1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tổng hợp văn hay

26 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 "Học vấn có những chùm rễ đắng cay,nhưng cho hoa quả ngọt ngào"-Ngạn ngữ Hy Lạp bài làm Hy Lạp có một quá khứ cổ xưa, với những nền văn minh rực rỡ, lâu đời nhất Châu Âu. Chính Hy Lạp là nơi sản sinh ra những kiểu kiến trúc độc đáo, những tác phẩm văn chương bất hủ, những triết gia bậc thầy lẫn những nhà khoa học như Héraclite, Pythagore, Socrate, Aristos, Platon… Có thể nói được là nền học vấn của Hy Lạp có một lịch sử rất lâu đời và rất hoàn chỉnh. Do vậy, dân tộc Hy Lạp hiểu biết rõ những giá trị mà học vấn mang lại, cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ trong quá trình rèn luyện trau dồi, nên họ có câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rể đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Chúng ta hãy đánh giá xem vấn đề này. Học tập là quá trình con người thu nhận kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ cuộc sống, để biến tất cả thành cái của mình, làm hành trang hành xử trong đời sống. Để việc học có hiệu quả, con người phải đầu tư nhiều thời giờ, sức lực, tiền của và nổ lực hết mình tập trung chú ý vào học tập, rèn luyện. Chỉ để đi học thôi, nhiều người phải đi bộ trên những quãng đường dài tắp tít; phải băng rừng, lội suối, leo đồi; phải đi trong mưa nắng, trong giá rét hay dưới cái trời nóng bức; phải tranh thủ ngay cả những giờ nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả… Thêm vào đó, người học còn phải đọc thêm sách tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô bạn bè, phải làm bài, học bài, phải thi cử. Rồi còn có những khó khăn do không hiểu được bài, không theo kịp bạn bè, những lúc đau ốm, mỏi mệt gây ra bao lo âu, phiền muộn. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là những chùm rể đắng mà người học phải nếm trải. Nhưng, khi một chương trình học kết thúc, người học sẽ bước thêm một bước dài trên con đường tri thức. Họ khám phá ra nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân loại. Chỉ biết đọc thôi cũng đã là một cách biệt lớn so với những người mù chữ rồi. Vì người đó đã có thể đọc được thông tin trên báo chí để biết tin tức, hay là thưởng thức một tác phẩm văn học nào đó. Nếu theo học tiếp, người đó sẽ biết tính toán các phép toán đơn giản, biết được những định luật lý hoá đơn giản để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những chương trình chuyên sâu hơn, người học sẽ trở thành những chuyên gia, am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó, và trở thành người dạy cho người khác. Họ sẽ trở thành những người có hiểu biết hơn, hữu ích hơn và được người khác quý mến hơn. Như thế, học vấn mang lại cho người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là những hoa quả ngọt ngào. Tuy vậy, cần lưu ý rằng: hoa quả của học vấn không phải là để có địa vị cao trong xã hội, để hơn người, để được người khác phục tùng, vị nể, vì người học với mục đích như vậy là kẻ kiêu ngạo. Hoa quả ở đây là sự hiểu biết cái chân, thiện, mĩ, có đức độ. Thầy Tử Lộ cũng nói: “quân tử học dĩ tri kì đạo” - người quân tử học để hiểu rõ cái đạo. Chính vì thế, người học không những trau dồi kiến thức, mà còn phải rèn luyện nhân cách, đạo đức. Thông thường, người hiểu biết kiến thức sâu rộng và đúng đắn, là người có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Vì người hiểu biết nhiều là người khiêm nhường, bởi học càng nhiều càng thấy mình thiếu sót; là người khôn ngoan vì biết nhìn nhận đánh giá sự việc một cách đúng đắn, hợp lý, không ba hoa, tự phụ. Do vậy, sự hiểu biết của họ được dùng để sống một cuộc sống tốt đẹp, để trình bày cho người khác hiểu, để bênh vực bảo vệ chân lý, để phục vụ đắc lực hơn. Chính vì thế, học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là tự rèn luyện nhân cách cho bản thân. Mỗi người ai ai cũng có những cái chưa tốt cần thay đổi sửa chữa, cái thiếu sót cần bổ sung. Tuy nhiên, để nhận ra những khuyết điểm và chấp nhận thay đổi là một điều không dễ dàng chút nào, như tục ngữ Việt Nam vẫn nói: “cái nết đánh chết không chừa”. Do đó, để hoàn thiện mình đòi hỏi ở con người nhiều nổ lực cố gắng lẫn kiên trì bền chí. Việc đó khó nhưng không phải là không làm được. Dale Cagnergine là một triết gia và bậc thầy trong lĩnh vực hùng biện của thế kỉ XX. Nhưng khi còn đi học, ông mắc tật hay mắc cỡ, không thuyết trình trước lớp được. Thế nên, ông rèn luyện hằng ngày bằng cách vừa tắm cho heo, vừa nói thật mạnh về bài thuyết trình ở lớp hôm sau. Cuối cùng, ông đã bạo dạn mạnh mẽ hơn trong những bài thuyết trình sau