Mối nguy hiểm do khí phế thũng Khí phế thũng (hay giãn phế nang) là tổn thương tiến triển, có đặc điểm là căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản tận. Bệnh nhân tử vong sau 10 - 20 năm từ khi có khó thở. Mùa lạnh bệnh nhân cần luôn giữ ấm để tránh các biến chứng nguy hiểm. [b] Vì sao lại bị bệnh khí phế thũng?[/b] Có nhiều nguyên nhân gây ra khí phế thũng, trong đó phải kể đến các căn nguyên chính sau đây: viêm phế quản mạn tính, bệnh gây viêm nhiễm lan đến các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thùy, gây phá hủy và làm giãn ra không hồi phục. Tuy nhiên do tuần hoàn mao quản phổi không bị phá huỷ cho nên tạo ra các Shunt, trên lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện tím và phù. Do hen phế quản: ở những bệnh nhân hen lâu năm, bệnh càng gây căng giãn thường xuyên các phế nang, cuối cùng gây phá huỷ và giãn không hồi phục các phế nang, song song với phá huỷ mạng lưới mao mạch phổi. Tổn thương này là khí phế thũng toàn tiểu thuỳ. Do lao phổi: bệnh gây tổn thương xơ, làm căng giãn phế nang ở cạnh tổ chức xơ. Do bụi phổi: các bụi phổi vô cơ gây thâm nhiễm thành phế quản tận hoặc phế nang gây xơ và giãn các phế nang. Do biến dạng lồng ngực hoặc chít hẹp phế quản gây tắc nghẽn phế quản và phế nang, lâu ngày tổn thương thành khí phế thũng. Do lão suy: xơ hoá phổi ở người cao tuổi gây giãn phế nang. Do di truyền: thiếu hụt a1 antitrypsin; trạng thái đồng hợp tử (kiểu hình Mx) và dị hợp tử (kiểu hình ZZ). Do nghề nghiệp: một số nghề nghiệp như thổi thuỷ tinh, thổi kèn, gây tăng áp lực nội phế nang, gây căng giãn thường xuyên và làm giãn phế nang. Do bệnh Saccoidose (bệnh viêm nội mạc động mạch kèm khí phế thũng), có thể do hạch chèn ép. Tổn thương khí phế thũng. [b]Dấu hiệu giúp nhận dạng bệnh[/b] Có hai thể bệnh: khí phế thũng trung tâm tiểu thùy và khí phế thũng toàn tiểu thùy, nên chúng ta cần nắm được dấu hiệu chính của từng thể bệnh. Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ gồm các dấu hiệu chính như sau: biểu hiện chính là của một bệnh nhân viêm phế quản mạn tính. Hay gặp có những đợt bội nhiễm phế quản. Khi đó khám phổi thấy ran ẩm, ran ngáy, ran rít và rì rào phế nang giảm. Nếu xuất hiện khó thở gắng sức, môi tím, giãn lồng ngực, gõ vang là triệu chứng của khí phế thũng. Trường hợp bệnh nhân bị phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi là biến chứng tâm phế mạn, còn gọi là týp phù-tím, hoặc xanh phị. Chụp Xquang thấy hình ảnh phổi bẩn (Dirty lung), hội chứng giãn phổi ở 2 thùy trên dấu hiệu các khấc ở lồng ngực hai bên, mạch máu ở thùy trên thưa thớt, động mạch phổi giãn rộng, viêm quanh tiểu phế quản. Chức năng hô hấp: rối loạn tắc nghẽn cố định, rối loạn khí máu (PaO2 giảm, PaCO2 tăng), tăng áp lực trung bình của động mạch phổi.Biến chứng gặp phải là suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí), tắc nghẽn động mạch phổi. Bệnh nhân thường tử vong sau 10 - 20 năm từ khi có khó thở. Khí phế thũng toàn tiểu thùy: bệnh nhân thấy khó thở xuất hiện từ sớm, giãn lồng ngực, thường gặp lồng ngực biến dạng hình thùng, gõ vang, rì rào phế nang giảm (phổi êm), nghe tiếng tim mờ. Khó thở phải chúm môi thổi ra, các cơ hô hấp phụ co rút mạnh. Do không có tác dụng Shunt, nên môi bệnh nhân vẫn hồng, gọi là týp hồng-thổi. Bệnh nhân thường gầy sút nhiều. Khám thấy dấu hiệu Campbell và dấu hiệu Hoover. Chụp Xquang phổi thẳng nghiêng khi hít vào sâu hoặc thở ra cố, thấy phổi không bị tối. Chức năng hô hấp: khí cặn tăng, dung tích toàn phổi tăng. Biến chứng hay gặp là suy hô hấp khi có nhiễm khuẩn phế quản phổi hoặc tràn khí màng phổi; tâm phế mạn; thể ác tính ở thanh niên: phổi tan biến dần, nhu mô phổi bị phá hủy dần dần từ hai đáy trở lên, suy mòn nhiều trong vòng vài năm và tử vong. Ngoài hai thể bệnh chính nói trên, có thể còn gặp các loại khí phế thũng khác với biểu hiện lâm sàng không rõ rệt, chỉ phát hiện nhờ bệnh do chụp Xquang và đo thông khí phổi. Bệnh cần phân biệt với hen phế quản, tràn khí màng phổi, kén khí phổi và các trường hợp giãn phổi khác. Tiêu bản tổn thương khí phế thũng trung tâm tiểu thùy. [b]Điều trị bệnh[/b] Điều trị nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc gây ra. Sử dụng các thuốc giãn phế quản sẽ giúp cho phế quản được “mở” tốt hơn, giải quyết tình trạng khó thở cũng như giúp tống đờm ra ngoài. Corticosteroid có thể dùng để hít trong điều trị dự phòng hay uống, hoặc tiêm trong điều trị cơn cấp. Thuốc kháng sinh dùng khi nghi ngờ bị nhiễm khuẩn. Tập thở theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu chuyên về hô hấp. Chống lạnh, chống bụi, dùng các vitamin A, C, E để nâng cao thể trạng. Phẫu thuật giảm thể tích phổi và ghép phổi phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi thầy thuốc chuyên khoa hô hấp. Phòng bệnh khí phế thủng bằng cách áp dụng nhiều phương pháp như: tập thể dục, tốt nhất là đi bộ và tập thở để giúp cho cơ hô hấp được khỏe mạnh. Bỏ hẳn hút thuốc lá có thể dự phòng cũng như làm giảm tiến triển khí phế thủng. Bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm không khí để giúp ngăn chặn khí phế thủng. Đối với bệnh nhân, cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ hô hấp để làm giảm thiểu số lần lên cơn cấp. Dinh dưỡng hợp lí, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn để giữ gìn sức khỏe và tăng sức đề kháng. . động mạch kèm khí phế thũng) , có thể do hạch chèn ép. Tổn thương khí phế thũng. [b]Dấu hiệu giúp nhận dạng bệnh[/b] Có hai thể bệnh: khí phế thũng trung tâm tiểu thùy và khí phế thũng toàn. Mối nguy hiểm do khí phế thũng Khí phế thũng (hay giãn phế nang) là tổn thương tiến triển, có đặc điểm là căng giãn. hoặc chít hẹp phế quản gây tắc nghẽn phế quản và phế nang, lâu ngày tổn thương thành khí phế thũng. Do lão suy: xơ hoá phổi ở người cao tuổi gây giãn phế nang. Do di truyền: thiếu hụt a1 antitrypsin;