1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE THI THU VA DAP AN MON VAN

10 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAKTRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2009-2010 Thời gian làm bài : 150 phút không kể thời gian

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

NĂM HỌC 2009-2010

Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH: (5.0 điểm)

Câu I : (2.0 điểm)

Hình ảnh con cá kiếm trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của nhà văn Ernest

Hemingway (Ơ-nít Hê-ming- uê) mang ý nghĩa biểu tượng nào?

Câu II: (3.0 điểm)

Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta” nhưng theo thống kê gần đây của

Bộ GD & ĐT thì học sinh thi môn Lịch sử trong các kì thi Tốt nghiệp và Đại học có rất nhiều điểm kém Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận trình bày nguyên nhân, thực trạng và đưa ra giải pháp cho vấn đề trên

II/PHẦN RIÊNG: (5.0 điểm)

Học sinh được quyền chọn một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a: Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh (chị) qua đoạn thơ sau:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời !

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Tây Tiến – Quang Dũng, Sách Ngữ văn 12, tập một, NXBGD, trang 88)

Câu III.b: Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong

đêm đông cứu A Phủ (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) để chứng minh Mị đã thức

tỉnh và đây là lần thức tỉnh mạnh mẽ nhất

Hết

Họ và tên thí sinh……… Chữ kí của giám thị ………

Trang 2

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 12 THPT

I/Phần chung cho tất cả thí sinh: (5.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Hình ảnh con cá kiếm trong đoạn trích gợi lên nhiều tầng nghĩa:

- Con cá kiếm là biểu tượng cho thiên nhiên kì vĩ

- Con cá kiếm kiêu hùng, ngoan cường và dũng cảm là đối thủ ngang tài ngang sức với con người  làm nổi bật sự cao cả quật cường của con người

 Con cá kiếm là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là biểu tượng cho

vẻ đẹp của ước mơ khát vọng, kì vọng của con người.

 Cách cho điểm:

- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ

- Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt

- Điểm 0 : Hoàn toàn sai lạc về nội dung

Câu 2: (3.0 điểm)

a/Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội

- Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi dùng từ chính tả và ngữ pháp

b/Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ, nhưng phải nêu được tình hình trong những năm vừa qua, điểm thi Lịch sử là môn thi có điểm rất thấp biểu hiện trình độ kiến thức của học sinh, lớp trẻ bây giờ hiểu biết rất lơ mơ về lịch sử của dân tộc

Giới thiệu vấn đề mang tính chất thời sự là tình trạng việc dạy và học môn Lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay (0.5 điểm)

Nêu nguyên nhân và thực trạng của vấn đề: (1.0 điểm)

- Học sinh trả lời về kiến thức lịch sử một cách ngô nghê, bóp méo sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử qua các bài thi

- Lỗi các thí sinh hay mắc phải là nhầm chiến dịch, nhầm địa danh, nhầm ngày tháng các sự kiện lịch sử

- Nêu một số nguyên nhân:

+ Do coi môn Sử là môn phụ và chạy theo các ngành hàng hiệu của đại bộ phận học sinh và phụ huynh

+ Nhà nước không đủ kinh phí để tổ chức những buổi học lịch sử mang tính thực tế bằng cách đi tham quan dã ngoại

+ Do cách dạy những tiết Sử thiếu sinh động gây chán nản ở học sinh

+ Thời lượng dành cho môn Sử không nhiều mà khối lượng kiến thức đồ sộ

 Bàn bạc đánh giá và đưa ra giải pháp: (1.5 điểm)

- Đưa ra một số nhận xét đánh giá và các giải pháp để khắc phục tình trạng trên Mỗi học sinh cần đưa ra những phương pháp làm sao ôn tập môn Sử có hiệu quả

- Ví dụ : không nên học máy móc học vẹt mà cần hiểu từng sự kiện lịch sử ấy có ý nghĩa như thế nào, lập đề cương cho từng giai đoạn, hệ thống lại kiến thức, đi thẳng vào vấn đề mà câu hỏi đưa ra, kĩ năng viết bài

