Nguyên tố hóa học Curi Bài này viết về một nguyên tố hóa học là Curium (có kí hiệu là Cm) không nên nhầm lẫn với (cm) đơn vị đo độ dài. Curi là một nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn, có tên La Tinh là Curium, thuộc họ Actinide, nằm ở vị trí 96 là một nguyên tố có tính phóng xạ mạnh, nó không tồn tại trong tự nhiên mà được tổng hợp từ lò phản ứng hạt nhân bằng cách bắn phá hạt nhân của Plutoni với hạt nhân của Heli.Trong các hợp chất hóa học thì nguyên tố này có số oxi hóa phổ biến là +3.Curi được phát hiện vào năm 1944 bởi Glenn Theodore Seaborg và được đặt tên để vinh danh hai nhà hóa học, vật lý học người Ba lan là Marie Curie và Pière Curie.Curi có tổng cộng 14 đồng vị trong tự nhiên, trong đó đồng vị ổn định nhất là Cm 247 có chu kì bán rã là 16 000 000 năm. Tính chất Các tính chất của Curi tương đối giống với các nguyên tố trong lớp Transuranic (Từ Transuranic dùng để chỉ các nguyên tố đứng sau urani) Tính chất Vật lý Curium là kim loại có độ cứng cao, khó gia công, khó rèn, có độ giòn cao, bề ngoài có màu trắng bạc, ánh kim loại, dễ bị mờ xỉn khi tiếp xúc ngoài không khí. Curi có nguyên tử khối là 247,0703 đơn vị Cacbon.Trong hạt nhân nguyên tử gồm có 96 proton và 151 nơtron, cấu hình electron có dạng [Rn]5f 7 6d 1 7s 2 , khối lượng riêng của Curi tinh khiết là 13,51 gam/cm 3 .Nóng chảy ở 1345 0 C. Là một nguyên tố phóng xạ, Curi là một nguồn phát tia alpha mạnh mẽ (α).Nó được sử dụng trong các Máy phát nhiệt đồng vị phóng xạ (Radionuklidbatterie) vì sự tỏa nhiệt mạnh mẽ giải phóng ra các tia alpha trong quá trình phân rã phóng xạ làm nóng nước, biến đổi nhiệt năng thành cơ năng mà từ đó sinh ra dòng điện, ngoài ra nó còn được sử dụng để sản xuất đồng vị của Plutonium (cụ thể là [[Pu 238 ]]), Curi còn dược sử dụng như là một nguồn tia alpha (α-ray) trong quang phổ kế tia X dùng để đặt trên tàu thăm dò vũ trụ để phân tích thành phần hóa học của các loại đá và sử dụng trong các phòng thí nghiệm bức xạ. Tính chất Hóa học Curi rất dễ bị oxi hóa trong không khí và trở nên xám lại. Trạng thái oxit của Curi thường gặp là Curi (III) Oxit (Cm 2 O 3 ) và hiếm gặp như Curi (IV) Oxit (CmO 2 ) và Curi (II) Oxit (CmO) Nếu để Curi (dạng bột) ngoài không khí thì nó có thể tự bắt lửa và tạo thành Cm 2 O 3 (màu đen).Các muối Curi thường được sử dụng trong y học là Curium (III) Oxalate [Cm 2 (C 2 O 4 ) 3 ] và Curi (III) Nitrat [Cm(NO 3 ) 3 ] Curi (IV) Oxit là một oxit không bền dễ dàng bị phân hủy ở nhiệt độ cao và trong môi trường chân không (khoảng 600 0 C và 0,01 Pa) và tạo ra sản phẩm là khí Oxi và Curium (III) Oxit “ 4CmO 2 > 2Cm 2 O 3 + O 2 ” Hoặc dùng một dòng khí Hyđrô vừa đủ chiếm lấy nguyên tử O 2 trong Curi (IV) Oxit và tạo ra Curi (III) Oxit “ 2CmO 2 + H 2 > Cm 2 O 3 + H 2 O ” Trong hợp chất với Halogenua, thì kim loại này dễ dàng phản ứng với Flo nhất và tạo ra muối là CmF 3 (Curi Floric) bằng cách trộn hỗn hợp kim loại này với khí Flo ngoài ra còn có hợp chất của kim loại này với Flo ở số oxi hóa cao hơn như Curi (III) Tetravalent (CmF 4 ) được tạo thành bằng cách trộn CmF 3 với phân tử khí Flo.Hợp chất với Flo của Curi đều ở dạng muối khan không màu. “ 2CmF 3 + F 2 > 2CmF 4 ” Muối Curi Clorua (CmCl 3 ), có màu trắng, được tạo thành do phản ứng của Curi (III) Hydroxit Cm(OH) 3 với khí Hydro Clorua.Phương pháp này có thể được sử dụng để tổng hợp các Halogenua khác của kim loại này, Curi (III) Bromua (màu xanh lá cây), Curi (III) Iodine (không màu).