Bắt được con vật sống ở độ sâu kỷ lục Ba con tôm biển mới bị bắt ở độ sâu 2.300 mét trên các khe nước nóng ở dãy núi giữa Đại Tây Dương. Khó khăn của các nhà nghiên cứu là làm thế nào duy trì được sự sống bình thường của chúng khi đưa lên mặt nước, bởi dưới đáy biển, áp suất rất lớn, còn trên mặt nước, áp suất gần như bằng không. Khi bị kéo lên bờ, dưới áp suất được duy trì như ở đáy biển, các con tôm vẫn bơi năng động, nhưng khi áp suất được hạ xuống, chúng co giật mạnh và chết chỉ sau vài giờ. Tiến sĩ Bruce Shillito, nhà sinh học biển tại Đại học Pierre ở Paris, Pháp, và cộng sự đã thiết kế một thiết bị mới cho phép duy trì sự sống của các sinh vật dưới áp suất tự nhiên của chúng khi đưa lên mặt đất. Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là làm cách nào để chuyển những sinh vật này từ thiết bị lấy mẫu vào một bể thí nghiệm được trang bị tốt hơn mà không cần phải giảm áp suất, cho phép họ quan sát hành vi thông thường của chúng và những đáp ứng với sự thay đổi môi trường sống. Trước kia, người ta mới tái tạo được áp suất cho những sinh vật sống ở độ sâu kỷ lục là 1.400 mét. Lần đầu tiên khẳng định có nước trên sao Hỏa Lần đầu tiên, tàu thăm dò Phoenix đã 'nếm' được nước trên hành tinh đỏ, bằng cách làm tan đất chứa băng trong một thiết bị thí nghiệm. > Tàu Phoenix gửi hình ảnh đầu tiên/ Phoenix' và nỗi lo thất bại / Đá sao Hỏa từng 'sũng nước' Robot đã xác nhận được sự tồn tại của nước đóng băng bị giấu dưới tầng đất vĩnh cửu của hành tinh này. Cho tới nay, bằng chứng về băng ở vùng cực bắc của sao Hỏa chủ yếu vẫn chỉ là suy diễn. Năm 2002, phi thuyền Odyssey đã thăm dò nơi trông giống như là một cái hồ băng bị chôn vùi. Sau khi Phoenix đến, nó phát hiện thấy một thứ giống như băng trong một cái hố cứng bên dưới nơi hạ cánh và biến đổi trong một cái rãnh, chứng tỏ một phần băng đã bốc hơi thành khí sau khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Và hôm qua, các nhà khoa học có được xác nhận rằng mảnh đất đó chứa băng. Phát hiện này cũng là tình cờ. Sau hai nỗ lực thất bại để lấy đất có tiềm năng cho vào lò thí nghiệm của Phoenix, các nhà nghiên cứu quyết định chỉ thu thập mẫu đất đơn thuần. Ngạc nhiên thay, mẫu đất đó lại chứa một chút băng. Tàu Phoenix hạ cánh trên sao Hỏa hôm 25/5, trong một cuộc săn tìm kéo dài 3 tháng để xác định liệu nơi đây có hỗ trợ sự sống hay không. Loài tôm chuyên sống ở đáy biển, trên các khe nước nóng. Ảnh: ifremer.f Cánh tay robot trên tàu Phoenix của NASA. Ảnh: Reuters. Phát hiện hồ chất lỏng trên vệ tinh của sao Thổ Titan - vệ tinh của sao Thổ - đã trở thành thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời, ngoài Trái đất, được biết có chất lỏng trên bề mặt. > Cassini tìm thấy hydrocarbon trên vệ tinh Titan Ít nhất một trong những cái hồ lớn trên vệ tinh Titan chứa hydrocarbon ở dạng lỏng, NASA vừa kết luận. Các nhà khoa học phát hiện ra điều này nhờ sử dụng dữ liệu từ một thiết bị trên phi thuyền Cassini. Trước đó, người ta đã cho rằng Titan có chứa các đại dương methan, ethan và các loại hydrocarbon nhẹ khác. Hơn 40 lần bay sát thiên thể này của tàu Cassini không cho thấy có những đại dương như vậy tồn tại, song đã tiết lộ sự có mặt của hàng trăm hình thù giống như hồ tối. Cho đến gần đây, người ta vẫn không rõ liệu những hình thù này là chất lỏng hay chỉ đơn giản là vật liệu rắn, tối màu. "Đây là quan sát đầu tiên thực sự cho thấy vệ tinh Titan có một cái hồ trên bề mặt chứa đầy chất lỏng", trưởng nhóm Robert Brown từ Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona, cho biết. Nhóm nghiên cứu cũng đã xác được sự có mặt của ethan ở chiếc hồ này. T. An (theo Tân Hoa Xã) Phát hiện hành tinh mới cách Trái đất 3 tỉ km Các nhà thiên văn học vừa tuyên bố phát hiện một hành tinh nhỏ có bề ngoài giống sao chổi, đang quay theo một quĩ đạo lạ, cách xa Trái đất 3 tỉ km. Quĩ đạo màu xanh là của 2006 SQ372, màu đỏ là của Sedna Hai vệ tinh của sao Thổ (hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời), Enceladus tương phản với hình ảnh mờ sương của Titan. Ảnh: NASA. (Ảnh: Techno-science) Thiên thạch này được đặt tên là 2006 SQ372, đường kính khoảng 100km, bao gồm đá và băng. Theo các nhà thiên văn học thuộc Đại học Washington thì 2006 SQ372 có bề ngoài giống sao chổi. Còn theo Tổ chức Thiên văn học quốc tế thì 2006 SQ372 được xếp cùng loại với sao Diêm vương và Sedna (hành tinh được phát hiện năm 2003). Quĩ đạo của 2006 SQ372 ở khá xa và trong hành trình quĩ đạo kéo dài 22.500 năm của mình, hành tinh này cách mặt trời khoảng 240 tỉ km. Nhưng hiện nay nó chỉ cách trái đất gần 3 tỉ km và đang di chuyển trong quĩ đạo của sao Hải vương. Hành tinh Sedna, có kích cỡ nhỏ hơn, hiện đang là hành tinh duy nhất thuộc hệ mặt trời có quĩ đạo dạng này. Các nhà thiên văn học cho rằng 2006 SQ372 không có khả năng trở thành sao chổi bởi vì nó không thể tiến gần mặt trời để có thể tạo được đuôi sao chổi gồm hỗn hợp khí gaz và các chất khác giống như các sao chổi thông thường. Qua khám phá mới này, họ hi vọng có thể tìm hiểu thêm về các vật thể không gian luôn thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Vũ trụ có rất nhiều hành tinh giống Trái đất Một nghiên cứu gần đây của các nhà thiên văn học Mỹ chứng minh rằng những hành tinh tương tự Trái đất - nghĩa là không quá nóng và quá lạnh để sự sống có thể phát triển - khá phổ biến trong vũ trụ. Các chuyên gia thuộc Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ sử dụng dữ liệu mới nhất về 300 hành tinh quay quanh các ngôi sao để xây dựng các mô hình về quá trình hình thành của các hệ hành tinh, trong đó có hệ mặt trời của chúng ta. Những mô hình quy mô lớn của nhóm nghiên cứu đã lần đầu tiên tái hiện được quá trình hình thành các hành tinh xung quanh một ngôi sao. Chúng được tạo nên bởi những đĩa khí và bụi còn sót lại sau sự hình thành của ngôi sao trung tâm. Từ những đĩa vật chất ấy, một hệ hành tinh đầy đủ ra đời. Những mô hình trước đây chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về căn nguyên của quá trình hình thành hành tinh. Giai đoạn đầu trong quá trình hình thành các hệ hành tinh diễn ra trong hỗn độn và bạo lực. Đĩa khí khổng lồ tạo nên các hành tinh, nhưng sau đó nó đẩy chúng về phía ngôi sao trung tâm, nơi chúng co cụm thành nhóm. Một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các hành tinh đang lớn diễn ra. Chúng đua nhau "nuốt chửng" khí và bụi để phình to. Quá trình này tạo nên sự đa dạng về kích cỡ của các hành tinh. Khi các