này. Tương tự như ngạn ngữ Hy Lạp, sách Lễ Kí chương XVIII cũng có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”. Một viên ngọc mà không được mài dũa đẽo gọt thì trở thành vô dụng, cũng như con người không có học không biết lý lẽ phải trái. Con người sống mà không biết lý lẽ, phải trái như vậy thì sống cũng vô ích cho xã hội mà thôi. Do đó, như một điều tất yếu, để “tri đạo”, để sống có ý nghĩa, sống xứng đáng là một con người, được người khác quí trọng, con người phải miệt mài học tập. Chính nhờ trải qua học tập rèn luyện nghiêm túc, con người sẽ mang một giá trị cao đẹp hơn, đáng quí hơn. Việc học tập ở đây cũng sẽ vất vả khó nhọc như viên ngọc bị dũa gọt vậy, và kết quả của quá trình rèn dũa này sẽ tạo ra những viên ngọc tốt đẹp, quí giá biết bao! Tóm lại, trong quá trình học tập, người học phải biết chấp nhận những gian khổ, không được nản chí sờn lòng. Nhưng người học phải luôn tin tưởng vào một tương lai xán lạn phía trước và tiếp tục nổ lực không ngừng để vững bước. Nhìn gương của các danh nhân, có thể nhận thấy được các vị ấy đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, trải qua những gian khổ không sao kể xiết, đã nếm trải vị đắng của những chùm rễ học vấn như thế nào? Kết cục, các vị ấy đã được hưởng những hoa quả ngọt ngào biết chừng nào! Do vậy, chấp nhận và nếm trải những vị đắng cay là một điều tất nhiên, để đạt được hoa quả ngọt ngào sau này vậy. Theo những tâm gương đó, chúng ta vững chí kiên tâm, cố gắng không ngừng học tập trau dồi để trở thành những hoa quả tốt đẹp cho xã hội. Đề 2: Văn nghị luận xh Đề 1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống con người. Bài làm Trong cuộc số ng, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc khoải một lí tưởng là con sinh ra được khoẻ mạnh, lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi gian, mai kia con trở thành môt người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xúât sắ c, lớn h ơn nửa con sẽ là một danh nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đ ình hạnh phúc. Cuộc sống được nuôi dưỡng b ằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn ch ỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".( Lép Tôn -xtôi) Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ "lí tưởng" thì cảm thấ y nh ư gặp một cái gì xa vời, không thực tại chút nào. Ta cứ ngh ĩ rằng lí tưởng là cái gì đ ó vĩ đại như lí tưởng cách mạng của Các Mác- Ăngghen, lí tưởng vô sàn của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng lá thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuốc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu " lí tưởng là một ngọn đèn", nói d ễ hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mõi của mỗi người đặt ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của cuộc sống, và ví thế cuộc sông sẽ vô vị biết bao nếu thiếu đi "lí tưởng". Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí t ưởng là ngọn đèn chí đường, và vì là ngọn đèn chỉ đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lô trình của cuộc sống: "Lí tường là ngọn đèn chị đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thí không có cuộc sống". Hành trình đi đến lí tưởng, phấ n đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh đang ra sức chinh phục chặng dường đ ua của mình.anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía trước, nh ững bước cuối cùng của chăng đường đua là dãi bă ng gôn về đích. anh cố hết sức và lao về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của mình. Cuộc số ng cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu. Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: " lí tưởng là phương hướng kiên định", đó không có nghĩa rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịt không bao giờ có th ể chuyển dịch. Nếu hiểu ngược kiểu ấy chả nh ẻ lí t ưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến c ổ hữu, cùng những đạo luật khắc khe của chế độ xưa.Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng. Đã là lí tưởng thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp. Trong cuộc số ng có vô vàng lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng.Lí tượng của một người kinh doanh là làm giàu, như ng không phải là được làm giàu mọ i cách. anh ta phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm.Lí tưởng của một cậu học sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh đến phòng thi để thực hiện cái lí tượng đó của mình, thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ng ơ khi thấy một ngưòi chết đuối. một hành đông đi trái lại pháp luật, trái với đạo lí thì không còn là lí tưởng. Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đề u bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chung ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người mẹ nâng niu dìu d ắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa tr ẻ bơ vơ, lạc loài, rồ i sẽ đi đâu về đâu.Anh muốn chinh phục nốc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh Everrét dù ch ỉ là một giây, dùi phải trãi qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính mạng, nhưng vẫn hế t mình thực hiện cái lí t ượng của bản thân. Nếu một con chị tồn tạ i như một bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi đông thì chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏ i thế có ph ải là cuốc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại trước tiên ta phải có lí tưởng, và khi đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gí ta quyết. Ngày 5.6.1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hàng trang duy nhất là lí tưởng tìm đưỡng c ứu nước. Giả dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đ i. Chính vì thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Xuân Diệu thì mài mê với lí tưởng: " Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm." Cám ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc số ng. Chắc hẳn,chúng ta ai cũng biết Xuân Diệ u là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời mộ t cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà th ơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy " 1 phút huy hoàng" , đó là giây phút cháy bổng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đông thời nhà thơ, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọ i người trong cuốc đời. Sống phải s ống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để s ống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của "lí tưởng" như L.Tôn-xtôi đã khẳng định " không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống" Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ dũng cảm để sống hế t mình, sống một cách trọn đấy cho lí tưởng. Chắc hẳn, chúng ta - những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho "mùa hoa lê-ki-ma n ở, ở quê ta vùng Đất Đỏ", và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thi Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi 16. Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cháy bỗng yêu thương c ủa tâm h ồn thi sĩ Xuân Diệu, với lí tưởng cách mạng cao cả của nữ anh hùng, li ệt sỉ Võ Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗ i chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng sống c ủa bán thân mình để thật sự có một phương h ướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng như từ đầu vẫn nói, lí tưởng khônh hề xa vời,lí tưởng l2 đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn L.Tôn-xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát vế lí tưởng:"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng là không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống". Con đường hôm qua, hôm kia củ a tôi, của bạ n, của tất cả chúng ta đều đã lùi vào quá khgứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt nhoà. Nh ưng con đường của hôm nay và của ngày mai còn tu ỳ tôi, b ạn, chúng ta đi như thế nào, chọn lựa "ngọn đèn lí tưởng " nào, đi theo phương hướng nào, để tiếp tục phát triển và đi lên cùng với sự thăng hoa của "ánh sáng lí tưởng". Sách : tuyển tap 12 - diễn đàn học mãi "Hồn Trương Ba,da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ. Cọp Trắng 03-30-2010, 07:44 PM Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và ***g vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba. Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu. * Trước khi Đế Thích xuất hiện : + Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: "- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát". + Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải) - Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. - Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. + Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng. + Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận (cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại" và "suýt nữa thì ". Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là "phàm". Đó là cái lần ông tát thằng con ông "tóe máu mồm máu mũi", ). + Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. + Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, ". + Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. + Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. - Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà "đi đâu cũng được còn hơn là thế này". Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa". - Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". - Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa " Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng "cũng không khổ bằng bây giờ". + Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. + Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác"! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát. Từ khi Đế Thích xuất hiện + Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: - Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!. Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện. + Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống. Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ "mở nút". Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm. Phân tích Thuốc - Lỗ Tấn Lê Anh 02-26-2010, 07:37 AM Ðiểm: (1 votes - 5,00 average) 1- Tác giả Lỗ Tấn. - Lỗ Tấn ( 1881-1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân , quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc . Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc , Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc,để chữa bệnh cho những người nghèo như cha mình . - Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc : nghề hàng hải , khai mỏ rồi chuyển sang nghề y . Đang học nghành y ở Nhật , một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật . Ông giật mình nhận ra rằng : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần . Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân , lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa . Con đường gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc. - Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX : “Trước Lỗ Tấn , chưa hề có Lỗ Tấn , sau Lỗ Tấn , có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạc Nhược ). Ông được tôn vinh là linh hồn dân tộc . Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân để mọi người tìm cách chạy chữa , tự phấn đấu vươn lên , tự cường dân tộc . Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện , Cố hương… 2- Tác phẩm: a-Hoàn cảnh ra đời : Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919 , đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh , sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ. b-Tóm tắt tác phẩm: Một đêm mùa thu gần về sáng , Lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra pháp trường , gặp đao phủ mua một cái bánh tẩm máu tử tù về cho thằng Thuyên ,con trai lão ăn để chữa bệnh lao.(Mua thuốc , uống thuốc )(người kể chuyện là lão Hoa) Trời sáng , quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần , mọi người bàn tán về cái chết của tử tù . Tử tù là Hạ Du , một người cách mạng bị xử chém vì chống Nhật . Mọi người cho Hạ Du là thằng điên , thằng khốn nạn và khen Cụ Ba là khôn vì đã tố cáo cháu mình để lấy tiền thưởng . Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm được máu để tẩm bánh bao làm thuốc (bàn về thuốc).(người kể chuyện biết tuốt) Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau , bà Hoa đi thăm mộ con ( thằng Thuyên vẫn chết vì bệnh lao dù đã ăn bánh bao tẩm máu người). Bà gặp bà mẹ của Hạ Du .Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng , nhưng sau đó bà Hoa đã bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho người nghèo sang khu dành cho ngưòi chết chém để an ủi mẹ Hạ Du . Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa (hậu quả của thuốc). (người kể chuyện là bà Hoa) II – Phân tích : 1-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa . -Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ. -Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. -Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu” 2- Các nhân vật: a-Hình ảnh đám đông quần chúng: -Buổi sáng sớm, ở pháp trường , lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật lão suýt ngã.Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du .Đám đông này khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc chống Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. -Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù ,Cả Khang ,người râu hoa râm…cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may . May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ Du để chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên. Tóm lại, qua hai sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám đông quần chúng thật là mê muội. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời còn quá hạn chế.Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ .Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ.Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn . b-Nhân vật Hạ Du: Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện . [...]... tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò nào đáng kể Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp” (Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, T.C Văn học, 1993,... Những kết hợp ấy trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đem đến cái nhìn đa diện về số phận con người Nếu như trước kia, trong văn học 1945 – 1975, khi đề cập đến số phận con người thì bao giờ các nhà văn cũng đề cao vào khả năng con người vượt qua nghịch cảnh và những tác động của môi trường, của xã hội mới sẽ giúp con người tìm thấy hạnh phúc Khi diễn tả sự vận động của tính cách con người, các nhà văn cũng... câu văn dường như đã được chắt lọc, gọt giũa cẩn thận Ông đã sáng tạo nên nhiều từ ngữ mới lạ, độc đáo Giọng văn đôi khi có vẻ thô kệch, dàn trải nhưng lại hết sức cô đúc và tự nhiên Nguyễn Tuân không những viết nên những trang văn đầy tài hoa và lịch lãm mà ông còn sáng tạo nên những trang thơ cho đời Đọc những dòng viết về con sông Đà trữ tình, ta không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước giọng văn. .. xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Phỏng vấn đầu xuân 1986 của báo Văn nghệ),... mẽ, sôi nổi bằng những từ ngữ gợi hình ảnh, tác động mạnh vào giác quan người đọc Ông lái đò cũng thế cũng xuất hiện một cách sinh động, rõ nét và sắc sảo… … Đối với Nguyễn Tuân, “đã là văn thì trước hết phải là văn Văn phải đẹp, phải trau chuốt Cái đẹp ấy đã chi phối cách nhìn của tác giả trên toàn bộ tác phẩm Con người và sự vật, qua ngòi bút Nguyễn Tuân, đều được khai thác trên phương tiện mĩ thuật... phim… Tất cả những gì nhà văn viết ra, những gì nhà văn tưởng tượng và sáng tạo nên đều như được dựng lại trước người đọc Tiếp xúc với tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, ta như đang đứng trước con sông ấy, chứng kiến cuộc vật lộn giữa ông lái với thác nước, chứng kiến từng đoạn sông dữ tợn, lởm chởm những đá ngầm, đá nổi và cả những đoạn sông êm ả, trữ tình Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân dùng... hiện của xu hướng tìm tòi khám phá trong văn của Nguyễn Minh Châu, trở về với đời thường, với mảnh đất miền Trung cằn cỗi và cơ cực, đau đáu đi tìm câu hỏi cho những phận người trong cuộc sống đời thường trăm đắng ngàn cay Trên tinh thần quyết liệt đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã lấy con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sống Mặc dù không phủ nhận văn chương gắn với cái chung, với cộng... quên mình vì công việc Cuộc sống quanh ta vốn dĩ rất tầm thường, cũ kĩ Ngày lại qua ngày, mây vẫn bay và gió vẫn thổi…nhưng chính nhà văn là người mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi, kì diệu Nguyễn Tuân cũng là một nhà văn, một người góp phần sáng tạo lại thế giới Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo Đó là chân trời của cái đẹp,... tháng cả nước rộn rang lên đường theo tiếng gọi của “tâm hồn Tây Bắc” để xây dựng lại một miền quê của Tổ quốc, có biết bao nhà văn, nhà thơ đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng Một trong những nhà nghệ sĩ yêu nước ấy là Nguyễn Tuân – cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam, người đã mang lại những tờ hoa thơm thảo cho đời Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc qua tùy bút Người lái đò song Đà... càng sinh động, ông lái càng anh dũng, ngoan cường trong công việc ta càng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn – Người lao động trong tác phẩm Nguyễn Tuân thật bình dị từ công việc đến hình dáng, cách ăn nói Nhưng ông ta lại là người anh hùng trước mắt Nguyễn Tuân Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy chất nghệ sĩ tài hoa, dám đương đầu với sóng to gió lớn để chèo chống con . sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp” (Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, T.C Văn học, 1993, số 3, tr.20). Có thể. đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sống. Mặc dù không phủ nhận văn chương gắn với cái chung, với cộng đồng nhưng Nguyễn Minh Châu còn muốn thể hiện một quan niệm văn chương trước hết. Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Phỏng vấn đầu xuân 1986 của báo Văn nghệ), “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước

Ngày đăng: 10/07/2014, 10:00

Xem thêm: tổng hợp văn hay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w