 Thiếu Toán thì không có tư duy lôgic, thiếu Văn thì không biết giá trị lời nói câu chữ, thiếu Ngoại ngữ thì không thể phát triển cùng năm châu, thiếu Sử thì không biết

Trang 3

cội nguồn, không có lòng tự tôn dân tộc Thế hệ trẻ đang hờ hững với những trang sử

vẻ vang của dân tộc

 Lưu ý: Giám khảo chấm điểm cao cho những bài viết có tính sáng tạo đưa ra

được những giải pháp thích hợp khoa học để khắc phục tình trạng trên, tùy thực tế từng bài làm giám khảo áp dụng linh hoạt biểu điểm, đáp án chỉ có tính khơi gợi.

II/Phần riêng: (5.0 điểm)

Học sinh được quyền chọn câu III.a hoặc III.b

Câu III.a : Chương trình Chuẩn (5.0 điểm)

a/Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

b/Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ Bài viết có thể trình bày cảm nhận riêng và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song phải hợp lí, chặt chẽ thuyết phục Cần nêu bật những ý chính sau:

Về nội dung: (2.5 điểm)

+ Vẻ đẹp hùng vĩ và dữ dội của chiến trường Tây Tiến: hiện lên với những ấn tượng hoang sơ dữ dội : những địa danh lạ + từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúc khuỷu,

thăm thẳm heo hút”  đã diễn tả thật hay sự hiểm trở trùng điệp và cao ngất trời của núi rừng Tây Bắc.

+ Núi cao + vực sâu + dốc thẳm + thác gầm + cọp dữ  Chính là vẻ hoang dại,

dữ dội chứa đầy bí ẩn của chiến trường miền Tây

+ Vẻ đẹp trữ tình và thơ mộng của chiến trường Tây Tiến: hoa về , đêm hơi, mưa

xa khơi, cơm lên khói, thơm nếp xôi cảnh tượng thật thi vị ,đầm ấm

 Thiên nhiên và con người được nhìn bằng con mắt thơ mộng lãng mạn

+ Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được khắc họa trên cái nền thiên nhiên ấy với bao gian khổ, hi sinh mà vẫn mạnh mẽ, hào hùng

+ Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt đoạn thơ là nỗi nhớ da diết bao trùm lên không gian, thời gian

 Về nghệ thuật: (1.5 điểm)

+ Hình ảnh: chân thực, sinh động, giàu chất thơ

+ Ngôn ngữ: sáng tạo, giàu giá trị tạo hình, nhạc điệu đa dạng

+ Bằng bút pháp lãng mạn, kết hợp với từ láy, điệp ngữ và phối hợp nhiều thanh trắc đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc

 Đánh giá chung: (1.0 điểm)

Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật, đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn hào hoa tinh tế của Quang Dũng, từ bức tranh Tây Bắc hùng vĩ hiểm trở dữ dội chính nơi đây người lính hiện lên với tất cả vẻ đẹp và tầm vóc của mình

Câu III.b : Chương trình nâng cao (5.0 điểm)

a/Yêu cầu về kĩ năng :

Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng kĩ năng đọc - hiểu để phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ, ngữ pháp

b/Yêu cầu về kiến thức :

Trên cơ sở hiểu biết về Tô Hoài – về tác phẩm Vợ chồng A Phủ học sinh cần phân

tích quá trình diễn biến tâm trạng Mị trong đêm đông cứu A Phủ, để chứng minh Mị

Trang 4

là con người thức tỉnh Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những ý chính sau:

 Giới thiệu tác giả - tác phẩm – và vị trí ý nghĩa của đoạn văn cứu A Phủ

(nhấn mạnh cuộc đời đau khổ bị vùi dập, nhưng khát vọng sống vẫn âm thầm mãnh liệt) (1.0 điểm)

 Phân tích diễn biến tâm trạng trong đêm cuối cùng ở nhà thống lí: (2.5 điểm)

+ Nhìn cảnh A Phủ bị trói mấy đêm rồi nhưng Mị vẫn thờ ơ thản nhiên lạnh lùng

vì cảnh bắt người trói người diễn ra quá quen thuộc + tâm hồn Mị đã chai lì vô cảm

 Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi

+ Ngọn lửa bập bùng sáng lên cũng là lúc Mị nhận ra dòng nước mắt lấp lánh bò

xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ  đã chạm vào chút tình người, làm Mị

nhớ đến nỗi uất ức tuyệt vọng của mình ngày trước  Mị đã xót thương mình + xót

thương người  sự đồng cảm giai cấp

+ Mị lại nhớ đến người đàn bà bị trói đến chết ở cái nhà này Cùng ký ức là nhận

thức chúng nó thật độc ác

 Ý thức căm thù + lòng nhân ái + sự đồng cảm giai cấp đã dẫn Mị đến hành

động táo bạo dũng cảm cắt dây trói cứu A Phủ…

 Đánh giá chung về ý nghĩa đoạn văn: (1.5 điểm)

+ Hành động này là kết quả tất yếu của một quá trình vật lộn đầy đau khổ

+ Cắt dây cứu A Phủ , Mị đã tự cắt dây trói cứu lấy đời mìnhMị đã thức tỉnh

mạnh mẽ  TH có niềm tin nhân vật ông sẽ đứng lên cứu lấy đời mình (ý nghĩa nhân đạo – kết thúc tươi sáng…cái nhìn sâu sắc mới mẻ so với các nhà văn hiện thực

khác)

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhà văn, ngòi bút của tác giả sâu sắc tinh tế khi

soi vào tâm linh nh/vật…Nh/ vật Mị được miêu tả phong phú phức tạp đa chiều

+ Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển linh hoạt : dẫn dắt tình tiết khéo léo làm mạch truyện biến đổi liên tục

Hết

Người soạn đề và đáp án Trần Thị Hạnh

GV Trường THPT Chuyên Nguyễn Du - Daklak

Trang 6

Câu 2: (12 điểm)

/Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học ; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

/Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo cách riêng và lập luận theo nhiều cách khác nhau song cần hợp lí chặt chẽ, thuyết phục Cần nêu bật các ý chính sau:

a/Giới thiệu chung: tác giả - hoàn cảnh sáng tác – đặc biệt là tâm trạng của Mị

trong đêm tình mùa xuân (1.0 điểm)

b/Cảnh ngộ của Mị khi ở Hồng Ngài: (2.0 điểm)

- Mị là cô gái H’Mông xinh đẹp -hồn nhiên- yêu đời- có tài thổi sáo Vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra

- Cuộc sống nô lệ khổ đau, vất vả đã nhanh chóng biến cô gái hồn nhiên yêu đời

ấy thành người phụ nữ câm lặng lầm lũi cam chịu

c/Tâm trạng và hành động của Mị trước cảnh mùa xuân và ngày hội: (3.0

điểm)

- Không khí tưng bừng của ngày xuân + hơi rượu nồng nàn  đã bắt đầu đánh thức tâm hồn Mị giúp Mị thoát khỏi tình trạng thờ ơ nguội lạnh…

- Đặc biệt âm vang của tiếng sáo mùa xuân với nhiều cung bậc khác nhau : Mị thấy lòng thiết tha bổi hổi, Mị sống lại với âm thanh náo nức, làm kí ức Mị bừng sáng…nhớ lại thời thiếu nữ…ý thức được quyền sống, ý thức được quyền làm người “bao nhiêu người có chồng cũng được đi chơi ngày tết ”

- Mị sắn mở bỏ đèn cho sáng + quấn lại tóc + lấy váy hoa  Mị đã bắt đầu thức tỉnh.

d/Tâm trạng và hành động của Mị khi bị trói: (4.0 điểm)

Trong lúc lòng yêu đời trỗi dậy cũng là lúc Mị bị dập tắt phũ phàng A Sử biết ý định của Mị, hắn trói Mị vào cột nhà  hắn đã rất độc ác

- Trong bóng tối + trong vòng dây trói + hơi rượu vẫn nồng nàn + tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị Tâm hồn Mị vẫn đi theo những cuộc chơi đám chơi

