Chuẩn bị vật dụng gia đình khi có thiên tai Để phòng chống và ứng phó kịp thời với thiên tai, các gia đình nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết gì? Dưới đây là một số tư vấn cho các gia đình. Sau thiên tai, chính quyền địa phương và nhân viên cứu trợ sẽ có mặt tại hiện trường, nhưng họ không có thể có mặt kịp thời những lúc cấp bách khi gia đình cần. Để đảm bảo Chuẩn bị thuốc men là rất cần thiết – Ảnh: inmagine.com cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không nên ỷ lại vào sự cứu trợ mà mỗi gia đình nên tự thân vận động chuẩn bị về tinh thần lẫn vật chất để vượt qua. Hãy chuẩn bị để có thể cầm cự cho một cuộc di tản hay là bị kẹt ở trong nhà do ngập lụt. Có 6 loại dự trữ căn bản bạn nên có sẵn trong nhà: nước uống, thực phẩm, đồ cứu thương, quần áo và đồ ngủ, dụng cụ và đồ dùng những trường hợp khẩn cấp và những thứ đặc biệt khác. Nên mang theo những đồ dùng thông dụng nhất trong lúc di tản và nên để ở những thùng chứa có tay xách để dễ dàng mang theo mọi lúc, mọi nơi. Bạn cũng nên đánh dấu hoặc ghi rõ tên vật dụng ở những thùng chứa đồ để dễ dàng tìm kiếm. Thùng chứa thường là những thùng lớn có nắp, ba lô dùng để cắm trại hay túi xách tay… Nước uống Giữ nước uống ở trong các bình bằng nhựa hoặc chai lọ nhựa. Tránh dùng những loại bình có thể bị mục hay bị vỡ giống như những hộp sữa bằng giấy cứng hay là chai lọ bằng sành hay thuỷ tinh. Thông thường một người hoạt động nhiều, họ cần phải uống ít nhất 2 lít nước trong một ngày. Ở nơi nóng nực và làm việc nặng nhọc có thể cần gấp đôi số lượng nước kể trên. Những em nhỏ, bà mẹ trẻ sơ sinh và người bệnh sẽ cần nhiều nước hơn nữa. Trữ 4 lít nước cho mỗi người mỗi ngày (nửa dùng để uống, còn lại để nấu ăn và vệ sinh cá nhân. Trữ nước ít nhất dùng đủ trong ba ngày, cho mỗi người trong gia đình. Thực phẩm Trữ đồ ăn không thiu ít nhất cho ba ngày. Chọn lựa đồ ăn nào không cần phải để lạnh, sửa soạn ăn hoặc nấu nướng chỉ cần một chút hoặc không cần tới nước. Nếu bạn cần phải hâm đồ ăn nóng lên, thì bếp ga du lịch hoặc bếp cồn khô, xăng khô là vật dụng lý tưởng. Chọn những đồ ăn sẵn hoặc được đóng trong bao hay trong hộp và có cân lượng nhẹ. Những loại thức ăn dưới đây được tuyển chọn cho đồ dự trữ khi có thiên tai: - Thịt, trái cây và rau trong đồ hộp ăn liền - Nước ngọt, sữa, thức lỏng trong đồ hộp - Đường, muối, tiêu - Thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng như bơ, đậu phụng, thạch, bánh bích quy mặn, lương khô. Đi mua thực phẩm, bạn cũng đừng quên mua nước dự trữ nhé – Ảnh: inmagine.com Thuốc bổ Đồ ăn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, người cao niên hay là người đặc biệt phải kiêng cữ ăn. Những đồ ăn có thể giảm bớt đi sự căng thẳng hay là làm cho thoải mái như: bánh, kẹo cứng, đồ ăn với sữa, kẹo cấy, cà phê uống liền, trà trong bao. Đồ cấp cứu Thu thập một bộ đồ cấp cứu cho gia đình bạn. Một bộ cấp cứu nên có những thứ này: - Băng keo dán để khử trùngvới nhiều cỡ khác nhau - Băng khử trùng dùng để cầm máu (4-6 cái) loại 4 phân - Băng keo dán lên da cho những ai bị dị ứng - Băng quấn khử trùng - Kéo - Đồ gắp mũi nhọn - Kim chích - Khăn giấy ướt - Thuốc khử trùng (Betadine, i-ốt, cồn sát trùng) - Nhiệt kế - Dầu gió - Xà phòng bánh - 2 đôi bao tay loại ny-lông Thuốc thông thường: - Thuốc trị đau nhức - Thuốc trị tiêu chảy - Thuốc đau bụng Dụng cụ và vật dụng - Những đồ lặt vặt hay là ly giấy và những đồ dùng trong nhà bằng nhựa - Cẩm nang chuẩn bị cho sự nguy cấp - Nến và diêm - Đèn pin và nhiều cục pin khác cùng loại để dự trữ - Tiền mặt và các giấy tờ giá trị - Đồ mở hộp không cần điện, bộ dao nhỏ bỏ túi - Lều cắm trại (nếu có) - Kìm, Băng keo, La bàn - Hộp nhựa để cất đồ dùng - Giấy, viết chì - Kim, chỉ - Còi tu huýt - Tấm trải bằng ny-lông - Bản đồ khu vực Vấn đề vệ sinh - Giấy vệ sinh, khăn lau, giấy ướt - Xà bông cục hay nước - Đồ dùng cho phụ nữ - Đồ vệ sinh cá nhân - Thùng nhựa có nắp đậy - Thuốc sát trùng - Thuốc tẩy Quần áo và đồ ngủ - Ít nhất một bộ đồ và một đôi giầy dép cho mỗi người - Đôi giầy chắc hoặc đôi giầy cao cổ cứng dùng để đi làm - Đồ dùng đi mưa - Mền và nệm loại cuốn được - Mũ, tất , găng tay (nếu vào mùa lạnh hoặc nhà có trẻ nhỏ, người già) - Quần áo lót bằng nỉ, giữ được hơi ấm trong người Đồ đặc biệt Lưu tâm đến nhu cầu đặc biệt cho mỗi người trong gia đình, chẳng hạn như những trẻ còn thơ ấu hay người có tuổi hoặc người tàn phế. - Tã em bé - Bình sữa, Sữa bột - Thuốc men - Hồ sơ quan trọng: Trữ các hồ sơ này trong túi xách tay không thấm nước: Chuẩn bị tinh thần và kiến thức phòng chống thiên tai cho mỗi thành viên trong gia đình: - Họp với các thành viên trong gia đình bạn - Bàn thảo những loại thiên tai nào có thể xảy đến. - Giải thích phương cách để chuẩn bị và đối phó. Ví dụ đơn giản nhất: Đối với con nhỏ, nên hướng dẫn ngay cho con cách xử lý nếu bố mẹ bị kẹt giữa đường không đến đón con ở trường được. Cho con số điện thoại và dạy cách xử lý tình huống. - Bàn thảo làm những gì nếu có lời khuyên bảo là phải di tản - Thực tập những gì đã bàn - Phương cách giữ được liên lạc nếu gia đình bị phân tán hay thất lạc bởi thiên tai Chọn ra hai nơi để liên lạc 1. Một địa điểm tại nơi an toàn xa cách chỗ cư ngụ trong trường hợp hoả hoạn. 2. Một chỗ ở ngoài khu vực đang cư ngụ trong trường hợp mọi người không thể trở về nhà. Chọn một người quen ở nơi khác làm trung tâm liên lạc cho một người trong gia đình. Hoàn tất những điều này - Dán số điện thoại khẩn cấp trên mỗi máy điện thoại. - Chỉ dẫn những người có trách nhiệm trong gia đình cách thức khoá những ống dẫn nước, tắt công tơ điện dẫn từ ngoài đường vào nhà. - Học phương thức cấp cứu và hô hấp nhân tạo. - Giữ mối quan hệ tốt với hàng xóm . Chuẩn bị vật dụng gia đình khi có thiên tai Để phòng chống và ứng phó kịp thời với thiên tai, các gia đình nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết gì? Dưới đây. chống thiên tai cho mỗi thành viên trong gia đình: - Họp với các thành viên trong gia đình bạn - Bàn thảo những loại thiên tai nào có thể xảy đến. - Giải thích phương cách để chuẩn bị và. vấn cho các gia đình. Sau thiên tai, chính quyền địa phương và nhân viên cứu trợ sẽ có mặt tại hiện trường, nhưng họ không có thể có mặt kịp thời những lúc cấp bách khi gia đình cần. Để