hành tinh tiến lại gần nhau, lực hấp dẫn khiến chúng bị "khóa" trong những quỹ đạo hình elip. Chu vi của những elip khổng lồ đó tăng dần theo thời gian, cho đến khi chúng đủ sức "ném" các hành tinh tới nhiều nơi trong vũ trụ. Rất có thể Trái đất cũng từng trải qua tình trạng tương tự. Giáo sư Edward Thommes, một thành viên của nhóm nghiên cứu, khẳng định rằng các hành tinh mà đá chiếm phần lớn bề mặt như Trái Đất có nhiều điều kiện thuận lợi để tồn tại. Ông cho rằng chúng xuất hiện khắp nơi trong vũ trụ. Việt Linh (theo Telegraph) Lên đường tìm hiểu lá chắn bảo vệ loài người Ảnh: voxx.org. Hành tinh mới cách mặt trời 240 tỉ km (Ảnh: Nasa) Ngoài cùng của hệ Mặt trời là một vùng bảo vệ chúng ta, giống như tấm khiên chống lại bức xạ nguy hiểm của vũ trụ. Cho đến nay người ta gần như không biết gì về nó. Giờ đây một vệ tinh Mỹ sẽ khai phá vùng vũ trụ này. Tại ranh giới Hệ Mặt trời của chúng ta có rất nhiều xáo động. Gió Mặt trời (một luồng hạt mang điện tích cực nhanh phát ra từ Mặt trời) thổi đến gặp phải vùng này bị hãm lại đột ngột trong vùng có tên gọi Termination Shock, nơi có nhiệt độ gần 200.000°C và sóng sốc xuyên qua plasma nóng bỏng. Termination Shock, nơi Gió Mặt Trời, một luồng hạt tích điện, găp gỡ khí vũ trụ. Ảnh: UC Berkeley / Linghua Wang. Đây một vùng không gian bảo vệ giống như hình quả bóng và bao trùm lấy Hệ Mặt Trời của chúng ta. Một phần lớn bức xạ vũ trụ nguy hiểm bị chặn lại trong vùng này. Tuy nhiên, con người chỉ biết rất ít về nó, tuy rằng tàu thám thính "Voyager 1" đã chạm đến Termination Shock trước đây gần 4 năm, rồi tiếp đó là anh em sinh đôi "Voyager 2" đã xuyên qua ranh giới đầy xáo động này cả 5 lần. Cả hai lần đo đạc chỉ là từng điểm một. "Chúng ta có được kết quả đo đạc chi tiết tại 2 vị trí nhất định, nhưng nhật quyển và các vùng ranh giới của nó thay đổi theo thời gian và không gian rất nhiều", ông Eberhard Möbius nói. Vì thế mà nhà vật lý học đang cùng với đồng nghiệp phát triển một tàu thám thính mới có nhiệm vụ vẽ lại bức tranh toàn cảnh ở vùng ven của hệ Mặt trời. Để làm việc này, vệ tinh nặng 41kg có tên Ibex (Interstellar Boundary Explorer) không cần phải bay qua khỏi Diêm vương - một việc sẽ kéo dài nhiều năm. Nó thực hiện nhiệm vụ tại một vị trí tiện lợi: Bay vòng quanh Trái đất. Ibex sẽ quan tâm đến việc quan sát bầu trời trong thời gian đang bay ngoài từ trường của Trái đất, đo đạc ở vị trí đó không bị sai lệch. Dự tính trong vòng nửa năm, tài sẽ hoàn tất bức ảnh toàn vẹn đầu tiên. Vệ tinh sẽ khởi hành trong tháng 10 từ quần đảo Marshall giữa Thái Bình Dương. Phan Ba (theo Spiegel Online) 10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất. Một lỗ đen nằm giữa trung tâm một thiên hà. Ảnh: Reuters. Phản vật chất Giống như siêu nhân hay người dơi, các phân tử cấu thành nên vật chất luôn có những phiên bản đối nghịch với chúng. Chẳng hạn, một electron có điện tích âm, nhưng phản vật chất của nó, positron, có điện tích dương. Vật chất và phản vật chất hủy diệt lẫn nhau khi va chạm và khối lượng của chúng biến thành năng lượng theo công thức E=mc2 của Einstein. Trong tương lai, một số tàu vũ trụ sẽ được trang bị động cơ phản vật chất. Những lỗ đen siêu nhỏ Nếu một lý thuyết mới về lực trọng