- Tiếng sáo kia thiết tha dìu dặt lời ca từ ngày xưa rất đẹp quấn quít…

- Tiếng sáo như mời gọi  Mị vùng bước đi sợi dây trói kéo lại đau nhức Mị thổn thức thân mình không bằng thân con ngựa

- Suốt đêm Mị lúc mê lúc tỉnh chập chờn giữa quá khứ với hiện tại…

- Tiếng sáo được Tô Hoài dụng công miêu tả một cách nghệ thuật : từ xa - đến gần – bên ngoài – đi vào nội tâm (trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo)

 Tiếng sáo là biểu tượng của niềm khao khát sống, khao khát tự do và cũng là chi tiết đặc tả nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Tây Bắc…

 Đánh giá chung: (2.0 điểm)

- Tô Hoài thấu hiểu cảm thông, ông trân trọng nâng niu từng khát vọng sống của nhân vật mình  đây chính là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm,

- Nhà văn đi sâu vào miêu tả tâm lí con người với những biểu hiện tinh tế, phong phú phức tạp

- Nhân vật Mị điển hình cho một con người bị tước đoạt quyền làm người, nhưng thoáng chốc trỗi lên lòng khao khát sống, sức sống tiềm tàng mãnh liệt

Là tiền đề về sau số phận sẽ thay đổi…

 Lưu ý khi chấm bài:

Trang 7

Trờn đõy chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm bài giỏo viờn cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, trỏnh đếm ý cho điểm một cỏch đơn giản thuần tỳy Cần khuyến khớch những bài làm cú lập luận chặt chẽ, văn viết sỏng tạo, giàu cảm xỳc; trỡnh bày sạch đẹp, chuẩn chớnh tả

Cõu hỏi: Cảm nhận của anh/chị về sự tơng đồng và nét độc đáo riêng của hình

t-ợng sông Đà và sông Hơng trong hai tác phẩm : Ngời lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tờng)

Trang 8

Cõu hỏi : Diễn biến tâm lý của nhân vật Mị ( Vợ chồng APhủ - Tô

Hoài ) trong đêm đông cởi trói cho APhủ

Giới thiệu chung :

- Truyện ngắn " Vợ chồng APhủ " ( rút trong tập " Truyện Tây Bắc " ) là một

trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài và cũng là thành tựu tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam

- Khía cạnh thành công nhất của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Mị

- Trong quãng đời Mị ở Hồng Ngài có hai đêm đáng nhớ : đêm tình mùa xuân

và đêm đông cởi trói cho APhủ Nếu ở đêm tình mùa xuân , Mị bồng bềnh trong cơn mê tỉnh , lúc thả hồn bồi hồi theo tiếng sáo gọi bạn yêu , lúc lại

thổn thức khóc cho hiện tại đắng cay , tủi nhục thì ở đêm đông cởi trói cho APhủ Tô Hoài lại phát hiện ra " những vùng sáng " khác trong tâm trạng Mị

Diễn biến tâm lí của Mị

- Cảnh ngộ của APhủ : bị trói đứng ngoài trời , chờ chết , chết đau , chết đói , chết rét Cảnh ngộ này dễ làm ngời khác động lòng thơng cảm , nhng ở Mị thì khác

- Những đêm trớc nhìn thấy APhủ nh vậy Mị lạnh lùng , dửng dng , vô cảm " thản nhiên ngồi thổi lửa , hơ tay " , thậm chí tàn nhẫn " APhủ là cái xác chết cũng vậy thôi "

- Nhng đêm này thì khác Mị trông sang , bắt gặp " dòng nớc mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại " của APhủ Đây là chi tiết có ý nghĩa quyết

định sự khai mở tình ngời , ý thức sự sống trong Mị Giọt nớc mắt của APhủ đã giúp Mị nhớ ra mình , xót thơng cho mình Tâm hồn Mị từ đó phục sinh , trớc hết trong sự tự ý thức và tự thơng Đây là một quy luật tâm lí Phải nhớ lại mình , nhận ra mình mới có thể cảm nhận ai đó giống mình Từ lúc th ơng mình , Mị dần dần mới có tình thơng APhủ - một con ngời cùng cảnh ngộ Mị nhận thức

