Bệnh đột quỵ và cách phòng tránh Tại 2/3 số quốc gia được khảo sát, tai biến này là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh những di chứng nặng nề. Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não, xuất huyết não) là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt bị sặc Các biểu hiện này xuất hiện nhanh, đột ngột, thường tồn tại trên 24 giờ. Dựa vào tiến triển của bệnh trong 2-3 tuần đầu, giới chuyên môn chia đột quỵ thành 5 loại: - Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ. Về sau, bệnh nhân có thể bị tai biến mạch máu não thực sự nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa. - Thiếu máu não có hồi phục: Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt. - Khỏi một phần và di chứng kéo dài. - Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục. - Diễn tiến đến tử vong. Trong vòng vài giờ sau khi tai biến mạch máu não xảy ra, các triệu chứng đột ngột xuất hiện: - Yếu liệt hoặc tê rần ở vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể, chỉ một tay hoặc một chân. - Lú lẫn, rối loạn lời nói hoặc hiểu biết (khó tìm từ hoặc không hiểu từ; nói líu ríu, lắp bắp). - Không nhìn thấy ở một hay cả hai mắt, hoặc nhìn một hóa hai. - Khó khăn khi bước đi, mất thăng bằng, chóng mặt hoặc khó phối hợp các động tác. - Nhức đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân. Suy giảm ý thức nhanh chóng. Mất thăng bằng, chóng mặt, nôn, kèm theo nhức đầu. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số bị giảm sút tri giác (như lơ mơ, ngủ gà, có thể hôn mê). Bệnh nhân có thể liệt nửa người, liệt mặt và các cơ hầu họng (gây nuốt khó, sặc khi ăn uống, nói khó), tiêu tiểu không tự chủ. Khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà bệnh nhân nên thực hiện 3 việc: - Liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc bệnh viện gần nhất, nơi có trang bị phương tiện điều trị tai biến mạch máu não. - Trấn an bệnh nhân. - Theo dõi thường xuyên tri giác và tình trạng liệt của bệnh nhân. Đa số bệnh nhân và gia đình không nhận biết được cơn đột quỵ đang xảy ra, hoặc không biết là cần cấp cứu ngay khi bệnh khởi phát. Do đó, họ mất nhiều thời gian cho những phương pháp dân gian như cạo gió, cắt lể Những việc này chẳng những không có tác dụng gì mà còn làm giảm cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân. Khả năng điều trị tai biến mạch máu não rất hạn chế, khó khăn và tốn kém. Các thuốc làm tan cục máu đông có thể khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở tim và ở não khi cơn đột quỵ mới xuất hiện nhưng giá lại rất đắt (gần 20 triệu đồng /mũi). Bệnh nhân dùng thuốc này phải được theo dõi bằng các kỹ thuật hiện đại và tốn kém như chụp SPECT hoặc MRI có tiêm thuốc cản quang. Vì vậy, đối với đột quỵ, cách nhất là phòng ngừa và tránh tái phát bằng các phương pháp sau: - Ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên. - Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não). - Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não). - Khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu cùng với triglyceride máu. - Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não). ThS Phan Hữu Phước, Người Lao Động . Bệnh đột quỵ và cách phòng tránh Tại 2/3 số quốc gia được khảo sát, tai biến này là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ. với đột quỵ, cách nhất là phòng ngừa và tránh tái phát bằng các phương pháp sau: - Ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột. thường xuyên tri giác và tình trạng liệt của bệnh nhân. Đa số bệnh nhân và gia đình không nhận biết được cơn đột quỵ đang xảy ra, hoặc không biết là cần cấp cứu ngay khi bệnh khởi phát. Do đó,