Đối với Curi Clorua thì muối này dễ dàng phản ứng với Acmoni và Halua. “ CmCl 3 + 3NH 4 I > CmI 3 + 3NH 4 Cl ” Ngoài ra Curi còn có thể phản ứng với các phi kim khác như:Lưu Huỳnh, Selen, Nhưng phải ở nhiệt độ cao và trong môi trường chân không Lịch sử Tập tin:Datei:Glenn Seaborg 1964.png chân dung Glenn Seaborg (1964) Curi được phát hiện vào mùa hè năm 1994, bởi Glenn Theodore Seaborg và hai trợ lý của ông là Ralph A. James, Albert Ghiorso.Trong thí nghiệm của mình họ đã sử dụng một máy Gia tốc hạt (Cyclotron) năng lượng cao dài 60inch đặt tại đại học California (Berkeley, Hoa Kì), Bằng cách bắn phá α hạt với đồng vị 239 của Plutoni sinh ra 242 curi : Những tính chất của Hóa học của nguyên tố này được nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Argonne (tại Đại Học Chicago) Sau hai nguyên tố Neptuni (Np) và Plutoni (Pu) thì Curi là nguyên tố nhân tạo đứng thứ 3 sau Urani.Việc tổng hợp thành công Curi diễn ra trước khi nguyên tử lượng của nguyên tố Americi (Am, nguyên tố thứ 99) được ghi vào bảng tuần hoàn. Để tạo ra Curi Glenn T. Seaborg đã phải sử dụng đến Oxit của một số nguyên tố. Lần đầu tiên, Dung dịch Plutoni nitrat [Pu(NO 3 ) 3 ] (với đồng vị Pu 239 ) trải trên một tấm Platin (Bạch Kim) mỏng khoảng 0,5 cm 2 .Hỗn hợp Plutoni nitrat sau đó bị bốc hơi để lại Oxit Plutoni (PuO 2 ), Dùng máy gia tốc hạt bằn phá, sau đó cho hòa tan sản phẩm trong dung dịch Axit nitric, sau đó tập trung lại cho hòa tan vào nước acmoniac thu được một kết tủa Hydroxit, sản phẩm sau đó được hòa tan trong axit percloric (HClO 4 ) việc tách lọc nhằm làm tinh khiết thêm được thực hiện bằng phương pháp trao đổi Ion, trong thí nghiệm của mình, Glenn Seaborg đã tách được 2 đồng vị của Curi là Cm 242 và Cm 240 . Nhóm → 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 ↓ Chu kỳ 1 1 2 H He 2 3 Li 4 Be 5 B 6 C 7 N 8 O 9 F 10 Ne 3 11 Na 12 Mg 13 Al 14 Si 15 P 16 S 17 Cl 18 Ar 4 19 K 20 Ca 21 Sc 22 Ti 23 V 24 Cr 25 Mn 26 Fe 27 Co 28 Ni 29 Cu 30 Zn 31 Ga 32 Ge 33 As 34 Se 35 Br 36 Kr 5 37 Rb 38 Sr 39 Y 40 Zr 41 Nb 42 Mo 43 Tc 44 Ru 45 Rh 46 Pd 47 Ag 48 Cd 49 In 50 Sn 51 Sb 52 Te 53 I 54 Xe 6 55 Cs 56 Ba 57 La * 72 Hf 73 Ta 74 W 75 Re 76 Os 77 Ir 78 Pt 79 Au 80 Hg 81 Tl 82 Pb 83 Bi 84 Po 85 At 86 Rn 7 87 Fr 88 Ra 89 Ac ** 104 Rf 105 Db 106 Sg 107 Bh 108 Hs 109 Mt 110 Ds 111 Rg 112 Cn 113 Uut 114 Uuq 115 Uup 116 Uuh 117 Uus 118 Uuo * Nhóm Lantan 58 Ce 59 Pr 60 Nd 61 Pm 62 Sm 63 Eu 64 Gd 65 Tb 66 Dy 67 Ho 68 Er 69 Tm 70 Yb 71 Lu ** Nhóm Actini 90 Th 91 Pa 92 U 93 Np 94 Pu 95 Am 96 Cm 97 Bk 98 Cf 99 Es 100 Fm 101 Md 102 No 103 Lr Các nhóm cùng gốc trong bảng tuần hoàn Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ nhóm Lantan nhóm Actini Kim loại chuyển tiếp Kim loại yếu Á kim Phi kim Halôgen Khí trơ Trạng thái ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn Màu số nguyên tử đỏ là chất khí ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn Màu số nguyên tử lục là chất lỏng ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn Màu số nguyên tử đen là chất rắn ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn Tỷ lệ xuất hiện tự nhiên Viền liền: có đồng vị già hơn Trái Đất (chất nguyên thủy) Viền gạch gạch: thường sinh ra từ phản ứng phân rã các nguyên tố khác, không có đồng vị già hơn Trái Đất (hiện tượng hóa học) Viền chấm chấm: tạo ra trong phòng thí nghiệm (nguyên tố nhân tạo) Không có viền: chưa tìm thấy . Nguyên tố hóa học Curi Bài này viết về một nguyên tố hóa học là Curium (có kí hiệu là Cm) không nên nhầm lẫn với (cm) đơn vị đo độ dài. Curi là một nguyên tố hóa học nằm trong. Học Chicago) Sau hai nguyên tố Neptuni (Np) và Plutoni (Pu) thì Curi là nguyên tố nhân tạo đứng thứ 3 sau Urani.Việc tổng hợp thành công Curi diễn ra trước khi nguyên tử lượng của nguyên tố. hợp chất hóa học thì nguyên tố này có số oxi hóa phổ biến là +3 .Curi được phát hiện vào năm 1944 bởi Glenn Theodore Seaborg và được đặt tên để vinh danh hai nhà hóa học, vật lý học người Ba