1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Giải pháp nào cho trẻ lười ăn pptx

4 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 190,85 KB

Nội dung

Giải pháp nào cho trẻ lười ăn Ảnh: inmagine.com Trẻ biếng ăn đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, hơn 50% trẻ từ 1-6 tuổi trên thế giới đang ở trong tình trạng này. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng từ 20 – 45%. Kết quả của công trình nghiên cứu mới đây do Abbott Hoa Kỳ tài trợ được đưa ra tại hội thảo chuyên đề "Trẻ biếng ăn, hậu quả, nguyên nhân và giải pháp" do Hội Nhi khoa Việt Nam phối hợp Hội Nhi khoa TP HCM tổ chức mới đây tại Hà Nội. Nguy cơ chậm phát triển “Đặc điểm chung của trẻ lười ăn là thường ăn rất ít, chỉ ưa một vài loại thức ăn nhất định và luôn sợ món ăn mới” – Giáo sư Benny Kerzner, Chủ tịch chuyên khoa tiêu hóa và dinh dưỡng Trung tâm Y tế Quốc gia dành cho trẻ em Hoa Kỳ cho biết. Nguyên nhân của tình trạng này là do khẩu vị, do di truyền, sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, xu hướng đòi tự chủ ở trẻ, mức độ tình cảm hoặc tương tác giữa mẹ và trẻ. Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới và trong nước về nhi khoa và tâm lý trẻ em chỉ ra rằng: Chứng biếng ăn không chỉ gây thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn mà còn dẫn tới các biến chứng lâu dài. Sự lười ăn có thể dẫn đến nguy cơ bị chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mạn tính… ở trẻ. Các rối loạn về ăn uống sẽ nặng thêm về sau, gây ra tình trạng không thích giao tiếp, thờ ơ, chậm chạp và không hứng thú khi học tập, vui chơi. Tình trạng trẻ bị béo phì hoặc “gầy như que củi” đều có căn nguyên do sự kén ăn, hoặc ăn thiên lệch. Các chuyên gia đưa ra các kỹ năng cần thiết khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ biếng ăn, cũng như đưa ra các khuyến cáo về ăn uống đúng cách, dinh dưỡng lành mạnh. Sẽ thiết lập đường dây tư vấn cho trẻ biếng ăn Các bậc cha mẹ thường lo lắng quá mức khi trẻ lười ăn nên họ tìm mọi cách để nhồi nhét thức ăn cho trẻ. Việc họ dỗ dành, đe dọa, ép ăn… có thể vô tình làm vấn đề trầm trọng hơn. Việc thay đổi hành vi, thói quen ăn uống xấu ở trẻ cần rất nhiều thời gian và nỗ lực của cha mẹ, cũng như các nhà chuyên môn. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng: Với thể lười ăn nhẹ và trung bình, biện pháp hữu hiệu nhất là điều chỉnh hành vi. Còn với thể nặng lại cần đến sự can thiệp y khoa, nhằm bổ sung cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Nhiều gia đình có trẻ lười ăn đã tự điều chỉnh bằng cách cho trẻ vừa ăn, vừa xem quảng cáo… Khi trẻ tiếp nhận thức ăn một cách thụ động, không cảm nhận được mùi, vị lâu ngày sẽ dẫn đến mất cảm giác thèm ăn, ăn không biết ngon, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Kết quả là trẻ ăn được nhiều hơn, tăng cân nhưng lại chậm nói và có nguy cơ bị rối loạn tâm lý. Vì vậy, để giúp con ăn ngon miệng và giúp con phát triển ngôn ngữ, các bà mẹ nên vừa cho trẻ ăn, vừa trò chuyện với con. GS Hoàng Trọng Kim, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho hay, sắp tới Hội Nhi khoa Việt Nam dự kiến thiết lập đường dây tư vấn biếng ăn qua điện thoại ở một số tỉnh thành trong cả nước, cũng như tổ chức những ngày tư vấn miễn phí về biếng ăn cho cộng đồng. . Giải pháp nào cho trẻ lười ăn Ảnh: inmagine.com Trẻ biếng ăn đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, hơn 50% trẻ từ 1-6 tuổi trên thế giới đang ở trong. lập đường dây tư vấn cho trẻ biếng ăn Các bậc cha mẹ thường lo lắng quá mức khi trẻ lười ăn nên họ tìm mọi cách để nhồi nhét thức ăn cho trẻ. Việc họ dỗ dành, đe dọa, ép ăn có thể vô tình làm. khoa, nhằm bổ sung cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Nhiều gia đình có trẻ lười ăn đã tự điều chỉnh bằng cách cho trẻ vừa ăn, vừa xem quảng cáo… Khi trẻ tiếp nhận thức ăn một cách thụ động,

Ngày đăng: 10/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w