Zarathustra đã nói như thế Về những kẻ khinh miệt thân xác Ta muốn nói với những kẻ khinh miệt thân xác về hành vi của họ. Họ không cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, nhưng họ chỉ nên từ giã chính thân xác mình, - và như thế là trở thành câm tiếng. “Tôi là xác và hồn”, đứa trẻ nói như thế. Và tại sao người ta lại không nói như những đứa trẻ? Nhưng kẻ nào đã thức tỉnh và có ý thức lại bảo: “Tôi hoàn toàn là thân xác và chỉ là thân xác; linh hồn chỉ là một chữ dùng chỉ một phần của thân xác”. Thân xác là một lý lẽ trọng đại, một phức thể với một ý nghĩa, một cuộc chiến tranh và một tình trạng hòa bình, một đàn cừu và một kẻ chăn chiên. Hỡi người anh em, cả cái lý trí nhỏ bé của ngươi mà ngươi gọi là “tinh thần” cũng là khí cụ của thân xác ngươi, một khí cụ nhỏ bé và một món đồ chơi cho cái lý lẽ trọng đại của ngươi. Ngươi nói lên tiếng “tôi” và ngươi hãnh diện với tiếng đó. Nhưng còn cái cao đại hơn, cái mà ngươi không muốn tin, chính là thân xác ngươi và lý lẽ trọng đại của ngươi: thân xác ấy không nói “tôi” nhưng nó là tôi trong khi hành động. Những gì mà các giác quan cảm nghiệm, những gì mà tinh thần truy nhận, đều chẳng hề có cứu cánh tự thân. Nhưng các giác quan và tinh thần lại muốn thuyết phục cho ngươi tin rằng chúng là cứu cánh của vạn sự; đấy là tính tự phụ tự kiêu của chúng. Giác quan và tinh thần chỉ là những khí cụ và những món đồ chơi: đằng sau chúng, hãy còn có Tự ngã. Cả Tự ngã nữa, cũng tìm kiếm với đôi tai của tinh thần. Tự ngã luôn luôn lắng nghe và tìm kiếm: Tự ngã so sánh, đối chiếu, khuất phục, phá hoại. Tự ngã ngự trị, và Tự ngã cũng là chủ nhân của bản ngã. Hỡi người anh em, đằng sau những tư tưởng và tình cảm của ngươi, còn có một vị chủ nhân mạnh mẽ hơn, một nhà hiền triết vô danh - đó là Tự ngã. Tự ngã cư ngụ thân xác ngươi, Tự ngã chính là thân xác ngươi. Có nhiều lý lẽ trong thân xác ngươi hơn là trong trí huệ cao tột nhất của ngươi. Và ai biết rõ vì sao thân xác ngươi lại cần đúng đến trí huệ cao tột của ngươi? Tự ngã ngươi cười mũi vào bản ngã ngươi cùng những bước nhảy vọt đầy ham hố của bản ngã. Tự ngã bảo: “Những đà phấn khích hưng khởi đó của tư tưởng là cái gì vậy? Một chỗ rẽ về với mục đích ta. Ta là mép dải buộc vào bản ngã và là người nhắc vở cho những ý tưởng của bản ngã”. Tự ngã bảo bản ngã: “Bây giờ, ngươi đau khổ đi!” Và bản ngã đau khổ và tự hỏi làm thế nào để có thể không đau khổ nữa - và cứu cánh ấy là cái mà bản ngã phải suy tưởng đến. Tự ngã bảo bản ngã: “Bây giờ, ngươi vui sướng đi!” Và bản ngã vui sướng và mơ màng nghĩ đến chuyện được triền miên vui sướng nữa trong tương lai - và cứu cánh ấy là cái mà bản ngã phải suy tưởng đến. Ta muốn nói một lời cùng những kẻ khinh miệt thân xác. Rằng họ cứ khinh miệt đi, vì chính đó là điều tỏ lòng tôn trọng thân xác của họ. Vậy chứ cái gì đã tạo ra lòng tôn trọng và sự khinh bỉ và giá trị và ý chí? Chính Tự ngã sáng tạo đã tạo ra cho chính mình cả lòng tôn trọng lẫn sự khinh bỉ, chính Tự ngã đã tạo ra hoan lạc và thống khổ. Thân xác sáng tạo đã tạo ra cho chính nó tinh thần, xem như là một bàn tay của ý chí thân xác. Hỡi những kẻ khinh miệt thân xác, ngay cả trong cơn điên rồ và trong sự khinh bỉ của các ngươi, các ngươi cũng đang phụng sự cho Tự ngã mình. Ta nói thật cùng các ngươi điều này: chính Tự ngã các ngươi đang muốn chết và quay mặt khỏi đời sống. Tự ngã ấy không còn có khả năng thực hiện những gì nó ưa thích: - sáng tạo vượt quá chính mình. Vì chính sự sáng tạo là điều mà Tự ngã khát vọng trước tất cả mọi sự, đó là ước nguyện nồng cháy nhất của Tự ngã. Nhưng giờ đây, đã quá muộn cho chuyện đó: - vì thế Tự ngã các ngươi muốn biến mất dạng, hỡi những người khinh miệt thân xác! Tự ngã các ngươi muốn biến mất dạng, và chính vì thế các ngươi đã trở thành những kẻ khinh miệt thân xác! Bởi vì các ngươi không còn khả năng để sáng tạo vượt quá bản thân mình nữa. Chính vì thế các ngươi mới phẫn nộ với cuộc sống và mặt đất. Có một sự đố kỵ vô thức trong cái nhìn ám muội của lòng khinh bỉ nơi các ngươi. Ta không bước theo con đường của các ngươi đâu, hỡi những kẻ khinh miệt thân xác! Đối với ta, các ngươi tuyệt chẳng phải là những chiếc cầu dẫn đến Siêu nhân. . Zarathustra đã nói như thế Về những kẻ khinh miệt thân xác Ta muốn nói với những kẻ khinh miệt thân xác về hành vi của họ. Họ không cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, nhưng họ. từ giã chính thân xác mình, - và như thế là trở thành câm tiếng. “Tôi là xác và hồn”, đứa trẻ nói như thế. Và tại sao người ta lại không nói như những đứa trẻ? Nhưng kẻ nào đã thức tỉnh và. thống khổ. Thân xác sáng tạo đã tạo ra cho chính nó tinh thần, xem như là một bàn tay của ý chí thân xác. Hỡi những kẻ khinh miệt thân xác, ngay cả trong cơn điên rồ và trong sự khinh bỉ của