trường được chứng minh là đúng thì có thể nói rằng, nằm rải rác trong hệ mặt trời của chúng ta là hàng chục nghìn lỗ đen siêu nhỏ, mỗi cái có kích thước chỉ bằng hạt nhân nguyên tử. Không giống như lỗ đen khổng lồ mà người ta thường nói đến, lỗ đen siêu nhỏ là tàn dư của vụ nổ lớn (Big Bang) - sự kiện được cho là khai sinh ra vũ trụ. Chúng tác động tới không-thời gian theo một cách thức hoàn toàn khác với lỗ đen khổng lồ do có mối liên hệ với chiều thứ năm trong không gian. Bức xạ tàn dư của vũ trụ Được biết đến với ký hiệu CMB (Cosmic Microwave Background), loại bức xạ này là những dạng vật chất đầu tiên được sinh ra từ vụ nổ lớn Big Bang. Năm 1965, hai nhà khoa học Arno Penzias và Robert Wilson thuộc một viện nghiên cứu của hãng Bell Telephone, khi cố gắng giảm tiếng ồn ở một ăngten để có thể liên lạc tốt hơn với vệ tinh Echo, đã bất ngờ phát hiện ra những chùm sóng vi ba tới từ vũ trụ. Ngay trong năm đó, nhiều nhà khoa học đã xác định rằng các sóng vi ba đó chính là bức xạ tàn dư của vụ nổ lớn. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy nhiệt độ của CMB vào khoảng -270 độ C. CMB còn được gọi bằng một tên khác: bức xạ phông vi ba của vũ trụ. Vật chất đen Các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất đen chiếm phần lớn lượng vật chất trong vũ trụ. Nhưng ngay cả khi có được các công nghệ hiện đại nhất, họ vẫn chưa thể chứng minh được giả thuyết đó. Người ta cho rằng các hạt neutrino siêu nhẹ và những lỗ đen không nhìn thấy chính là một phần của vật chất đen. Mặc dù vậy, nhiều nhà thiên văn học vẫn nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Họ cho rằng những bí ẩn xung quanh vật chất đen chỉ có thể được giải thích khi chúng ta hiểu rõ hơn về lực trọng trường. Ngoại hành tinh Cho đến tận đầu những năm 90, giới thiên văn học mới chỉ biết đến những hành tinh có cấu tạo và quỹ đạo tương tự những hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta. Nhưng kể từ đó tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện được 209 hành tinh nằm ngoài thái dương hệ. Được gọi là ngoại hành tinh, những thiên thể này có cấu tạo đa dạng. Chúng có thể là những đám bụi khí lớn có khối lượng không đáng kể cho tới một quả cầu đá khổng lồ quay quanh những ngôi sao lùn đỏ. Tuy nhiên, nỗ lực tìm kiếm một hành tinh giống hệt trái đất vẫn chưa mang đến bất kỳ kết quả khả quan nào. Nhìn chung, các nhà thiên văn học tin rằng những công nghệ tương lai sẽ giúp con người tìm ra những hành tinh giống như Trái Đất. Sóng trọng trường Hàng vạn "tiểu lỗ đen" như thế này đang nằm rải rác trong hệ mặt trời. Ảnh: space.com. Vật chất đen. Ảnh: space.com. Một ngoại hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời. Ảnh: space.com. Ngay từ năm 1916, nhà vật lý thiên tài Einstein đã tiên đoán về sự tồn tại của sóng trọng trường trong thuyết tương đối tổng quát của ông. Theo định nghĩa của Einstein, sóng trọng trường là những nhiễu loạn hình học của không-thời gian lan truyền với tốc độ ánh sáng. Về nguồn phát sinh, có giả thiết cho rằng những thiên thể nặng và di chuyển nhanh có thể phát ra sóng trọng trường, giống như hiện tượng phát sóng điện từ của các hạt mang điện. Tuy nhiên, có người lại cho rằng chỉ có những vật thể không có dạng