1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HSG Tỉnh (tham khảo)

4 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 1 TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD ĐỀ THI HSG VÒNG TỈNH MÔN: SỬ 9 Học sinh làm các câu bắt buộc sau đây: Câu 1 Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kế hoạch Nguyễn Chích được đề xuất trong hoàn cảnh nào? Việc thực hiện kế hoạch Nguyễn Chích và ý nghĩa của nó?(3,5) Câu 2: So sánh 2 thái độ, 2 hành động của triều đình Huế và nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? (6,0) Câu 3: Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (CM KH-KT) sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? ( 4,5 đ) Câu 4: So với thời kì 1930-1931, chủ trương sách lược cách mạng của Đảng và hình thức đấu tranh trong thời kì 1936-1939 có gì khác? Vì sao? (6,0 đ) Hết GỢI Ý ĐÁP ÁN: Câu 1: * Hoàn cảnh: Trước tình hình hết sức khó khăn của nghĩa quân, quân Minh trở mặt tấn công , Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An – nơi đất rộng, người đông và rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô. * Thực hiện kế hoạch Nguyễn Chích: + Nghĩa quân hạ đồn Đa Căng + Hạ thành Trà Lân → giải phóng phần lớn Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa. * Ý nghĩa:: Đây là một kế hoạch, kịp thời và đúng đắn. Nghĩa quân thoát khỏi thế bị bao vây, địa bàn hoạt động và kiểm soát được mở rộng trên phạm vi rộng lớn từ Thanh Hóa đến Nghệ An. Câu 2: Hành động của P Thái độ và hành động của tđ Huế Thái độ và hành động của nhân dân ta Pháp tấn công Đà Nẵng Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân triều đình chống trả. Phối hợp với quân triều đình anh dũng chống trả. Nhân nhân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến Pháp khốn đốn. Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì Ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì, kí Hiệp Ước Nhâm Tuất Nhân dân ta nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp, tự động nổi lên đánh giặc. Pháp đánh chiếm Bắc kì Tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời; không kiên quyết đánh Pháp mà còn liên tiếp kí với Pháp các Hiệp Ước đầu hàng: Giáp Tuất, Hắc Măng, Pa-tơ-nốt. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì đã anh dũng kháng chiến, làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1, 2 khiến Pháp vô cùng hoang mang. Giải thích: Căn cứ vào nội dung các bài học để phân tích, làm rõ: quá trình đi từ các hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 là cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta (các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày một nghiêm trọng hơn). Câu 3: a. Đặc điểm: - Được gọi là CM KH-KT bởi vì mọi phát minh về kí thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kí thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật Vì vậy, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. - Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. - Hiệu quả ngày càng cao b. Tác động của CM KH-KT: * Tích cực: + Thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất + Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư + Đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới: “Văn minh trí tuệ” + Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật ngày càng được quốc tế hóa cao. * Hạn chế: Nếu được sử dụng đúng hướng sẽ mang lại những tiến bộ và ngược lại có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường: + Đã tạo ra nhiều loai vũ khí hủy diệt + Tài nguyên cạn kiệt, trái đất đang kêu cứu. + Môi trường ô nhiễm + Sinh ra nhiều bệnh tật + Đặt ra nhiều vấn đề xã hội gắn liền với kĩ thuật hiện đại. Câu 4: * So sánh: Giai đoạn Nội dung PHONG TRÀO 1930-1931 PHONG TRÀO 1936-1939 Mục tiêu Chống thực dân Pháp và tay sai Chống phát xít, chiến tranh đế quốc, đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Lực lượng tham gia Công nhân, nông dân Lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ. Hình thức đấu tranh Bãi công, biểu tình, đấu trang vũ trang Hợp pháp nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. Kết quả Xô viết Nghệ Tĩnh được thành lập Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng Ý nghĩa Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám Là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám * Giải thích: So với thời kì 1930-1931, chủ trương sách lược và hình thức đấu tranh trong 2 thời kì này đều có nét khác. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do hoàn cảnh lịch sử thay đổi so với trước. Đặc biệt Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành các chính sách về tự do dân chủ và ân xá tù chính trị cho các nước thuộc địa. Lợi dụng cơ hội này Đảng ta chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Hết . TRẤN 1 TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD ĐỀ THI HSG VÒNG TỈNH MÔN: SỬ 9 Học sinh làm các câu bắt buộc sau đây: Câu 1 Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kế hoạch Nguyễn Chích được đề xuất trong hoàn cảnh nào?. tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời; không kiên quyết đánh Pháp mà còn liên tiếp kí với Pháp các Hiệp Ước đầu hàng: Giáp Tuất, Hắc Măng, Pa-tơ-nốt. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng. chống trả. Nhân nhân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến Pháp khốn đốn. Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì Ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì, kí Hiệp Ước Nhâm Tuất

Ngày đăng: 10/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w