đợc sự độc ác của cha con thống lí , lòng Mị dào lên nỗi lo lắng cho cái chết sẽ

đến của APhủ " Trời ơi Chúng nó thật độc ác Cơ chừng này chỉ đêm mai là ngời kia chết , chết đau , chết đói , chết rét , phải chết "

- Tình thơng ngời một khi đã xuất hiện thì sẽ lớn mãi đến hơn cả tự thơng , và cũng sẽ nảy sinh tâm lí đợc hi sinh Chính vì thế Mị đã nghĩ đợc rằng " Ta là thân đàn bà chỉ còn biết đợi ngày rũ xơng ở đây thôi " , còn " ngời kia việc gì phải chết " , rằng mình có thể chết thay cho ngời kia sống thì Mị " cũng không thấy sợ " Đến lúc này Tô Hoài mới có cơ sở để cho Mị cầm dao cắt nút dây mây cứu APhủ

- Khi lòng thơng ngời đợc giải quyết , APhủ đã thoát khổ , thoát chết , Mị bỗng " đứng lặng trong bóng tối " - nỗi thơng mình vốn cha mất đi trong Mị tất yếu sẽ quay trở lại Tuy nhiên cái lo lắng cho mình trong trờng hợp này của Mị hoàn toàn không ích kỉ và hèn yếu Trái lại , nó đem đến cho Mị một sức mạnh mới để vùng thoát , để thay đổi số phận của mình Mị " vụt chạy ra " , Mị " vẫn băng đi " mạnh mẽ , dứt khoát , tởng chừng không có thế lực nào ngăn cản nổi , với một ý nghĩ : " ở đây thì chết mất " Ngời phụ nữ ít nhất có hai lần nghĩ đến cái chết bây giờ lại sợ chết Sợ chết là một biểu hiện khác của lòng ham sống - sống cho ra sống

Đánh giá chung :

- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm đông cởi trói cho APhủ không hề giản

đơn mà phức tạp , đầy nghịch lí Tô Hoài đã tỏ ra tinh tế và sắc sảo trong việc miêu tả những chuyển động thầm kín mà mãnh liệt trong thế giới tình cảm của một con ngời đã bị cuộc đời dìm xuống tận đáy Ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn ở đoạn này ít nhiều thể hiện bút pháp " biện chứng tâm hồn " ( vô cảm -> thơng mình -> thơng ngời -> thơng mình

- Cảm hứng nhân văn mà Tô Hoài chiếu sáng trong những chuyển động tâm

lí của Mị là một sức sống tiềm tàng , mãnh liệt , một khát vọng đau đáu , thiết tha vợt lên để sống , để làm ngời

Trang 9

- Do đó , đoạn văn miêu tả tâm lí của Mị vừa biểu hiện tích cách , thế giới tâm hồn nhân vật , vừa có tác dụng gợi ra cách nhìn , cách hiểu về con ng ời trong ngòi bút của Tô Hoài

Cõu 3a: (5 điểm)

Đến với "Vợ chồng A Phủ " của Tụ Hoài, ta nhận thấy: Từ đờm tỡnh mựa xuõn đến đờm đụng ở Hồng Ngài là quỏ trỡnh phỏt triển tõm lớ, tớnh cỏch của Mỵ để quyết định giải phúng cuộc đời mỡnh.

Trỡnh bày suy nghĩ của anh (chị) về nhõn vật Mỵ qua hai đờm tối đú.

- Về nội dung: Cảm nhận về diễn biến tõm lý của Mị.

+ Đờm tỡnh mựa xuõn: Tõm hồn chai sạn của Mị bỗng dưng thức tỉnh

+ Đờm đụng cứu A Phủ: Quyết định cởi trúi cho A Phủ và giải phúng đời mỡnh

- Về nghệ thuật:

+ Phõn tớch diễn biến tõm lý nhõn vật sắc sảo

+ Dựng cảnh, khụng khớ đặc trưng của miền nỳi Tõy Bắc

Ngày đăng: 10/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w