hình cầu mới phát sóng trọng trường. Do sóng trọng trường rất yếu nên các nhà khoa học không thể tạo ra nó trong phòng thí nghiệm. Họ buộc phải trông chờ vào những sự kiện dữ dội trong vũ trụ, chẳng hạn như sự sáp nhập của hai lỗ đen hay hai ngôi sao neutron, mới có thể đo đạc được loại sóng này. Những "kẻ ăn thịt" trong vũ trụ Giống như những sinh vật trên Trái Đất, các thiên hà có thể "ăn" lẫn nhau và nhờ đó mà chúng tiến hóa. Andromeda, thiên hà nằm sát dải Ngân hà, đang trong quá trình nuốt chửng nhiều vệ tinh của nó. Hơn một chục chòm sao nằm rải rác khắp Andromeda. Các nhà khoa học cho rằng chúng là tàn dư còn sót lại sau những "bữa ăn" của thiên hà. Hình ảnh bên phải mô phỏng hiện tượng va chạm giữa Andromeda và dải Ngân hà của chúng ta , một hiện tượng chỉ xảy ra khoảng 3 tỷ năm một lần. Hạt neutrino Chúng là những hạt cơ bản có điện tích trung hòa và hầu như không có trọng lượng. Neutrino có thể đi xuyên qua một lớp chì dày hàng chục km. Một số neutrino đang đi xuyên qua cơ thể bạn khi bạn đọc bài báo này. Những hạt "ma" này được tạo ra ở bên trong những đám lửa của các ngôi sao và những vụ nổ khủng khiếp (supernova) của các ngôi sao sắp chết. Quasar Chúng là những thiên thể có đường kính dưới một năm ánh sáng nhưng lại là nguồn phát bức xạ mạnh nhất. Dù nằm ở tận rìa vũ trụ, ánh sáng của các quasar vẫn tới được hành tinh của chúng ta. Sự tồn tại của chúng nhắc nhở các nhà khoa học về tình trạng hỗn mang trong buổi bình minh sơ khai của vũ trụ. Năng lượng mà một quasar giải phóng ra lớn hơn nhiều so với năng lượng của hàng trăm thiên hà. Sau đây là điều duy nhất mà các nhà khoa học đồng ý được với nhau: quasar là những lỗ đen khổng lồ nằm ở trung tâm của những thiên hà xa xôi. Năng lượng chân không Vật lý lượng tử nói với chúng ta rằng những khoảng trống trong vũ trụ là nơi trú ngụ của những hạt vật chất có kích thước nhỏ hơn hạt nhân (được gọi là hạt hạ nguyên tử). Chúng liên tục được sinh ra và hủy diệt. Sự tồn tại ngắn ngủi của các hạt hạ nguyên tử mang đến từng cm khối không gian một năng lượng nhất định. Theo thuyết tương đối tổng quát, năng lượng này tạo ra một lực phản trọng trường khiến không gian giãn nở. Tuy nhiên, cho đến nay điều này vẫn chưa được kiểm chứng. Chẳng ai biết nguyên nhân thực sự gây ra sự giãn nở với tốc độ ngày càng tăng của vũ trụ. Việt Linh (theo Space.com) Về hình dạng, sóng trọng trường không khác gì sóng trên mặt nước. Ảnh: space.com. Hình ảnh mô phỏng hiện tượng va chạm giữa thiên hà Andromeda và dải Ngân hà. Ảnh: space.com. Ảnh của một quasar có tên 3C 273, được chụp vào năm 1979. Ảnh: space.com. . trong vũ trụ. Các chuyên gia thuộc Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ sử dụng dữ liệu mới nhất về 300 hành tinh quay quanh các ngôi sao để xây dựng các mô hình về quá trình hình thành của các. trăng và Hành tinh của Đại học Arizona, cho biết. Nhóm nghiên cứu cũng đã xác được sự có mặt của ethan ở chiếc hồ này. T. An (theo Tân Hoa Xã) Phát hiện hành tinh mới cách Trái đất 3 tỉ km Các. gaz và các chất khác giống như các sao chổi thông thường. Qua khám phá mới này, họ hi vọng có thể tìm hiểu thêm về các vật thể không gian luôn thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Vũ trụ