những con người được đào luyện tương ứng và có đủ quyền hạn. Nói một cách khác, cơ cấu tổ chức phải dựa trên việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích phải cân xứng và cụ thể. Chỉ có phân giao nhiệm vụ trong doanh nghiệp một cách rõ ràng với sự cân xứng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích của từng phân hệ như trong. c) Nguyên t ắc linh hoạt và thích nghi với môi trường Nguyên tắc này đòi hỏi việc hình thành cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho mỗi phân hệ một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi thủ lĩnh các cấp phân hệ bên dưới phát triển được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí của lãnh đạo cấp trên khi cần thiết. d) Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải thu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, đồng thời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các phân hệ và tác động điều khiển của các bộ phận quản lý. Để bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện, cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Cơ cấu tổ chức quản trị là cơ cấu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí cho các hoạt động là nhỏ nhất, mà kết quả thu lại của doanh nghiệp là lớn nhất trong khả năng có thể (tức là đảm bảo tính hiệu quả của doanh nghiệp). - Cơ cấu tổ chức phải tạo được môi trường văn hoá xung quanh nhiệm vụ của các phân hệ; làm cho mỗi phân hệ hi ểu rõ vị trí, giá trị của các hoạt động mà mình tham dự là nhằm tạo lợi thế, thuận lợi cho các phân hệ có liên quan trực tiếp với mình. 87 - Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho thủ lĩnh các phân hệ có quy mô (của phân hệ) được giao quản trị là hợp lý, tương ứng với khả năng kiểm soát, điều hành của họ. 7.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN TRỊ 7.2.1. Khái niệm Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp không phải là cái gì bất biến. Ngược lại, nó là một hiện tượng phức tạp. Về mặt này, vai trò và ảnh hưởng của người quản lý rất quan trọng. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là hình thức phân công lao động trong lĩnh vực quản trị, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản trị. Cơ cấu tổ chức quản trị, một mặt phản ánh cơ cấu sản xuất, nó có tác động tích cực trở lại việc phát triển sản xuất. Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận(đơ n vị, cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức. 7.2.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chứ c và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức. Khi một cơ cấu tổ chức đã hoàn chỉnh, sẽ làm cho nhân viên hiểu rõ những kỳ vọng của tổ chức đối với họ thông qua các quy tắc, quy trình làm việc. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức còn góp phần xác định quy chế thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức. 7.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản trị a) Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản trị - Tình trạng và trình độ phát triển của công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. - Tính chất và đặc điểm sản xuất: Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất, loại hình sản xuất. b) Nhóm những nhân tố thuộc lĩnh vực quản trị - Quan hệ sở hữu tồn tại trong doanh nghiệp; - Mức độ chuyên môn hoá và tập trung hoá các hoạt độ ng quản trị; - Trình độ áp dụng công nghệ vào các hoạt động quản trị, trình độ kiến thức tay nghề của cán bộ quản lý, hiệu suất lao động của họ; - Quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo, khả năng kiểm tra của người lãnh đạo đối với hoạt động của những người cấp dưới; c) Tầm hạn quản tr ị Tầm hạn quản trị (span of control )là giới hạn số lượng nhân viên thuộc cấp mà một nhà quản trị có thể trực tiếp chỉ huy, điều khiển một cách hữu hiệu. Theo lý thuyết về mô hình thì khi nhân viên thuộc cấp làm những công việc đơn giản thì một nhà quản trị có từ 12-15 nhân viên thuộc cấp. Còn khi nhân viên thuộc cấp làm những công việc phức tạp thì một nhà quản trị chỉ nên có t ối đa 3-4 nhân viên thuộc cấp. Ví dụ một công ty có khoảng gần 5.000 nhân viên sẽ được bố trí theo tầm hạn sau: 88 H7.1. Sơ đồ tầm hạn của quản trị 7.2.4. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị - Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản trị (khâu quản trị phản ánh cách phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn cấp quản trị thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc) đều thiết lập những mối liên hệ hợp lý với số lượng cấp quản trị ít nhất trong doanh nghiệp cho nên cơ cấu tổ chức quản trị mang tính nă ng động cao, luôn luôn đi sát và phục vụ sản xuất, kinh doanh. - Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức quản trị có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường. - Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức quản trị phải bảo đảm tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp nhờ đó bảo đảm sự phối hợp với các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. - Tính kinh tế: Cơ cấu bộ máy quản trị phải sử dụng chi phí quản trị đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn đánh giá là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra để thiết kế và xây dựng cơ cấu tổ chức vớ i kết quả sẽ thu về. 7.3. CÁC MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ 7.3.1. Cơ cấu tổ chức quản trị hướng vào bên trong Cùng với sự phát triển của sản xuất, đã hình thành những kiểu cơ cấu tổ chức quản trị khác nhau. Mỗi kiểu chứa đựng những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và áp dụng trong những điều kiện nhất định. Tùy vào đặc thù về tính chất kinh doanh, mô hình mà các tổ chức áp dụng kiểu cơ cấu tổ chức cho phù hợp. a) C ơ cấu quản trị trực tuyến Cơ cấu tổ chức trực tuyến (đường thẳng) là cơ cấu đơn giản nhất, trong đó có một cấp trên và một số cấp dưới. Toàn bộ vấn đề được giải quyết theo một kênh liên lạc đường thẳng. Cơ cấu theo trực tuyến có đặc điểm là người đứng đầu tổ chức thực hi ện tất cả các chức năng quản trị. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh qua một cấp trực tiếp và chỉ thi hành mệnh lệnh của người đó mà thôi. Cơ cấu trực tuyến chủ yếu áp dụng ở những doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm không phức tạp, tính ch ất sản xuất liên tục. 1 4 16 64 256 1024 1 8 64 512 4096 . đồ tầm hạn của quản trị 7.2.4. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị - Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản trị (khâu quản trị phản ánh cách phân chia chức năng quản trị theo chiều. hình. Quản trị theo mục tiêu Quản trị theo mục tiêu (MBO - Mangement by Objectives) là một triết lý và phương pháp tiếp cận quản trị nhằm chỉ đạo quá trình hoạch định bằng cách giúp các nhà quản. của người quản lý rất quan trọng. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là hình thức phân công lao động trong lĩnh vực quản trị, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản trị. Cơ cấu

Ngày đăng: 10/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan